6. Kết cấu của đề tài
3.3.1 Đầu tƣ phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt
Từ thực trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam chƣa đƣợc đồng bộ, nhiều nơi còn xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng kịp yêu cầu của các hoạt động logistics đang tăng nhanh cả về số lƣợng và loại hình, dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các hoạt động logistics. Do vậy, cần phải đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cũng nhƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất của ngành logistics, tạo điều kiện cho hoạt động cung ứng logistics phát triển, góp phần giảm chi phí cho hoạt động thuê ngoài logistics cũng nhƣ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.
Đối với vận tải biển:
Việc xây dựng hệ thống cảng biển phải tuân thủ theo Quy hoạch cảng biển đã đƣợc Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển hệ thống cảng có hệ thống, tránh đầu tƣ dàn trải không đem lại hiệu quả sử dụng cao. Cần chú trọng phát triển hệ thống cảng container nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống cảng Việt Nam và sự phát triển của dịch vụ logistics, khắc phục tình trạng cảng vệ tinh, phụ thuộc hoàn toàn vào các cảng trung chuyển của nƣớc ngoài. Bên cạnh việc xây dựng cảng container trung chuyển quốc tế, cần phải đẩy mạnh hoạt động nâng cấp, phát triển năng lực tiếp nhận và xử lý hàng hóa của các cảng hiện tại.
Về nguồn vốn xây dựng cảng, ngoài nguồn vốn Nhà nƣớc nhƣ vốn từ ngân sách, vốn viện trợ, vốn vay của các tổ chức nƣớc ngoài, Nhà nƣớc có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài bằng cách kêu gọi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bỏ vốn vào đầu tƣ cho hệ thống cảng biển trong nƣớc. Hoặc cũng có thể tranh thủ nguồn vốn từ khu vực tƣ nhân thông qua mô hình “công tƣ hợp doanh” (Private Public Partnership – PPP). Để tranh thủ đƣợc vốn từ các nguồn này, các cơ quan quản lý vùng kinh tế biển, các khu vực cảng trọng điểm cần chuẩn bị tốt các dự án kêu gọi đối tác tham gia, cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan nhƣ quy hoạch tổng thể và chi tiết, quan điểm dài hạn trong quy hoạch phát triển biển cũng nhƣ các ƣu đãi mà họ nhận đƣợc. Các nhà đầu tƣ cũng cần phải đƣợc cam kết đầy đủ kịp thời các cơ sở hạ tầng thiết yếu nhƣ giao thông, năng lƣợng, viễn thông và đƣợc đối
xử bình đẳng nhƣ những doanh nghiệp Nhà nƣớc trong việc tiếp cận các hỗ trợ của Nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, cần đầu tƣ, tập trung phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu đội tàu, đặc biệt là tàu dầu, tàu hàng rời, tàu container, bảo đảm đội tàu biển Việt Nam đạt 8,5 - 9,5 triệu DWT vào năm 2015, đến năm 2020 đạt 11,5 - 13,5 triệu DWT. Từng bƣớc trẻ hoá đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm.6 Với tình trạng nhiều doanh nghiệp vận tải biển đang gặp khó khăn, ngày càng nhiều tàu biển neo bến không hoạt động, Nhà nƣớc cần có cơ chế tài chính riêng biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển giữ lại tàu hoặc mua lại tàu, nhất là những doanh nghiệp vẫn còn năng lực tốt, còn đang cầm cự để hoạt động. Đồng thời, nhà nƣớc cần ban hành quy chế định giá lại những con tàu biển.
Đối với hệ thống giao thông kết nối nội địa như đường sắt, đường bộ:
Đối với hệ thống giao thông đƣờng bộ, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, cầu đƣờng để có thể lƣu thông các xe ô tô lớn hơn, nới lỏng các giới hạn về tải trọng, trọng lƣợng và kích thƣớc xe để các xe lớn hơn có thể lƣu thông trên các tuyến đƣờng thích hợp. Đồng thời, Sở giao thông vận tải tại các địa phƣơng cũng cần triển khai nâng cấp mở rộng các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ cũng nhƣ hệ thống cầu tại những nơi có nhu cầu vận tải lớn, theo đúng kỹ thuật, đảm bảo cho các phƣơng tiện vận tải chuyên dụng có thể lƣu thông thông suốt.
Đối với hệ thống đƣờng sắt, Tổng công ty đƣờng sắt Việt Nam cần phối hợp với các ngành, các cấp quy hoạch toàn tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh, kêu gọi nguồn vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế, liên doanh, liên kết với các tập đoàn trong và ngoài nƣớc làm tổng thầu, xây dựng mới hệ thống đƣờng sắt. Đối với các tuyến nhất kết nối giữa tuyến đƣờng sắt với các cảng biển Hải Phòng, Đà nẵng hay cụm cảng ở khu vực phía nam nhƣ Cái Mép, Thị Vải, Hiệp Phƣớc, Nhà Bè... phải đƣợc ƣu tiên đầu tƣ, cải tạo nâng cấp hoặc xây mới để đảm bảo hoạt động phân
phối và lƣu thông hàng hóa. Ngoài ra, Tổng công ty đƣờng sắt Việt Nam cũng cần phải tăng cƣờng số đầu máy, toa xe nhất là số toa xe chuyên dụng để vận chuyển container, đầu tƣ thiết bị chuyên dụng nhƣ cầu container tại các ga chính, để nâng cao năng lực xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa.