PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 46)

4.2.1. Hoạt động marketing

Công ty chưa có bộ phận chuyên biệt phụ trách Marketing. Hiện tại, công tác Marketing do phòng Kế hoạch kiêm nhiệm. Hoạt động Marketing hỗn hợp của công ty trong thời gian qua được thể hiện cụ thể như sau:

Sản phẩm

Công ty cổ phần Hiệp Thanh chủ yếu là xuất khẩu cá tra sang các thị trường trên thế giới, nhưng đồng thời cũng cung cấp một số mặt hàng phục vụ thị trường nội địa. Do đó các sản phẩm của công ty là rất đa dạng và chất lượng. Hiện nay, công ty có hơn 10 loại sản phẩm, nhưng trong số đó chỉ có 5 -6 mặt hàng chủ lực.

Đối với cá nguyên con, công ty Hiệp Thanh cung cấp chủ yếu 2 mặt hàng như sau: cá tra nguyên con còn đầu, còn nội tạng; cá tra nguyên con bỏ đầu, bỏ nội tạng, bỏ đuôi.

Đối với cá fillet, mặt hàng được ưa chuộng nhất và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, gồm có:

34

Hình 4.1. Các sản phẩm cá tra fillet của công ty Cổ Phần Hiệp Thanh

Nguồn www.hiepthanhgroup.com

Fillet cá thịt trắng (loại 1)

Fillet cá thịt hồng (Loại 2)

 Cá tra fillet thành phẩm: loại sản phẩm này chia thành 2 loại nhỏ tùy theo màu sắc của thịt cá. Loại 1 là cá thịt trắng, loại 2 là thịt hồng nhẹ. Sở dĩ thịt cá có các cấp độ màu sắc khác nhau là do trong quá trình nuôi trồng, nguồn nước và thức ăn cho cá sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. Cá fillet thành phẩm là cá đã được chỉnh sữa kỹ càng, bỏ dè, bỏ mỡ và bỏ phần thịt đỏ nên miếng cá có màu sắc trắng, tươi ngon và đẹp mắt. Đây là mặt hàng chủ lực để xuất khẩu sang các nước châu Âu nên còn được gọi là cá tra fillet quy cách châu Âu, và cũng là sản phẩm có giá thành cao nhất.

 Cá tra fillet thịt đỏ, hay còn gọi là cá mỡ. Loại sản phẩm này thường có kích cỡ lớn do chưa bỏ đi phần dè, mỡ và thịt đỏ, chưa qua chỉnh sửa và xử lý. Loại cá này rất được các thị trường châu Á, đặc biệt là Nga ưa chuộng nên còn được gọi là cá tra quy cách Nga.

 Cá tra fillet còn có các loại sản phẩm đã qua chỉnh sửa khác như cá tra cắt miếng, cá xiên que hay cá cắt dọc.

 Các loại phụ phẩm như dè, mỡ và thịt vụn của cá cũng được tận dụng để chế biến thành các sản phẩm như dè cấp đông, dạt khác, hoặc thịt vụn. Các loại sản phẩm này thường được bán cho các nhà máy nội địa để gia công, sản xuất lại thành cá viên hoặc ép lấy dầu cá.

35

Bảng 4.1: Bảng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Tên hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2011/2012 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cá tra Fillet thịt trắng 230.123 249.567 299.853 19.444 8,45 50.289 20,15 Cá Tra Fillet thịt trắng không thuốc 49.593 88.270 121.436 38.677 77,98 33.166 37,57

Cá tra nguyên con bỏ đầu 64.949 98.348 155.064 33.399 51,42 56.716 57,67

Cá Fillet thịt đỏ 382.003 272.806 357.767 (109.197) (28,59) 84.961 31,14

Tổng 726.668 708.991 934.120 (17.677) 109,26 225.129 31,75

36

Dựa trên báo cáo tổng hợp doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm giai đoạn từ 2011-2013 như trên ta thấy cơ cấu các sản phẩm của công ty Hiệp Thanh biến động theo chiều hướng tăng qua các năm, doanh thu tính theo từng mặt hàng không ngừng tăng lên rõ rệt.

Sản phẩm cá tra fillet thịt trắng và cá tra fillet thịt đỏ là hai mặt hàng xuất khẩu mang lại doanh thu cao nhất cho công ty. Cụ thể là:

 Từ năm 2011-2013 tỷ trọng cá tra fillet thịt trắng có xu hướng tăng và mặt hàng luôn giữ vị trí nhất nhì trong cơ cấu doanh thu các mặt hàng xuất khẩu cảu công ty. Năm 2013, sản phẩm đóng góp 299.853 triệu đồng trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cho công ty trong giai đoạn ba năm.

 Mặt hàng cá tra fillet thịt đỏ, năm 2010 doanh thu mặt hàng này chỉ đứng thú hai trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Liên tực từ năm 2011 đến năm 2013 cá tra fillet đỏ không ngừng tăng lên về mặt doanh thu vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu, đáng kinh ngạc là năm 2011 mặt hàng này tăng đến 63,64% so với năm 2010, sang năm 2012 tuy tỷ trọng giảm xuống 28,59% so với năm trược nhưng sản phẩm vẫn giữ vững vai trò số một theo doanh thu sản phẩm của công ty. Bước sang năm 2013, mặt hàng này tiếp tục tăng lên 31,14% so với năm 2012 đem về cho công ty doanh thu lênđến 357.767 triệuđồng.

Giá

Với những sản phẩm đã quá quen thuộc trên thị trường, công ty áp dụng mức giá trung bình thấp để dần đưa sản phẩm thâm nhập sâu hơn nữa và tăng thêm doanh số. Đối với sản phẩm cá thịt trắng theo quy cách châu Âu thì mức giá thường dao động ở khoảng 2,5 – 2,6 USD/kg, mức giá có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu và xu hướng của thị trường chung. Còn đối với sản phẩm cá thịt đỏ theo quy cách Nga thì mức giá áp dụng thường là 1,5 – 1,6 USD/kg. Trong khi mức giá bình quân của thị trường là khoảng 2,4 – 3,0 USD/kg cho các loại cá thịt trắng và 1,3 – 1,7 USD/kg cho loại cá thịt đỏ, thì mức giá mà công ty Hiệp Thanh sử dụng để bán ra thị trường là mức giá trung bình và dễ chấp nhận. Đa số các khách hàng đến với công ty đều hài lòng về mức giá mà công ty đưa ra, từ đó giữ mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, công ty cũng ban hành các chính sách giảm giá, cho trả chậm và những ưu đãi khác cho những khách hàng lớn có quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài.

Phân phối

Kênh phân phối hiện nay của công ty khá đơn giản, chỉ có 2 kênh chính là tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Đối với thị trường nội địa các sản phẩm của

37

công ty chủ yếu bán cho các công ty đại diện nước ngoài, các công ty thương mại mua hàng để xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty, các sản phẩm được xuất qua những thị trường chủ yếu như: Châu Á, EU, Mỹ, Canada, Úc,...Riêng thị trường Mỹ, công ty lên kế hoạch cùng nội ứng ngoại hợp với chi nhánh công ty Hiệp Thanh ở Hoa Kỳ để thâm nhập mạnh vào thị trường khó tính này.

Hiện nay, công ty chưa chú trọng nhiều lắm đến thị trường nội địa một thị trường vô cùng tiềm năng với dân số khá đông (90 triệu dân). Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên nghiên cứu và mở rộng kênh phân phối ở thị trường này, nhằm làm tăng doanh thu và đưa hình ảnh của công ty đến với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Chiêu thị

Việt Nam những năm vừa qua bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những vụ kiện về cá tra và cá basa của Mỹ làm tổn thất nhiều đến hoạt động kinh doanh không chỉ riêng công ty Hiệp Thanh mà còn nhiều công ty thủy sản khác.

Vì vậy, công ty đã đào tạo một đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ, nhiệt tình, năng động với trình độ chuyên môn cao đảm nhận quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm ra thế giới thông qua các kênh như: quảng cáo, tham gia các hội chợ thủy sản hàng năm trên thế giới, các tổ chức ngoại thương của các nước nhập khẩu, tổ chức thăm viếng khách hàng thân thiết để giữ các mối quan hệ cũng như nắm được các nhu cầu và xu hướng mới của khách hàng. Đồng thời, công ty cũng thực hiện quảng bá hình ảnh của mình thông qua website riêng: www.hiepthanhgroup.com

4.2.2. Nghiên cứu và phát triển

Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới tiếp tục tăng trong tương lai. Thủy sản ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đồng thời dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng, mức sống của nhiều khu vực cũng được nâng cao. Vì vậy, nhu cầu về thủy sản sẽ ngày một cao hơn. Riêng sản phẩm cá tra đang được các nước nhập khẩu quan tâm xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển nhờ giá cá tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại châu Âu rất cần nguyên liệu cá tra Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu cá tra sẽ dễ dàng hơn, sản lượng tiêu thụ sẽ còn tăng nhanh.

Ngành sản xuất cá tra Việt Nam còn mới mẽ và có tốc độ phát triển rất nhanh. Sắp tới công ty Hiệp Thanh sẽ tập trung phát triển thêm một số sản phẩm mới và nghiên cứu nâng cao giá trị sản phẩm cá bằng các sản phẩm chế

38

biến giá trị gia tăng có bao bì đẹp và tiện dụng phân phối rộng rãi trong các hệ thống phân phối, đặc biệt công ty còn có thêm dự định sẽ sản xuất dây chuyền ép dầu cá để tận dụng phụ phẩm, tạo thêm mặt hàng mới và nguồn thu nhập mới cho công ty.

4.2.3. Sản xuất

Với tổng diện tích hơn 110 ha, công ty Hiệp Thanh đã cho xây dựng các phân xưởng, nhà máy chế biến, khu hành chính văn phòng và khu nông trại thành mô hình hoạt động khép kín.

Hiện nay, công ty Hiệp Thanh có tổng cộng 5 khu nông trại và ao nuôi với tổng sản lượng tính trên mỗi kỳ nuôi vào khoảng 1500 tấn cá nguyên liệu thô, đảm bào nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và chất lượng. Sử dụng những phụ phẩm từ nhà máy xay xát gạo, công ty đã tận dụng để chế biến thức ăn với chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, cung cấp nguồn thức ăn ổn định và đầy đủ phẩm chất phục vụ cho quá trình nuôi trồng thủy sản. Cá tra được nuôi trong ao đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường HACCP và các chỉ tiêu vi sinh khác. Sau khi cá đã đạt đến trọng lượng và tiêu chuẩn cần thiết thì sẽ được chuyển trực tiếp từ ao nuôi đến nhà máy chế biến bằng các phương tiện vận tải thủy, đảm bảo nguyên liệu luôn còn tươi mới.

Hình 4.2: Công nhân đang làm việc tại nhà máy chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

39

Hình 4.3: Quy trình sản xuất tại nhà máy chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh Nguồn: Phòng sản xuất Cá tra nguyên liệu Cá cắt tiết thành phẩm Cắt tiết Cắt fillet Lạn da Bỏ thịt đỏ, bỏ dè, bỏ mỡ Phân loại kích cỡ và kiểm tra phẩm chất Xử lý STPP tiêu chuẩn châu

Âu Cá tra fillet thành phẩm sửa sạch Cá tra fillet thành phẩm chưa chỉnh sửa Mạ băng

Đóng gói Kho lạnh bảo

quản

Cá tra cắt khoanh Cá nguyên con

40

Cá tra nguyên liệu sau khi đạt đến tiêu chuẩn nhất định về trọng lượng và phẩm chất thịt cá thì sẽ được thu hoạch để phục vụ cho công tác chế biến. Cá nguyên liệu được vận chuyển bằng đường thủy từ các ao nuôi ven bờ sông Hậu đến nhà máy chế biến của công ty. Cá tra nguyên liệu sẽ trãi qua quá trình đầu tiên là cắt tiết và làm sạch vây, và tùy theo yêu cầu mua hàng của khách hàng mà sẽ tiếp tục hay dừng lạiở công đoạn cắt tiết. Đối với cá tra fillet, sau khi cá được cắt tiết sẽ được đặt lên băng chuyền để chuyển đến bộ phận cắt fillet. Fillet cá sau đó sẽ được đưa qua máy lạn da để loại bỏ lớp da bên ngoài và chuyển đến quá trình xử lý chỉnh sửa cá theo đơn hàng. Hơn 1000 công nhân làm việc cùng lúc theo từng khâu riêng biệt để chỉnh sửa cá fillet, bỏ dè, bỏ mỡ, bỏ thịt đỏ. Sau khi hoàn thành chỉnh sửa, cá fillet sẽ được cân và phân loại kích cỡ. Tất cả đều được thực hiện trên dây chuyền máy móc hiện đại. Cá fillet phân loại xong sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng phẩm chất cũng như chất lượng thịt cá. Hoàn tất quá trình này, fillet cá sẽ được đưa vào xử lý thuốc theo đúng tiêu chuẩn và phân loại lần nữa theo độ trắng của thịt cá, sau đó chuyển đến khâu mạ băng và đóng gói.

Dây chuyền mạ băng fillet cá được thực hiện tự động và tùy theo mức độ mạ băng yêu cầu mà thực hiên quá trình này một cách phù hợp. Cá sau khi mạ băng đúng chuẩn sẽ được chuyển sang đóng gói theo từng đơn đặt hàng và đưa vào kho lạnh để bảo quản. Toàn bộ phụ phẩm sẽ được xử lý theo đúng quy định vệ sinh môi trường hoặc sẽ được bán cho các khách hàng có yêu cầu. Dây chuyền sản xuất của công ty luôn trong trạng thái hoạt động ổn định và cho hiệu quả cao.

Với lợi thế tất cả các công đoạn từ nuôi trồng chế biến đến xuất khẩu đều được hoàn toàn khép kín nên công ty Hiệp Thanh đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí sản xuất cũng như giữ được điểm mạnh về nguồn nguyên liệu và chất lượng thành phẩm. Đây không những là ưu điểm vượt trội của công ty mà còn là mô hình lý tưởng cho nhiều công ty thủy sản khác trên địa bàn.

41

4.2.4. Tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.2. Báo cáo tài chính của công ty cổ phân Hiệp Thanh từ năm 2011- 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Doanh thu Lợi nhuận Tỷ số lợi nhuận trên

doanh thu (ROS) (%)

2011 964.100 4.133 0,43

2012 863.046 3.447 0,40

2013 1.143.519 4.853 0,42

2014(dự

đoán) 1.082.730 4.764 0,44

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hiệp Thanh

Nhận xét: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) được tính bằng cách

lấy lợi nhuận chia doanh thu nhân với 100% từ năm 2011-2013 của công ty Cổ phần Hiệp Thanh đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2012 tỷ số nàylà 0,4% giảm so với năm 2011 và có dấu hiệu tăng lên với tỷ số 0,42% năm 2013. Quan những phân tích trên cho thấy tình hình hoạt động của công ty có dâu hiệu tăng giảm không đều. Nhưng nếu so sánh các tỷ sổ từ năm 2011-2013 với tỷ số năm 2009 , doanh số đạt1.574.842 triệu đồng và lợi nhuận 17.122 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận năm 2009 đạt 1,09% thì công ty đang hoạt động sa sút thậm chí lợi nhuận liên tục giảm. Vấn đề nghiên cứu và tính toán lại nguồn tài chính của mình để có những kế hoạch sử dụng, đầu tư hợp lý và hiệu quả sẽ rất cần thiết cho công ty Hiệp Thanh lúc này nhằm giúp công ty đạt được nguồn lợi nhuận và sự phát triển lâu dài. Dự đoán tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2014 sẽ tăng lên 0,44% so với năm 2013.

4.2.5. Nguồn nhân lực

Bảng 4.3: Trình độ nhân sự của công ty Hiệp Thanh năm 2013

STT Trình độ số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%)

1 Đại học 126 9,20

2 Cao đẳng – Trung cấp 118 8,61

3 Từ lớp 6 – 12 1126 82,19

Tổng 1.370 100

42

Trụ sở của công ty Hiệp Thanh nằm trong quận Thốt Nốt tiếp giáp trực tiếp với thành phố Long Xuyên, An Giang và huyện Lấp Vò, Đồng Tháp là nơi có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công khá rẻ. Với chính sách ưu đãi tốt nên tính đến cuối năm 2013 công ty có 1.370 công nhân cố định, làm việc chăm chỉ với tay nghề cao, khoảng 500 nhân công thời vụ, nhờ đó tạo ra năng suất lao động tối ưu và đẩy mạnh tiến trình hoạt động của nhà máy. Mặc khác, tuy tiền lương nhân công chỉ vào khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng cho một người, nhưng Thốt Nốt vẫn còn là vùng quê nghèo nên chi phí sinh 65 địa bàn khác. Với chính sách hỗ trợ nhà ở tập thể và miễn phí hai bữa ăn chính mỗi ngày cho các công nhân trong quá trình làm việc, công ty đã thu hút rất nhiều lao động xa gần, nhờ đó có thể chọn lựa được những người thợ lành nghề và có kinh nghiệm, tạo nên thế mạnh cho công ty trong vấn đề nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 46)