Nguồn: Phòng TH-NV-DT, Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đvt: Triệu đồng. STT Loại thuế Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ % năm 2011/2010 Tỷ lệ % năm 2012/2010 Tỷ lệ % năm 2012/2011
1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.872.768 4.128.592 5.130.504 143,7% 178,6% 124,3% 2 Thuế tài nguyên 708.598 604.704 235.280 85,3% 33,2% 38,9%
3 Thuế giá trị gia tăng 6.937.234 10.919.460 10.103.820 157,4% 145,6% 92,5% 4 Thuế tiêu thụđặc biệt 361.752 570.705 627.032 157,8% 173,3% 109,9% 5 Thuế môn bài 24.160 52.120 27.607 215,7% 114,3% 53,0%
6 Thuế thu nhập cá nhân 1.698.200 2.520.368 2.634.748 148,4% 155,1% 104,5%
7 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1.808 1.931 1.246 106,8% 68,9% 64,5% 8 nông nghiThuế nhà, ệđấp) t (Thuế sử dụng đất phi 24.456 27.737 26.066 113,4% 106,6% 94,0%
9 Phí xtrường) ăng dầu (Thuế bảo vệ môi 510.406 538.364 543.393 105,5% 106,5% 100,9%
10 Lệ phí trước bạ 216.819 260.512 240.814 120,2% 111,1% 92,4% Tổng cộng 13.356.201 19.624.493 19.570.510 146,9% 146,5% 99,7%
2.2.4.2. Kết quả thu theo khu vực
Bảng 2.4. Kết quả thu thuế theo khu vực của Cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2010 - 2012
Nguồn: Phòng TH-NV-DT, Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đvt: Triệu đồng.
STT Thu theo khu vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ lệ % năm 2011/2010 Tỷ lệ % năm 2012/2010 Tỷ lệ % năm 2012/2011 1 Khu vực DNNN Địa phương 330.000 478.668 626.000 145,1% 189,7% 130,8% 2 Khu vực DNNN Trung ương 3.500.000 2.910.506 5.062.000 83,2% 144,6% 173,9%
3 Khu vực DN có vốn ĐTNN 9.230.000 10.832.530 13.820.000 117,4% 149,7% 127,6% 4 Khu vực NQD 1.485.000 3.054.494 3.140.000 205,7% 211,4% 102,8%
Qua bảng tổng hợp kết quả thu thuế theo từng sắc thuế (Bảng 2.3) về tổng thể ta thấy kết quả thu thuế năm 2011 lớn hơn so năm 2010 và 2012. Số thu năm 2012 ít hơn so với 2011 là do năm 2012, tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh còn nhiều khó khăn, lạm phát ở mức cao, dẫn đến số doanh nghiệp giải thể, bỏ trốn cả năm tăng 16% so với năm trước (775 DN/668 DN); doanh thu của các ngành SXKD đều giảm sút; hàng hoá tồn kho tăng cao, có trên 48% (khoản 4.471 DN) doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh lỗ hoặc không phát sinh doanh thu; số doanh nghiệp nợ thuế tăng cao; tình hình mua bán, chuyển nhượng bất động sản, ô tô, xe máy trầm lắng, số tổ chức phát sinh nộp tiền sử dụng đất ít hơn các năm trước,.... Cộng với việc thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế làm ảnh hưởng giảm số thu năm 2012.
Trong đó, sắc thuế có số thu lớn nhất là thuế Giá trị gia tăng, năm 2011 tăng 57,4% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 45,6% so với năm 2010. Tiếp đến là thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế Thu nhập cá nhân tăng qua từng năm. Thuế Tài nguyên năm 2012 giảm so với 2011 và 2010 là do trước đây các doanh nghiệp khai thác tài nguyên là nước mặt và nước ngầm để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như: khai thác nước tưới cỏ sân Golf, khai thác nước trong quá trình chế biến mủ Cao su, khai thác nước để làm mát máy và làm nguội Thép trong quá trình sản xuất Thép…nhưng do chưa nắm rõ Luật thuế tài nguyên nên chưa kê khai nộp thuế, đến năm 2010 và 2011 mới kê khai bổ sung nên số thuế tăng đột biến trong 2 năm nói trên. Còn lại, Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế nhà đất (nay là Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Phí xăng dầu (nay là Thuế bảo vệ môi trường); Lệ phí trước bạ đều tăng giảm nhưng không đáng kể.
Qua kết quả thu thuế theo từng khu vực của Cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và tỷ lệ so sánh số thuế thu theo khu vực (Bảng 2.4), nhìn chung số thu từng khu vực tăng qua các năm. Trong đó, Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có số thu lớn nhất, sau đó là Khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, Khu vực doanh nghiệp Ngoài quốc doanh và Khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa phương.
+ Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Năm 2011 tăng 17,4% so với năm 2010 là do số nộp của Liên doanh Vietsovpetro tăng hơn so với năm 2010 là 1.152.530 triệu đồng và Dự án Đường ống Nam Côn Sơn nộp bổ sung Quyết toán 2010 là 415.000 triệu đồng.
Năm 2012 tăng 27,6% so với năm 2011 là do Số tiền khí lãi ghi thu, ghi chi tăng 1.751.000 triệu đồng và các khoản thu thuế từ nhà thầu phụ.
+ Khu vực Doanh nghiệp nhà nước Trung ương
Năm 2011 giảm 584.494 triệu đồng chỉ bằng 83,2% so với năm 2010 là do các nguồn thu lớn giảm như: sản lượng khí ẩm sụt giảm, chỉ bằng 65% so với năm 2010 (342/527,3 triệu m3); Thuế TNDN năm 2011 của Tổng công ty Khí chỉ đạt 410 tỷ đồng, giảm 105 tỷ đồng do đơn vị được hưởng ưu đãi miễn giảm đối với một số dự án mở rộng; Giảm 120 tỷ đồng thuế GTGT từ Công ty Kinh doanh sản phẩm khí – Chi nhánh của Tổng công ty Khí, do đơn vị chuyển trụ sở về TP. HCM kể từ tháng 01/2011; giảm do thay đổi thành phần kinh tế từ DNNN sang DN ngoài quốc doanh của một số DN…
Năm 2012 bằng 173,9% so với năm 2011 là do: năm 2012 có phát sinh thuế GTGT bán dầu thô cho Nhà máy Dung Quất (818 tỷ đồng); thuế TNDN của Tổng công ty Khí cũng tăng 850 tỷ đồng so với năm 2011;…
+ Khu vực Ngoài quốc doanh
Năm 2011 tăng 1.569.494 triệu đồng và bằng 205,7% so với năm 2010 là do các DN có số nộp lớn khối dịch vụ dầu khí thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp có vốn Nhà nước chiếm trên 51% (trước đây thuộc DNNN), đến đầu năm 2011 thay đổi tăng vốn cổ phần huy động ngoài nhà nước theo quy định nên thuộc doanh nghiệp NQD dẫn đến số thu khu vực DNNN giảm và số thu khu vực NQD năm 2011 tăng cao (như Công ty CP Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng công trình dầu khí biển PTSC, Công ty CP Cơ khí hàng hải PTSC, ...), Ngoài ra số thuế thu từ khu vực NQD cũng tăng 40% so với năm trước.
Năm 2012 có tăng hơn so với năm 2011 nhưng không đáng kể (85.506 triệu đồng) do khu vực này đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ảnh hưởng nhiều bởi suy
giảm kinh tế, ngoài ra do thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế theo Nghị quyết số 13/NQ-CP; mặt khác thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển QSD đất cũng giảm so với năm trước (8/52 tỷ đồng)… do đó số thu khu vực chỉ tăng 2,8% so với năm 2011.
+ Khu vực Doanh nghiệp nhà nước địa phương
Số thu năm 2011 tăng 45,1% so với năm 2010 do thu từ Nhà máy đạm Phú Mỹ - chi nhánh của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí đạt khoản 148.668 tỷ đồng.
Số thu năm 2012 đạt khá, tăng so với năm 2011 (tăng 30,8%) do Nhà máy đạm Phú Mỹ - chi nhánh của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí nộp 75.332 triệu đồng), ngoài ra còn do có số nộp 72.000 triệu đồng của Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí.
2.2.4.3. Kết quả thu theo địa bàn
Bảng 2.5: Số thu thuế theo từng địa bàn giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: Triệu đồng
Đơn vị thu Số thu 2010 Số thu 2011 Số thu 2012
Văn phòng Cục thuế 60.603.946 90.323.270 105.668.345 CCT. Vũng Tàu 783.056 1.046.210 1.151.215 CCT. Bà Rịa 113.568 135.267 163.846 CCT. Châu Đức 109.069 124.037 104.639 CCT. Xuyên Mộc 69.163 125.054 117.437 CCT. Tân Thành 195.101 266.451 323.043
CCT. Long Điền 85.944 115.734 106.760
CCT. Đất Đỏ 42.225 55.628 54.408
CCT. Côn Đảo 11.541 17.322 24.442
Nguồn: Phòng TH-NV-DT, Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Qua thống kê theo số thu từng địa bàn từ năm 2010 đến năm 2012 thì số thu tại Văn phòng Cục thuế là lớn nhất so với các Chi cục thuế các huyện. Đó cũng là cơ sở cho tác giả lựa chọn hoạt động thanh tra tại Văn phòng Cục thuế làm đối tượng phân tích trong luận văn này.
2.2.4.4. Kết quả thu thuế theo từng nhóm ngành tại Văn phòng Cục thuế
Bảng 2.6 : Số thu theo từng nhóm ngành tại Văn Phòng Cục thuế giai đoạn 2010 - 2012
Nguồn: Phòng TH-NV-DT, Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhóm nghành Số thu 2010 Số thu 2011 Số thu 2012
% Số thu 2011/Số thu 2010 % Số thu 2012/Số thu 2010 % Số thu 2012/Số thu 2011
- Công nghiệp và Xây dựng 50.586.114 75.392.833 88.201.368 150,54% 172,38% 114,51%
- Dịch vụ 6.205.844 9.249.103 10.820,.439 140,23% 188,57% 134,47% - Nông - Lâm - Thủy sản 3.811.988 5.681.334 6.646.539 143,50% 177,46% 123,66%
Bảng 2.7: Tỷ trọng số thu từng ngành trong tổng số thu
Đvt: %.
Nhóm nghành
chính Số thu 2010 Số thu 2011 Số thu 2012
- Công nghiệp và Xây dựng 50.586.114 76.150.586 87.201.368 - Dịch vụ 6.205.844 8.702.312 11.702.372 - Nông - Lâm - Thủy sản 3.811.988 5.470.372 6.764.605 Tổng cộng 60.603.946 90.323.270 105.668.345 Tỷ trọng Ngành CN-XD/Tổng thu 83,47% 84,31% 82,52% Tỷ trọng Ngành Dịch vụ/Tổng thu 10,24% 9,63% 11,07% Tỷ trọng Ngành Nông -Lâm- Thủy sản 6.29% 6.06% 6.40%
Từ các bảng 2.6, 2.7 ta thấy được số thu từ nhóm ngành Công nghiệp và xây dựng lớn nhất, chiếm 83,47% trên tổng số thu trong năm 2010, 84,31% trong năm 2011 và 82,52% năm 2012. Tiếp đến là nhóm ngành dịch vụ cũng chiếm từ 9-11% trong tổng số thu và nhóm ngành Nông - Lâm - Thủy sản chiếm trên 6% trên tổng thu. Nhìn chung, tất cả các nhóm ngành đều tăng trưởng qua các năm.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾTỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
2.3.1 Tổ chức bộ máy thanh tra thuế
2.3.1.1. Phân cấp, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống thanh tra các cấp
¾ Trung ương:
Thanh tra Tổng cục Thuế tổ chức phân tích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xác định các lĩnh vực rủi ro, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện thanh tra thuế; trực tiếp hoặc hỗ trợ các Cục thuế thanh tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, doanh nghiệp có quy mô kinh doanh đa dạng, phức tạp, công ty đa quốc gia.
¾ Cục thuế
Phòng thanh tra Cục thuế tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
¾ Chi cục Thuế
Đội thanh tra thuế tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế; thanh tra các trường hợp do Đội Kiểm tra thuế và các Đội khác đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, theo quy định của Tổng cục Thuế thì những Chi cục Thuế nào thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh nghiệp thì mới được phép thành lập Đội thanh tra thuế.
Hiện tại, Chi cục Thuế TP. Vũng Tàu chưa có đội thanh tra thuế.
2.3.1.2. Tổ chức phòng thanh tra tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 02 phòng thanh tra thuế với 32 cán bộ, công chức. Về trình độ, trong 32 cán bộ, công chức có 01: trình độ thạc sĩ; còn
lại 31 cán bộ trình độ đại học, cao đẳng. Về thâm niên công tác, đa số cán bộ, công chức công tác tại Cục thuế trên 05 năm.
Sơđồ 2.2: Sơđồ tổ chức nội bộ Phòng thanh tra thuế
¾ Tổ lập kế hoạch thanh tra
Tổ lập kế hoạch thanh tra bao gồm 4 thành viên. Hàng năm được Trưởng phòng giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích và lập kế hoạch thanh tra hàng năm cho Cục thuế như: Tổng hợp số liệu từng doanh nghiệp xem trước đây đã thanh tra hay chưa, đã thanh tra những sắc thuế nào (hạn chế) hay là toàn bộ; sau đó lựa chọn những doanh nghiệp chưa thanh tra hoặc đã thanh tra từ 3-5 năm đưa vào phân tích theo hệ thống các tiêu chí (phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế, so sánh biến động giữa thuế TNDN/doanh thu giữa các năm, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu...) đã được Tổng Tổng cục Thuế xây dựng sẵn nhằm lọc ra những doanh nghiệp đủ điều kiện để đưa vào diện thanh tra, tiếp theo trình Trưởng phòng và Cục trưởng duyệt để gửi Tổng cục Thuế xem xét, quyết định cuối cùng.
Các thành viên trong tổ ngoài thời gian lập kế hoạch thanh tra được Trưởng phòng phân công tham gia vào hoạt động thanh tra.
¾Đoàn thanh tra
Căn cứ theo kế hoạch thanh tra được duyệt và quy trình kèm theo Quyết định 460/QĐ-TCT đoàn thanh tra tiến hành thanh tra đơn vị theo đúng quy trình thanh tra từ khâu ra quyết định đến kết luận thanh tra.
TRƯỞNG PHÒNG
TỔ LẬP KẾ HOẠCH THANH TRA (kiêm thành viên đòan thanh tra)
TỔ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO (kiêm thành
viên đoàn thanh tra) CÁC ĐOÀN
¾ Tổ giải quyết khiếu nại tố cáo
Sau khi ra biên bản kết luận thanh tra, nếu đối tượng được thanh tra không châp nhận, đồng ý với kết luận của Đoàn thanh tra thì đối tượng được thanh tra có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan thuế về quyết định, hành vi của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật. Khi đó, Tổ giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ được Trưởng phòng thanh tra chỉ định thành lập (Tổ này chỉ được thành lập khi có khiếu nại tố cáo xảy ra). Tổ tiến hành làm việc trực tiếp với đơn vị nhằm thu thập thông tin chi tiết về vụ việc. Nếu xảy ra sai phạm một mặt Tổ báo cáo Lãnh đạo phòng, mặt khác Tổ chuyển đầy đủ hồ sơ cho Phòng kiểm tra nội bộ để xử lý các bước tiếp theo.
Sơđồ 2.3: Mối liên hệ của 03 Tổ trong Phòng thanh tra thuế
Kế hoạch không
chuẩn sẽảnh hưởng Yếu tố tác động đến họat động Sau khi kế hoạch đươc duyệt dẫn đến thành lập
thanh tra tổ giải quyết này
Gây mất thời gian
Phân DN cho Thành lập khi xảy ra
từng trưởng đoàn khiếu nại, tố cáo
TỔ LẬP KẾ HOẠCH THANH TRA CÁC ĐOÀN THANH TRA TỔ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRƯỞNG PHÒNG THANH TRA
2.3.1.3. Mối quan hệ giữa bộ phận thanh tra với các Cơ quan chức năng và các bộ phận khác tại Cục thuế và các bộ phận khác tại Cục thuế
¾ Mối quan hệ giữa bộ phận thanh tra Cục thuế với các Cơ quan chức năng
Cơ quan Hải quan
Bộ phận thanh tra thuế thường xuyên phối hợp với Cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra hoàn thuế GTGT hàng xuất, nhập khẩu.
Cơ quan Công an
Bộ phận thanh tra thuế phối hợp với Cơ quan Công an trong việc xác định và xử lý các hành vi trốn thuế, gian lận thuế tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hệ thống Ngân hàng
Phối hợp chặc chẽ với hệ thống Ngân hàng trong nước để nắm bắt được các thông tin giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, các DN kinh doanh hàng hóa không có thật...
¾ Mối quan hệ giữa bộ phận thanh tra với các phòng ban khác trong Cục thuế
Phòng Kiểm tra thuế
Bộ phận thanh tra thuế phối hợp chặc chẽ với các phòng kiểm tra thuế để nắm bắt thông tin chi tiết về doanh nghiệp (tình hình hoạt động cũng như kê khai nộp thuế). Thu thập tài liệu, số liệu về doanh nghiệp chuẩn bị thanh tra.
Phòng Tin học
Phòng thanh tra thường xuyên phối hợp với Phòng Tin học mở các lớp tập