THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 40)

3.2.1. Thuận lợi

Công ty tọa lạc ngay trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền hai tỉnh thành lớn nhất nhì khu vực đồng bằng Sông Cửu Long là TP Cần Thơ và tỉnh An Giang, đồng thời tiếp giáp một mặt với sông Hậu và tỉnh Đồng Tháp nên có rất nhiều thuận lợi trong cả việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ lẫn đường thủy.

Các khu nông trại và ao nuôi của công ty được đặt rải rác dọc theo lưu vực sông Hậu để thuận tiện cho việc cung cấp nước sạch và đảm bảo lưu lượng nước trong ao, phục vụ cho công tác nuôi trồng, thăm khám và kiểm tra chất lượng ao nuôi một cách thường xuyên và linh động.

Có khu nông trại và ao nuôi cá riêng nên đảm bảo cho công ty có nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng với giá cả ổn định.

Thức ăn nuôi cá là nguồn nguyên liệu sạch được lấy từ nhà máy chế biến gạo.

Có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Sự đoàn kết nhất trí giữa ban lành đạo nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Sự đoàn kết nhất trí giữa ban lãnh đạo công ty và cán bộ nhân viên, mọi người đều có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, không ngừng trao dồi, học hỏi nâng cao kỹ năng làm việc.

28

Những sản phẩm của công ty đã được sự chấp nhận của những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật,...

3.2.2. Khó khăn

Thị trường hiện tại của công ty chủ yếu là thị trường xuất khẩu, chưa có thị trường nội địa ổn định. Hình thức xuất khẩu hầu như chỉ xuất khẩu trực tiếp chưa xây dựng được kênh phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Bên cạnh đó, trong khu vực cũng có nhiều công ty thủy sản đây là những đối thủ cạnh tranh của công ty không những về khách hàng mà còn cả giá cả đầu ra của sản phẩm.

Số lượng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty.

3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Thời gian tới công ty tiếp tục đầu tư thêm hệ thống máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như năng suất hoạt động của công ty.

Nghiên cứu thêm những sản phẩm mới làm đa dạng hóa các mặt hàng của công ty. Đồng thời tăng cường khai thác và mở rộng thị trường nội địa, đưa hình ảnh của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng.

Tăng cường hoạt động marketing qua website của công ty, website thủy sản nổi tiếng, qua những hội chợ thủy sản trong nước và quốc tế,...

Tiếp tục thực hiện sứ mạng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của tập đoàn Hiệp Thanh.

29

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT

KHẨU THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH

4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG VĨ MÔ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HIỆP THANH DOANH CỦA CÔNG TY HIỆP THANH

4.1.1. Yếu tố chính phủ - chính trị và pháp luật

Việt Nam là một đất nước có nền chính trị khá ổn định, không chiến tranh, không khủng bố và rất hiền hòa trong quan hệ giao thương với bạn bè các nước trên thế giới. Mặc khác, chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan thường xuyên cập nhật những quy định pháp luật mới nhất và siết chặt kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường, nhằm tạo uy tín và nâng cao thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Những chính sách khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam cũng góp phần đẩy mạnh công cuộc toàn cầu hóa kinh tế, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế phát triển và ổn định.

Thủy sản Việt Nam đang dần trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của cả nước, nhà nước luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để hỗ trợ, đặc biệt là sự hỗ trợ kịp thời về vốn của Chính phủ thông qua các kênh ngân hàng. Công ty Hiệp Thanh cũng là một trong những công ty nhận được sự hỗ trợ của nhà nước.

Các rào cản thương mại, kỹ thuật do các nước nhập khẩu thủy sản dựng lên đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Ngày 7/2/2014, Luật Nông nghiệp 2014 (Farm Bill) của Mỹ được ban hành, theo đó sẽ kiểm soát và quy định đối với toàn bộ chuỗi sản xuất từ nuôi, vận chuyển đến chế biến. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ đánh giá quốc gia xuất khẩu vào Mỹ theo quy định đánh giá tương đương. Trình tự thủ tục thường kéo dài 5- 7 năm và trong thời gian này có thể cấm nhập khẩu. Đến nay, chưa có nước nào thuộc ASEAN được công nhận tương đương để xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm theo Luật Thanh tra thịt. Trong khi đó, quy định về chương trình kiểm tra, giám sát cá da trơn của Mỹ vẫn trong giai đoạn dự thảo, dự kiến áp dụng chậm nhất vào tháng 4/2015. Theo đó, USDA các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ phải đáp ứng tiêu chuẩn tương đồng với hàng của doanh nghiệp Mỹ, từ quy trình sản xuất đến hoạt động đóng gói, xuất khẩu… Luật sư Ngô Quang Thụy - Công ty

30

NTTrade Law, cho rằng chương trình thanh tra cá da trơn của USDA là nhắm trực tiếp vào cá tra Việt Nam. Nếu chương trình được thực hiện, cá tra Việt Nam sẽ không còn được phép nhập vào Mỹ cho đến khi được quyết định “Equivalency” (tính tương đồng) của USDA. Equivalency có thể mất từ 3- 4 năm, nhưng thực tế có thể kéo dài 7- 10 năm. Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từng quan ngại trong thời gian chờ được công nhận Equivalency, thì không thể xuất khẩu được dù chỉ 1kg cá da trơn vào Mỹ.

Việc mở rộng xuất khẩu với cá tra, ở các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế tăng trưởng chậm và bị khống chế bởi thuế chống bán phá giá và các tiêu chuẩn chất lượng được áp đặt ngày càng khắt khe. Tác động từ mức thuế chống bán phá giá (POR) của Mỹ đã ảnh hưởng một phần đến giá cá nguyên liệu. Theo thông lệ, sau mỗi lần công bố kết quả cuối cùng POR vào cuối tháng 3 hằng năm thì sau đó khoảng một đến hai tháng (vào tháng 5 và 6), giá cá sẽ giảm xuống. Trong khi đó, thị trường cá tra vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá sản phẩm khiến giá xuất khẩu liên tục giảm do bị khách hàng nhập khẩu ép giá. Ngoài ra, khó khăn kéo dài từ các năm trước cũng khiến một số doanh nghiệp đến nay gần như cạn kiệt nguồn vốn, mức nợ xấu cao nên khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để tái sản xuất.

Ðể vượt qua rào cản này, không có cách nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.

4.1.2. Yếu tố kinh tế

Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê về kinh tế vĩ mô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, cao hơn mức 2,07% của cùng kỳ năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33%, cao hơn mức 5,18% của 6 tháng đầu năm 2013; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, cao hơn mức 5,92% của cùng kỳ năm 2013. Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.

Riêng đối với ngành thủy sản Việt Nam, sản lượng thuỷ sản năm 2013 ước tính đạt 5918,6 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 4400 nghìn tấn, tăng 1,3%; tôm đạt 704 nghìn tấn, tăng 11,7%. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1037 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012,

31

trong đó diện tích nuôi cá tra 10 nghìn ha, giảm 7,2%; diện tích nuôi tôm 637 nghìn ha, tăng 1,6%.

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm ước tính đạt 3210 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm trước, trong đó cá 2407 nghìn tấn, tăng 0,2%; tôm 544,9 nghìn tấn, tăng 15%.Sản lượng cá tra cả năm ước tính đạt 1170 nghìn tấn, giảm 6% so với năm 2012. Sản lượng cá tra giảm do sản xuất gặp khó khăn trong thời gian dài do giá bán cá tra nguyên liệu giảm trong khi giá chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên, nuôi cá tra đang có những chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực doanh nghiệp và giảm diện tích thả nuôi ở khu vực hộ gia đình. Diện tích nuôi cá tra của các doanh nghiệp tại một số địa phương như sau: Bến Tre 1823 ha, tăng 50% so với năm trước; Đồng Tháp 1080 ha, tăng 20%; An Giang 538 ha, tăng 70%; Tiền Giang 127 ha, tăng 40%. Nhiều cơ sở nuôi cá tra đang từng bước nâng cao kỹ thuật, áp dụng các quy trình chuẩn nuôi thủy sản an toàn nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu. Nuôi cá và các loài thủy sản khác phát triển mạnh, tập trung vào các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như: Cá diêu hồng, rô phi, trắm đen, cá sấu, ba ba, nghêu...

Cũng theo xu hướng trên, công ty cổ phần Hiệp Thanh bắt đầu có những tăng trưởng khả quan trong xuất khẩu cá tra sang các thị trường quốc tế. Các nước dần hổi phục sau khủng hoảng kinh tế tạo ra một cơ hội lớn cho công ty tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra. Ngoài ra, công ty chú trọng hơn đến việc chủ động nguyên liệu đầu vào bằng cách đầu tư nguồn nguyên liệu xuất khẩu từ trang trại của chính công ty, phát huy hiệu quả từ mô hình sản xuất khép kín cũng như đầu tư vào chất lượng và kỹ thuật nuôi nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu cho cá tra.

4.1.3. Vị trí và điều kiện tự nhiên

Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004. Tọa lạc ngay trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền hai tỉnh thành lớn nhất nhì khu vực đồng bằng Sông Cửu Long là TP Cần Thơ và tỉnh An Giang, đồng thời tiếp giáp một mặt với sông Hậu và tỉnh Đồng Tháp, Hiệp Thanh gặp rất nhiều thuận lợi trong cả việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ lẫn đường thủy. Các khu nông trại và ao nuôi của công ty cũng theo đó được đặt rải rác dọc theo lưu vực sông Hậu để thuận tiện cho việc cung cấp nước sạch và đảm bảo lưu lượng nước trong ao, phục vụ cho công tác nuôi trồng. Việc nhà máy chế biến được đặt dọc theo bờ sông Hậu đã giúp công ty đảm bảo được việc vận chuyển nguồn nguyên liệu đầu vào dễ dàng và rút ngắn thời gian, bởi phần lớn các khu nuôi trồng của công ty

32

đều ở vị trí nằm gần sông Hậu. Điều đó còn đảm bảo cho công tác thăm khám và kiểm tra chất lượng ao nuôi một cách thường xuyên và linh động. Chỉ mất vài phút đi tàu thì các nhân viên phụ trách đã hoàn toàn có thể chủ động xử lý kịp thời và kiểm soát được khi có tình huống khẩn cấp.

4.1.4. Yếu tố nhân khẩu học

Theo số liệuTổng Cục Thống Kê, dân số trung bình cả nước ta năm 2013 đạt 89,71 triệu người tăng gần 1,05% so với năm 2012. Trong đó bao gồm: Dân số nam 44,46 triệu người, tăng 1,23%; dân số nữ là 45,25 triệu người, tăng 0,88%. Trong đó, dân số khu vực thành thị là 28,87 triệu người tăng 2,14% và dân số khu vực nông thôn là 60,84 triệu người tăng 0,55% so với năm trước.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2013 là 53,25 triệu người, tăng 1,27% so với năm 2012, trong đó lao động nam chiếm 51,4%; lao động nữ chiếm 48,6. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số là 58,2% so với cùng kỳ năm 2012 tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2012.

Ngày 1/11/2013, cơ cấu dân số Việt Nam chính thức đạt 90 triệu người bước vào giai đoạn dân số vàng trong đó hơn 69% đang ở độ tuổi lao động tạo nên một cơ hội có một không hai trong lịch sử phát triển nhân khẩu học. Việt Nam đã có một nguồn lực khổng lồ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, xu hướng của lao động trẻ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long lại đổ về tìm việc tại các khu công nghiệp trong vùng, thu hút nhất là Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương làm cho lực lượng lao động tại các khu chế biến ở ĐBCL ngày càng thiếu hụt. Bên cạnh đó, ngoại trừ một số ít kỹ sư và công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao (rất ít) thì số còn lại tay nghề yếu, tác phong công nghiệp chưa đạt yêu cầu và năng suất lao động không cao.

4.1.5. Yếu tố kỹ thuật

Những năm qua, phong trào nuôi cá tra tự phát tại Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển nhanh chóng và thiếu sự quy hoạch theo một đường lối nhất quán của nhà nước. Người nông dân đào ao nuôi cá với tay nghề kỹ thuật non yếu và nhất là không lường hết những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái mà ngành nuôi cá tra mang lại cũng như không nắm bắt hết kỹ thuật nuôi trồng đạt tiêu chuẩn. Sau những vụ kiểm tra nghiêm ngoặt về chất lượng sản phẩm từ các nước nhập khẩu dẫn đến cá tra xuất khẩu bị trả về do không đạt tiêu chuẩn làm thiệt hại cho doanh nghiệp về cả doanh thu lẫn uy tín,

33

doanh nghiệp xuất khẩu mới ngày càngý thức được tầm quan trọng của yếu tố kỹ thuật.

Để phục vụ tốt cho việc xuất khẩu cá tra phát triển lâu bền, việc nghiên cứu con giống nuôi trồng cần được đẩy mạnh. Hiện nay, công ty cổ phần thủy sản Hiệp Thanh chú trọng vào nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng không còn việc nuôi tạo con giống phụ thuộc vào thiên nhiên như trước mà công ty chủ động nắm bắt kỹ thuật nuôi tạo giống tốt và tuân theo quy trình nuôi trồng khép kín, không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh cho cá, đặc biệt là những loại thuốc cấm chỉ định dùng trong nuôi trồng cá tra xuất khẩu do các nước nhập khẩu quy định, việc làm này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc cho ao nuôi và . Bên cạnh, Công ty còn đầu tư vào dây chuyền sản xuất với máy móc thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Indonesia và Nhật Bản để chế biến đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, VietGap, ISO 9001:2000,... thỏa mãn những điều kiện nhập khẩu khó tính từ các quốc gia trên thế giới.

4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG 4.2.1. Hoạt động marketing 4.2.1. Hoạt động marketing

Công ty chưa có bộ phận chuyên biệt phụ trách Marketing. Hiện tại, công tác Marketing do phòng Kế hoạch kiêm nhiệm. Hoạt động Marketing hỗn hợp của công ty trong thời gian qua được thể hiện cụ thể như sau:

Sản phẩm

Công ty cổ phần Hiệp Thanh chủ yếu là xuất khẩu cá tra sang các thị trường trên thế giới, nhưng đồng thời cũng cung cấp một số mặt hàng phục vụ thị trường nội địa. Do đó các sản phẩm của công ty là rất đa dạng và chất

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng cá tra của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)