Văn bản chính sách, pháp luật nhà nước về thanh tra hiện hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế của cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 32)

Việc thanh tra thuế hiện nay được thực hiện theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội và được hướng dẫn bởi Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định

85/NĐ.CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định rõ từng trường hợp thanh tra, trách nhiệm, quyền hạn của đối tượng được thanh tra và cơ quan thanh tra.

Quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009 quy định chi tiết từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thanh tra và xử lý kết quả sau thanh tra.

1.2.9. Kinh nghiệm hoạt động thanh tra thuếở một số nước có thể vận dụng tại Việt Nam

¾ Kinh nghiệm nước ngoài:

y Hoạt động thanh tra thuế của Mỹ

Hệ thống thuế Mỹ chia thành hai cấp độ là thuế liên bang (thuế trung ương) và thuế bang (thuế địa phương). Chính sách thuế cũng như quản trị thuế liên bang và thuế bang hoàn toàn độc lập, tách biệt. Chính sách thuế liên bang do Quốc hội ban hành. Cục thu nội địa Mỹ chịu trách nhiệm thực thi trong toàn nước Mỹ. Là một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Ngân Khố Mỹ chịu trách nhiệm quản lý các sắc thuế liên bang. Trong hoạt động quản trị thuế, Cục thu nội địa Mỹ có mục tiêu "Lấy đối tượng nộp thuế là trung tâm".

Hoạt động thanh tra của Cục thu nội địa được chia làm nhiều cấp độ, trong đó chú trọng tới việc nghiên cứu mô hình, nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành công nghiệp cũng như xu hướng gia tăng của đối tượng nộp thuế để lựa chọn hoạt động thanh tra kiểm tra.

Để tiến hành hoạt động thanh tra có kết quả hàng năm Cục nội địa thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro để lựa chọn đối tượng được thanh tra. Đây là bước tất yếu cần phải thực hiện để tiến hành hoạt động thanh tra và dựa trên các tiêu chí : Tiêu chí 1: Đảm bảo tính công bằng. Tiêu chí 2: Tính điểm DIF là hệ thống tính điểm dựa trên phương pháp phân tích thống kê sử dụng nhiều biến số có liên quan đến nhau (Ví dụ: thu nhập, quy mô tài sản, và một số đặc tính của tờ khai) để ra các kết

quả logic là số thuế phải nộp sẽ dao động trong khoảng bao nhiêu. Tiêu chí 3:

Chương trình ưu tiên thanh tra để chú trọng vào thanh tra đối với những đối tượng có nhiều nghi ngờ. Tiêu chí 4: Kết quả chương trình nghiên cứu quốc gia sau đó đối chiếu với các thông tin lưu trữ về đối tượng nộp thuế để từ đó phân tích và phân loại các nghi vấn để ra các quyết định kiểm tra, thanh tra theo nguồn lực cán bộ hiện có. Chương trình thanh tra: Là chương trình phổ biến nhất và huy động nhiều cán bộ nhất. Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hai hình thức: Thư từ trao đổi : Trong trường hợp vấn đề nghi vấn, cần kiểm tra đơn giản và phạm vi hẹp, có thể đưa ra kết luận trong vài giờ, không cần xem kỹ số sách chứng từ. Thanh tra trực tiếp: Trong trường hợp vấn đề phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng, có thể mất vài tuần. Nhằm sử dụng nguồn lực cán bộ có hiệu quả hơn, các cán bộ được huy động thanh tra trực tiếp phải ở trình độ cao hơn các cán bộ thực hiện kiểm tra qua thư từ trao đổi.

Để hỗ trợ cho hoạt động thanh tra thuế, tại cục thu nội địa Mỹ còn hình thành ban điều tra hình sự chịu trách nhiệm điều tra các vi phạm về thuế mang tính hình sự, cưỡng chế thuế và điều tra các vụ việc liên quan đến rửa tiền và làm tiền giả, Ban cưỡng chế thu nợ về thuế của các đối tượng nộp thuế.

y Hoạt động thanh tra thuế của Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc hoạt động quản lý thuế được giao cho Cơ quan dịch vụ thuế quốc gia (Tổng cục thuế) Hàn Quốc trực thuộc Bộ tài chính với cơ cấu quản lý thuế của Hàn Quốc bao gồm 3 cấp: cấp 1: Các vụ và các phòng chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan thuế vụ quốc gia, cấp 2: Cơ quan thuế vùng dưới sự giám sát của cơ quan dịch vụ thuế quốc gia có trách nhiệm trực tiếp xử lý tính thuế đối với một số đối tượng nộp thuế trong những trường hợp đặc biệt, hướng dẫn và quản lý toàn bộ các hoạt động của cơ quan thuế quận huyện, cấp 3: Cơ quan thuế quận huyện.

Hoạt động thanh tra thuế được xây dựng xuyên suốt từ Tổng cục Thuế đến các cơ quan thuế quận huyện. Tại cơ quan thuế vùng đã xây dựng các phòng kiểm tra, thanh tra với chức năng chuyên biệt như sau: Phòng thanh tra và quản lý chịu trách nhiệm về kế hoạch thanh tra, thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến việc trốn thuế. Phòng các cán bộ thanh tra chịu trách nhiệm tiến hành thanh tra và xác định thuế. Phòng các cán bộ thanh tra đặc biệt chịu trách triệm về phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm.

Ở Hàn Quốc hệ thống tự tính tự nộp thuế đã áp dụng đối với hầu hết các loại thuế. Mỗi đối tượng nộp thuế phải tự nộp tờ khai thuế và trả đủ số thuế đó một cách tự nguyện thì được coi là trung thực nên chính sách cơ bản của Hoạt động thanh tra ở Hàn Quốc là thanh tra những đối tượng thuế không trung thực thực hiện trên nguyên tắc không thanh tra hai lần đối với đối tượng nộp thuế về cùng một loại thuế của cùng năm tính thuế.

y Hoạt động thanh tra thuế của Anh

Khi chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp, Luật quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn cơ quan thuế được quyền thanh tra bất kỳ một đối tượng nộp thuế nào mà không cần phải nêu lý do. Cơ quan thuế phải tiến hành bắt đầu việc thanh tra trong vòng 12 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tờ khai. Sau 12 tháng, cơ quan thuế chỉ thanh tra khi có thông tin từ các nguồn khác về việc cần phải tiến hành thanh tra.

Khi nhận được thông báo thanh tra doanh nghiệp không có quyền từ chối thanh tra và phải cung cấp sổ sách tài liệu và trả lời các câu hỏi có liên quan. Cơ

quan thuế không được xuống doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sổ sách tài liệu kế toán mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm gửi sổ sách tài liệu lên cơ quan thuế và đến cơ quan thuế giải trình khi có thông báo của cơ quan thuế đến làm việc liên quan tới nội dung thanh tra. Khi doanh nghiệp thấy việc thanh tra kéo dài hoặc gây phiền hà cho doanh nghiệp thì có quyền đề nghị Uỷ ban giải quyết khiếu nại xem xét dừng cuộc thanh tra. Khi xem xét nếu thấy đề nghị của doanh nghiệp là hợp lý Uỷ ban giải quyết khiếu nại quyết định trong vòng 30 ngày sau cơ quan thuế phải kết thúc thanh tra.

¾ Bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng tại Việt Nam

Thứ nhất, về mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra thuế. Hoạt

động thanh tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức chủ yếu được thực hiện ở cấp trung gian (Cục thuế tỉnh). Tại các quốc gia có tổ chức bộ phận thanh tra cấp trung ương thì chủ yếu là thực hiện công tác chỉ đạo, hỗ trợ thanh tra. Các phòng thanh tra tại cơ quan thuế được tổ chức với chức năng chuyên biệt, chỉ thực hiện một giai đoạn của hoạt động thanh tra như: Phòng thanh tra chịu trách nhiệm thu thập, xử lý phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra; Phòng Thanh tra thực hiện thanh tra và xác định thuế. Phòng thanh tra đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích ở những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm (Hàn Quốc, Anh).

Thứ hai, hầu hết các cơ quan thuế các nước đều có thẩm quyền điều tra trốn

thuế và bộ phận điều tra trốn thuế thường được tập trung tại cấp trung ương. Còn tại Việt Nam, Cơ quan thuế chưa có thẩm quyền này, mà thẩm quyền này là của Cơ quan Công an. Ở Việt nam, khi có bằng chứng cụ thể về hành vi trốn thuế Cơ quan Thuế phải tập hợp hồ sơ có liên quan và chuyển cho Cơ quan Công an để xử lý những công việc tiếp theo.

Thứ ba, về công tác nhân sự. Các nước đều có yêu cầu cao đối với việc tuyển

chọn thanh tra viên. Người được tuyển chọn thường phải đào tạo qua Đại học. Riêng Anh yêu cầu phải có 2 bằng đại học (1 bằng đại học Kinh tế hoặc đại học Thuế và 1 bằng đại học Luật). Những tiêu chuẩn cơ bản thanh tra viên cần phải có gồm:

- Có kiến thức chuyên sâu về thuế

- Có kiến thức về kế toán theo chuẩn mực trong nước và quốc tế và mối liên kết giữa các yêu cầu về kế toán tài chính và kế toán cho mục đích thuế.

- Có kỹ năng thanh tra, phân tích kinh tế.

- Có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc.

- Có kiến thức thành thạo về sử dụng máy tính (bao gồm kiến thức cơ bản về hệ điều hành, mô hình lưu trữ dữ liệu, các ứng dụng cơ sở và ứng dụng chuyên ngành sử dụng cho thanh tra).

- Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ.

Ngoài việc tuyển chọn các nước còn chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức thuế. Nhiều trung tâm được đầu tư hiện đại xếp hạng quốc tế hoặc khu vực như Trung tâm đào tạo của Nhật Bản, Malaysia, Pháp...thanh tra viên khi mới được tuyển dụng đều được dự các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cơ bản.

Tại Việt Nam, việc tuyển dụng hoàn thành sau khi thí sinh trải qua một kỳ thi riêng của Ngành thuế và đạt kết quả. Thế nên việc xem xét hồ sơ về bằng cấp, về kỹ năng của từng ứng viên còn hạn chế, có những trường hợp còn chưa học hết Đại học như Trung cấp, Cao đẳng..

Thứ tư, về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra. Nhóm các nước phát triển có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra thuế cao và tại cấp trung ương thường thành lập bộ phận “Thanh tra máy tính” (Thanh tra tin học, thanh tra thuế bằng máy tính). Thanh tra máy tính được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh tra và quyền truy cập, khai thác, sử dụng hệ thống dữ liệu của ĐTNT để xác định rõ số liệu thực về sổ sách kế toán và các giao dịch điện tử. Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có một số Cục thuế lớn trong cả nước mới có điều kiện thực hiện theo phương pháp này như Cục thuế TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội…, còn tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa thể thực hiện theo phương thức trên vì chưa có Trung tâm tích hợp dữ liệu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế, thanh tra thuế và sự cần thiết phải thanh tra thuế, đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra thuế, những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác thanh tra thuế. Luận văn cũng đã đề cập đến kinh nghiệm thanh tra tại một số nước, để từ đó đối chiếu với điều kiện của Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng.

Các vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta khái quát được những vấn đề lý thuyết cơ bản và là nền tảng cho việc phát triển nội dung ở các chương tiếp theo của toàn luận văn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 2.1.1. Tiềm lực kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.

Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đưa vào sử dụng nhà máy thép cán nguội.

Về du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút khá nhiều dự án FDI. Trong thời gian qua, Chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)... và đặc biệt là dự án phức hợp Casino nghỉ dưỡng Ho Tram Strip với số vốn đầu tư lên đến 4 tỷ đô la Mỹ.

Về Cảng Biển, Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ. Tính đến đầu năm 2011, Tỉnh có 21 cảng biển, với tổng công suất khoảng 45 triệu tấn/năm, trong đó có 3 cảng quốc tế tiếp nhận tàu chở container có trọng tải trên 50.000 tấn chạy thẳng sang Mỹ và châu Mỹ. Dự báo đến năm 2015, lượng hàng qua hệ thống cảng BR-VT sẽ đạt trên 60 triệu tấn và đến năm 2020, con số này sẽ là 120 triệu tấn.

Bà Rịa - vũng tàu có khoản 15 KCN (KCN Phú Mỹ I, KCN Đông Xuyên, KCN Mỹ Xuân A, KCN Mỹ Xuân A2, KCN Mỹ Xuân B1- CONAC, KCN Cái Mép, KCN Phú Mỹ II...), 01 Tổ hợp hóa Dầu Long Sơn, ngoài ra đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

2.1.2. Thu hút đầu tư

Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 295 dự án nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 28,07 tỷ USD. Trong đó, có 118 dự án trong KCN với tổng vốn đầu tư hơn 11,14 tỷ USD và 177 dự án ngoài KCN với tổng vốn đầu tư gần 17 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 6,43 tỷ USD, chiếm 22,9% trong tổng vốn đăng ký đầu tư.

Trong những năm gần đây Tỉnh luôn đứng trong tốp những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam. Nằm ở vị trí thứ 3 về việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Bảng 2.1: 05 Tỉnh/Thành phố có Tổng số thu NSNN lớn nhất trên cà nước giai đoạn 2010 – 2012 (Nguồn: Phòng TH-NV-DT, Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Đvt: Triệu đồng. STT Tỉnh/Thành phố Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 TP.Hồ Chí Minh 144.200.000 172.706.000 227.200.000 2 TP.Hà Nội 85.417.000 113.405.000 145.178.000 3 Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 78.350.000 87.938.000 101.350.000 4 TP.Hải Phòng 29.233.000 43.480.000 56.470.000 5 Tỉnh Đồng Nai 14.008.000 19.580.000 26.035.000 Tổng cộng 321.208.000 437.109.000 556.233.000

2.2. GIỚI THIỆU BỘ MÁY TỔ CHỨC TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VŨNG TÀU

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế của cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)