Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế của cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 83)

¾ Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Cơ quan thuế cấp trên chưa có sự đánh giá, nhận định và phân tích chiều hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của từng thời kỳ để xây dựng chính sách thuế phù hợp.

- Công tác quản lý nhà nước nói chung, Quản trị thuế nói riêng chưa xác định hướng đi rõ nét. Bộ máy thì chưa thay đổi kịp tiến trình phát triển của xã hội.

- Hệ thống chính sách thuế còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, phù hợp và sát với thực tế gây khó khăn trong quá trình thực hiện, chưa bao quát và điều tiết hết các nguồn thu trong nền kinh tế. Sự không ổn định, thiếu thống nhất này đã gây khó khăn trong việc thực hiện quản lý của cơ quan thuế, đồng thời gây nhiều khó khăn cho DN trong việc hoạch định những chính sách đầu tư, sản xuất kinh doanh dài hạn. Tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có một số cuộc thanh tra do vướng mắc chính sách nên xảy ra sự không thống nhất giữa DN và CQT nên dẫn đến tình trạng hậu thanh tra kéo dài làm chậm nguồn thu cho NSNN.

¾ Cục thuế

- Công tác quản lý, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa thường xuyên, chưa đồng đều. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra thuế chưa đồng bộ, còn chắp vá, rời rạc.

- Công tác xây dựng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, các thông tin liên quan đến ĐTNT còn chưa đầy đủ và khoa học, dẫn đến chưa đủ cơ sở đánh giá thực tại của doanh nghiệp.

Những vấn đề tồn tại trong hoạt động thanh tra thuế ở Cục thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu còn do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Phương pháp phân tích rủi ro còn mang tính thủ công chưa chuyên sâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quản lý; Các phòng thanh tra thuế số 1 & 2 chưa có cơ sở vững chắc trong việc phân loại các doanh nghiệp có rủi ro cao để lập kế hoạch thanh tra. Việc phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu kê khai thuế của NNT và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị, chưa tìm hiểu chính xác thông tin về hoạt động của doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề, quy trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động và chưa chú trọng đến việc phân tích báo cáo tài chính. Do đó, dẫn đến những rủi ro trong quá trình lập kế hoạch thanh tra thuế như chọn những đối tượng chủ yếu có vi phạm hóa đơn, quy mô không lớn,

ngành nghề kinh doanh giản đơn, nhiều trường hợp không có hành vi gian lận cũng tổ chức thanh tra…làm cho hoạt động thanh tra thuế chưa hiệu quả.

Các phần mềm ứng dụng để thực hiện công tác phân tích sâu doanh nghiệp chưa được áp dụng tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho việc phân tích hồ sơ của ĐTNT do Đoàn Thanh tra thực hiện trước khi tiến hành thanh tra tại cơ sở của ĐTNT. Do vậy, công tác phân tích rủi ro chuyên sâu đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra thuế chưa thực hiện tốt.

- Việc tổ chức cập nhật, thu thập thông tin, chứng cứ, đánh giá phân tích tài liệu kê khai, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành thanh tra tại đơn vị chưa sâu, còn chung chung, không phát hiện được các dấu hiệu vi phạm từ đó lập đề cương thanh tra thuế rập khuôn giữa các doanh nghiệp, không có trọng tâm nội dung thanh tra thuế cụ thể nên công tác thanh tra thuế không mang lại hiệu quả cao.

- Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan Công an. Cơ quan công an lực lượng rất mỏng, không có hệ thống thông tin về thuế, thiếu chuyên môn về quản lý thuế, do đó điều tra rất chậm và kết quả rất hạn chế.

- Bộ máy cơ quan thuế chưa phân công phân nhiệm rõ ràng gây khó khăn trong quản trị thu thuế.

- Cơ quan thuế chưa chú trọng ứng dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ thông tin trong công tác thuế cộng với lực lượng bộ vừa thiếu lại vừa yếu gây khó khăn và hạn chế trong hoạt động thanh tra. Tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chưa có hệ thống tích hợp cơ sở dữ liệu về NNT, chưa nối mạng trong toàn ngành nên việc khai thác ứng dụng; xử lý thông tin; phục vụ công tác báo cáo chỉ đạo còn chậm gây ảnh hưởng không tốt tới việc lựa chọn đối tượng thanh tra, cũng như hiệu quả công tác thanh tra thuế tại doanh nghiệp. Về nhân sự, tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu số lượng cán bộ làm công tác thanh tra chỉ chiếm 17,87% trên tổng số lượng cán bộ, công chức tại Cục, số lượng cán bộ thanh tra còn thiếu dẫn đến việc cập nhật thông tin còn rời rạc, thiếu trọng tâm, trọng điểm dẫn đến việc

chọn lọc đối tượng để thanh tra còn chưa chính xác, có lúc, có nơi phải điều chỉnh kế hoạch thanh tra thường xuyên hoặc phải trưng tập cán bộ ở các bộ phận khác bổ sung vào lực lượng thanh tra để thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, công tác triển khai đào tạo cho cán bộ thanh tra vẫn còn chậm, cán bộ thanh tra vẫn còn yếu về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ làm cho việc lựa chọn hồ sơ chưa được chuẩn xác và kết quả thanh tra chưa cao.

- Sự phối hợp và ý thức chấp hành chính sách thuế của người dân, doanh nghiệp chưa đồng đều và sâu sắc. Qua thực tế tham gia hoạt động thanh tra tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tác giả nhận thấy nhóm đối tượng nộp thuế lớn gồm các Tổng Công ty, Tập đoàn Kinh tế thuộc khu vực doanh nghiệp Nhà nước, Khu vực ngoài Nhà nước và các doanh nghiệp vốn Đầu tư Nước ngoài có hệ thống kế toán và lưu giữ sổ sách kế toán tốt và khoa học hơn rất nhiều so với nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh), hộ kinh doanh cá thể nên tạo điều kiện thuận lơi cho hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp do dựa vào phần mềm kế toán, sổ sách kế toán được ghi trên máy tính nên chủ quan, hàng năm công ty không in toàn bộ sổ sách phát sinh, sổ in ra không có số trang, không đóng dấu giáp lai, không có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Đến khi Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp thì mới in ra, nhiều khi phần mềm bị lỗi, gây khó khăn, mất thời gian trong việc thanh tra.

- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể thường sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán nhằm đối phó với thanh tra, quyết toán thuế. Một hệ thống kế toán nội bộ chỉ có chủ doanh nghiệp được biết, không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống kế toán thứ 2 về hình thức thì theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không mở sổ sách theo chế độ kế toán hiện hành, mà chỉ đi thuê kế toán làm công, ghi chép và hạch toán theo ý của chủ doanh nghiệp nhằm ẩn lậu thuế gây không ít khó khăn cho công tác thanh tra.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, Luận văn chỉ ra thực trạng hoạt động thanh tra của Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn đã cho ta thấy được bức tranh tổng quan về cơ cấu tổ chức; quy trình và công tác xây dựng kế hoạch thanh tra của Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Luận văn cũng đã cho thấy được tình hình kinh tế trong thời điểm hiện tại, kết quả thu thuế và thanh tra thuế của tỉnh trong 3 năm 2010 đến 2012. Thông qua thực trạng thanh tra đó để từ đó rút ra được những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động thanh tra của Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ sở cho giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 CỦA TỈNH

Căn cứ mục tiêu tổng quát là xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành Tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế, là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh. Vì vậy, quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

- Tăng trưởng GDP trung bình/năm giai đoạn 2013 - 2020 đạt 11,13% (không tính dầu khí đạt 13,35%);

- Tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng và thương mại; phát triển các ngành công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao, sản xuất hàng hóa bảo đảm chất lượng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế để nâng cao hiệu quả, tiến tới phát triển kinh tế tri thức. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp và xây dựng chiếm 61,55%; dịch vụ tăng lên khoảng 36,8%; nông, lâm, ngư nghiệp 1,65% (nếu không tính dầu khí cơ cấu kinh tế tương ứng là: 53,23%; 44,77%; 2%);

- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 9 khu công nghiệp đã được thành lập. Thành lập thêm khu công nghiệp Kim Dinh 100 ha và Khu công nghệ cao của Tỉnh tại TP.Bà Rịa. Khi các khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy trên 60%, sẽ đầu tư phát triển các khu công nghiệp: Long Hương (400 ha), Long Sơn (500 - 600 ha), khu cảng và dịch vụ dầu khí Bến Đình (100 ha)…

- Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 6,4 tỷ USD trong giai đoạn 2006 - 2010 và 31,3 tỷ USD trong giai đoạn 2011 - 2020 (giá năm 1994); Phấn đấu thu hút mới vào khu công nghiệp khoảng 120 dự án, tổng vốn đăng ký trên 3,9 tỷ USD;

- GDP bình quân đầu người đến năm năm 2020 đạt khoảng 27.000 USD, gấp 2,36 lần so với năm 2010;

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD vào năm 2013 (nếu không tính dầu khí đạt 823 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân (không tính dầu khí) đạt 12%/năm và đạt 9 - 10%/năm trong giai đoạn 2013 - 2020; đến năm 2020 xuất khẩu (không tính dầu khí) đạt 1 tỷ USD;

- Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50% vào năm 2013 và trên 80% vào năm 2020; tạo việc làm cho người lao động;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 ổn định quy mô dân số khoảng 1,18 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị 69,06%;

- Phát triển các hoạt động Văn hoá - Thông tin, bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá dân tộc; xây dựng các thiết chế văn hoá theo quy hoạch; thể dục, thể thao đa dạng, chất lượng cao; nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; đến năm 2015 số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 28 giường và 30 giường vào năm 2020. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục;

- Phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn để hình thành một khu vực nông thôn phát triển, văn minh, hiện đại, gần với cuộc sống đô thị. Đến năm 2020 đạt 100% số hộ nông thôn được sử dụng điện, 100% số hộ sử dụng nước sạch;

- Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng dịch vụ xã hội cơ bản. Đến hết năm 2013 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh (cao hơn chuẩn nghèo quốc gia 1,5 lần) và tiếp tục nâng cao mức sống nhân dân trong giai đoạn tiếp theo đến 2020;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thực hiện có hiệu quả chương trình 4 giảm (gồm: tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn ma tuý, mãi dâm), giảm tối đa các tệ nạn xã hội; gìn giữ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

Với quy hoạch tình hình Kinh tế - Xã hội của Tỉnh như trên đã tạo điều kiện thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều

này góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh phát triển đồng thời cũng tạo nguồn thu cho NSNN. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những định hướng và giải pháp nhằm quản trị hoạt động thanh tra thuế trong thời gian tới nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu của Ngành thuế nói chung và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRONG THỜI GIAN TỚI

Với tình hình kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì sự định hướng, chỉ đạo của các Lãnh đạo ngành Thuế nói chung và của Lãnh đạo Cục nói riêng là rất cần thiết để tránh thất thu thuế nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Từ thực tế đó đã chỉ ra, phương hướng hoạt động thanh tra của Cục thuế Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2013 và thời gian tới cần tập trung vào một số nội dung chính như sau:

- Thứ nhất, hoàn thành kế hoạch thanh tra, đảm bảo số thu năm 2013, đồng

thời tăng cường chống thất thu NSNN: Cần tập trung tiển khai phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch thanh tra đã được Tổng cục Thuế giao, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá; hoạt động chuển nhượng vốn; thương mại điện tử; kinh doanh qua mạng; Thanh tra thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài (lưu ý đối với các đơn vị kinh doanh theo hình thức xuất nhập khẩu tại chổ). Cần thiết, có thể điều chỉnh kế hoạch thanh tra theo hướng “tập trung thanh tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, các doanh nghiệp có rủi ro cao đã được hoàn thuế, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chống thất thu NSNN”. Trong quá trình thanh tra doanh nghiệp và xử lý hoàn thuế GTGT cần tổ chức xác minh các hóa đơn có nghi vấn trước khi ra Quyết định xử lý hoặc yêu cầu doanh nghiệp chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của hàng hóa hoặc hóa đơn mua hàng.

Đặc biệt, tăng cường thanh tra và quản trị thuế đối với doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hóa đơn để chiếm đoạt tiền thuế của NSNN gây thất thu cho NSNN; Các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh bất hợp lý (quy mô kinh doanh cao gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu). Riêng các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu mặt

hàng nông, lâm, thủy, hải sản, tiêu dùng...có dấu hiệu rủi ro cao cần phải rà soát xem doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu này có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm hay không ?; có vốn chủ sở hữu ít hơn quy mô kinh doanh trên 03 lần không ?; có cơ sở vật chất (trụ sở, hệ thống kế toán, phương tiện vận tải) có lực lượng lao động không tương xứng với quy mô kinh doanh ?; rà soát cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu không mua hàng hóa trực tiếp từ cơ sở sản xuất kinh doanh mà mua qua các khâu trung gian; doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ (căn cứ cơ sở dữ liệu quản lý của ngành thuế); doanh nghiệp đã có vi phạm pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế của cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 83)