6. Kết cấu của đề tài
2.3.4 Nhận xét đánh giá chung về hoạtđộng thuê ngoài logistic tại Việt Nam
“công ty luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng” chỉ ở mức 2.64 trên thang đo 5. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới làm đại lý, trung gian chứ chƣa đáp ứng đƣợc cả chuỗi logistics bao gồm cả các nhà điều hành vận tải đa phƣơng thức và nhà cung cấp dịch vụ logistics. Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), các doanh nghiệp trong nƣớc mới chỉ đáp ứng chuyên chở đƣợc 18% tổng lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu; phần còn lại do các công ty logistics nƣớc ngoài nắm giữ. Do thiếu tính tự chủ nên các doanh nghiệp nƣớc nhà chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
2.3.4 Nhận xét đánh giá chung về hoạt động thuê ngoài logistic tại Việt Nam Nam
2.3.4.1 Ưu điểm
Sau gần 25 năm phát triển, logistics Việt Nam đã và đang từng bƣớc phát triển, hiện nay các công ty logistics Việt Nam chiếm khoảng hơn 20% thị phần trong nƣớc. Con số này còn khá khiêm tốn, tuy nhiên logistics là ngành còn non trẻ ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Dù mới chỉ chiếm đƣợc 20% thị phần nhƣng nó đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, ngành logistics ra đời góp phần làm giảm chi phí phân phối hàng hóa, chi phí giao nhận, chí phí đầu tƣ xây dựng kho bãi. Thay vì phải đầu tƣ vốn vào xây dựng kho bãi, mua phƣơng tiện vận chuyển, thuê nhân viên thì giải pháp tối ƣu nhất là tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài logistics. Việc giảm chi phí khi thuê ngoài logistics góp phần làm giảm giá thành sản phẩm , nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Hoạt động thuê ngoài logistics giúp cho doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm thời gian cũng nhƣ chi phí vận chuyển. Việc sử dụng dịch vụ logistics cũng giúp cho doanh nghiệp sản xuất kiểm soát đƣợc nguyên liệu đầu vào, đảm bảo kế hoạch sản xuất ổn định.