0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI LOGISTICS TẠI VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

6. Kết cấu của đề tài

1.2.5.2. Đối với các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụ logistics có vai trò rất to lớn.

Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ƣu hóa quá trình lƣu chuyển hàng hóa, dịch vụ, logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ có đƣợc chiến lƣợc phát triển dịch vụ logistics đúng đắn. Ngƣợc lại, có không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động này nhƣ: lựa chọn sai vị trí, sai nguồn cung cấp hàng hóa, xác định mức dự trữ và nguồn dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả.

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhờ có hoạt động logistics mà doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi

phí thấp nhất.

Ngoài ra, logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ. Theo các chuyên gia ngoại thƣơng, giấy tờ rƣờm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong vận chuyển và mậu dịch quốc tế. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký kết hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đƣa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng.

Phát triển dịch vụ logistics giúp rút ngắn khoảng cách về không gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của khách hàng.

Những năm trƣớc đây, khi lƣợng hàng hóa trong lƣu thông nội địa và quốc tế có khối lƣợng chƣa lớn, nhiều quốc gia, doanh nghiệp đã tự tiến hành các dịch vụ phục vụ quá trình lƣu chuyển hàng hóa nhƣ: vận chuyển, lƣu kho, dự trữ hàng hóa. Những năm trở lại đây, khi kinh tế thị trƣờng phát triển mạnh, khối lƣợng và giá trị hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia, các nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, các dịch vụ phục vụ quá trình lƣu chuyển hàng hóa cũng ngày càng phát triển. Các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, kinh doanh dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều và từ chỗ chỉ chuyên kinh doanh loại dịch vụ (dịch vụ vận chuyển hay dịch vụ giao nhận, kho bãi) nay đã phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh tất cả các dịch vụ phục vụ quá trình lƣu chuyển của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

Nhờ có công nghệ thông tin phát triển, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics có thể đáp ứng nhu cầu về hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng ở khắp các châu lục với các dịch vụ hiện đại, thuận tiện và hiệu quả. Phƣơng thức cung cấp hàng hóa “Door to door” (giao hàng tận nhà) đang dần trở nên phổ biến. Ngƣời tiêu dùng ở châu lục này vẫn có thể lựa chọn và mua đƣợc hàng hóa ở châu lục khác một cách thuận tiện, nhanh chóng nhờ có dịch vụ logistics toàn cầu.

là sự phát triển của thƣơng mại điện tử đã giúp rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, đồng thời giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng trong điều kiện hội nhập.

Dịch vụ logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place) và đóng vai trò then chốt trong việc đƣa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/ dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến đƣợc với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định.

Để tiến hành các dịch vụ cụ thể trong hệ thống logistics, nhất thiết phải có những chi phí nhất định. Hình 3 cho thấy những khoản chi phí cơ bản trong các hoạt động của dịch vụ logistics.

Nguồn: Logistics Những vấn đề cơ bản, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân

Khác với mục tiêu của marketing là tối đa hóa lợi nhuận của công ty trong dài hạn, mục tiêu của dịch vụ logistics là cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời nhƣng tổng chi phí phải bỏ ra là thấp nhất. Tổng chi phí đƣợc xác định theo công thức sau:

Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí vận chuyển + Chi phí lưu kho, lưu bãi + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí dự trữ.

Nói tóm lại, trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới, để đƣa ra quyết định cung ứng dịch vụ logistics một cách đúng đắn, hiệu quả, các doanh nghiệp cần cân đối giữa thu và chi nhằm lựa chọn đƣợc phƣơng án có thể áp dụng nhu cầu tốt nhất với tổng chi phí nhỏ nhất. Vì thế, dịch vụ logistics có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3. Hoạt động thuê ngoài ở một số nước trên thế giới

1.3.1 Tổng quan về thị trƣờng thuê ngoài logistics trên thế giới

Hàng năm, tổ chức tƣ vấn Capgemini (Capgemini Consulting) phối hợp với Đại học Penn State và Panalpina tiến hành khảo sát về hoạt động thuê ngoài logistics trên toàn thế giới. Theo số liệu của cuộc khảo sát lần thứ 17 đƣợc thực hiện trong năm 2012, doanh thu 3PL toàn cầu tăng trên tất cả các khu vực chính trừ Châu Âu. Tổng doanh thu đã tăng 13,7% từ 541,6 tỷ USD trong năm 2012 lên 616,1 tỷ USD.

Khu vực Mỹ Latinh tuy có mức doanh thu khá thấp nhƣng lại có tốc độ tăng trƣởng doanh thu 3PL lớn nhất so với các khu vực khác: tăng 43,6% từ 27,5 tỷ USD năm 2011 lên 39,5 tỷ USD trong năm 2012. Ở các khu vực khác, bao gồm các khu vực đang phát triển nhƣ Trung Đông, Châu Phi, doanh thu 3PL còn tăng cao hơn cả khu vực Mỹ Latinh: tăng 54% từ 42,3 tỷ USD (2011) lên 65,2 tỷ USD (2012). Khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng là khu vực có doanh thu 3PL lớn nhất thế giới trong năm 2012 với 191,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2011. So với các khu vực khác, Bắc Mỹ có tốc độ tăng trƣởng doanh thu 3PL tƣơng đối thấp, chỉ 7,2%, doanh

thu tăng từ 149,1 tỷ USD trong năm 2011 lên 159,9 tỷ USD trong năm 2012. Đặc biệt ở Châu Âu, doanh thu 3PL lại giảm 2,8% từ 165,1 tỷ USD trong năm 2011 xuống còn 160,4% trong năm 2012. Qua đây, ta thấy sự phát triển mạnh của 3PL tại các thị trƣờng mới nổi và thị trƣờng đang phát triển, trong khi ở các thị trƣờng các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và Châu Âu, tốc độ tăng trƣởng của 3PL lại thấp hơn.

Xét trên cấp độ quốc gia, Mỹ tiếp tục là nƣớc có doanh thu 3PL lớn nhất thế giới với doanh thu năm 2012 đạt 133,8 tỷ USD, chiếm 84% doanh thu khu vực Bắc Mỹ và 22% doanh thu toàn thế giới. Trung Quốc vẫn duy trì là thị trƣờng 3PL lớn thứ hai sau Mỹ với doanh thu 88,6 tỷ USD, chiếm 46% doanh thu khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng và 14% doanh thu toàn thế giới. (Current state of 3PL market, 2012).

Bảng 1.1: Doanh thu 3PL thế giới năm 2012 theo khu vực (tỷ USD)

Khu vực Bắc Mỹ Châu Âu Châu Á Thái Bình Dƣơng Mỹ Latinh Khu vực khác Toàn thế giới Doanh thu 3PL 159,90 160,40 191,10 39,50 65,20 616,10

Nguồn: 2013 Third-Party Logistics Study, trang 7

Hình1. 4: Doanh thu 3PL thế giới năm 2012 theo khu vực (tỷ USD)

Doanh thu 3PL tăng đều qua các năm cho thấy xu hƣớng chung của các chủ hàng sẽ thuê ngoài nhiều hơn nữa các hoạt động logistics của mình. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số chủ hàng muốn tự thực hiện các hoạt động logistics họ đã từng thuê ngoài. Theo khảo sát, có khoảng 65% các chủ hàng cho biết họ sẽ thuê ngoài

nhiều hơn nữa. Trong khi đó, có khoảng 22% các chủ hàng lại cho biết họ sẽ quay trở lại tự thực hiện một số hoạt động họ đã từng đƣợc thuê ngoài. Điều này cho thấy, xu hƣớng gia tăng thuê ngoài vẫn là xu hƣớng chính của thị trƣờng logistics. Bên cạnh đó, phần lớn các chủ hàng cho biết họ đang giảm số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài logistics. (2013 Third-Party Logistics Study, trang 8).

1.3.2. Các dịch vụ đƣợc thuê ngoài logistics trên thế giới


Dựa trên kết quả khảo sát chủ hàng và nhà cung cấp dịch vụ 3PL trên toàn thế giới về tình hình thuê ngoài logistics, các dịch vụ đƣợc thuê ngoài nhiều nhất là hoạt động vận tải, lƣu kho, giao nhận và khai thuê hải quan.

Bảng 1.2: Các dịch vụ logistics đang đƣợc thuê ngoài (%)

Các dịch vụ logistics đang đƣợc thuê ngoài Tất cả Bắc Mỹ Châu Âu Châu Á- Thái Bình Dƣơng Châu Mỹ La tinh Vận tải quốc tế 76 64 86 79 82

Vận tải nội địa 71 67 81 76 61

Lƣu kho 63 61 72 59 51

Giao nhận 53 54 60 46 47

Khai thuê hải quan 52 52 57 44 57

Logistics ngƣợc 26 27 31 23 19

Cross-docking 25 29 31 18 19

Đóng gói, dán nhãn, lắp ráp 25 25 31 21 20 Lập kế hoạch và quản lý vận tải 22 24 27 19 15

Quản lý tồn kho 19 16 15 21 17

Kiểm tra hóa đơn vận tải và

thanh toán 18 32 13 11 5

Dịch vụ IT 13 16 16 14 9

Quản lý và thực hiện đơn hàng 14 19 10 15 14 Logistics phụ kiện dịch vụ 12 11 14 12 12

Dịch vụ khách hàng 10 8 7 17 14

Tƣ vấn chuỗi cung ứng (cung

cấp bởi 3PLP) 10 14 7 9 9

Quản lý Fleet 8 8 8 8 9

Các dịch vụ liên quan đến chuỗi

cung ứng xanh/ Sustainability 6 3 7 6 6

Nguồn: 2012 Third-Party Logistics Study, trang 10

Trong đó, tỷ lệ các công ty đƣợc hỏi thuê ngoài hoạt động vận tải quốc tế trên tất cả các khu vực là 76%, trên các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á-Thái Bình Dƣơng và Mỹ Latinh lần lƣợt là 64%, 86%, 79%, 82%. Tƣơng tự, tỷ lệ thuê ngoài vận tải nội địa trên thế giới và các khu vực lần lƣợt là 71%, 67%, 81%, 76% và 61%. Tỷ lệ thuê ngoài hoạt động lƣu kho tƣơng ứng lần lƣợt là 63%, 61%, 72%, 59%, 51%. Điều này phản ánh rõ ràng các hoạt động logistics truyền thống vẫn là những hoạt động đƣợc thuê ngoài nhiều nhất. Đây cũng là các dịch vụ mà các 3PLP có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quản lý hiệu quả nhất, đồng thời ít tạo ra các nguy cơ phụ thuộc hay lộ bí mật đối với các công ty đi thuê ngoài.

Các dịch vụ ít đƣợc thuê ngoài nhất là dịch vụ IT (chỉ 13% các công ty đƣợc hỏi cung cấp dịch vụ này), thực hiện và quản lý đơn hàng (16%), dịch vụ tƣ vấn chuỗi cung ứng (10%), quản lý phƣơng tiện vận tải (fleet management) (8%), dịch vụ khách hàng (10%) và dịch vụ LLP/4PL (8%). Điểm chung của các dịch vụ này là đều có phần mang tính chiến lƣợc, có tính nhạy cảm, và phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tức là các công ty thuê ngoài dịch vụ. Lý do khiến cho tỷ lệ thuê ngoài các dịch vụ này thấp một phần là vì các công ty thuê ngoài e ngại sẽ phải chia sẻ thông tin hoặc mất quyền kiểm soát đối với hoạt động logistics của công ty mình.

1.3.3. Một số nhà cung cấp dịch vụ 3PL hàng đầu thế giới

Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL hàng đầu thế giới hiện nay đều có phạm vi hoạt động trải rộng khắp thế giới. Doanh thu hàng năm đều đƣợc tính bằng tỷ USD. Dƣới dây là danh sách 10 nhà cung cấp dịch vụ 3PL có doanh thu năm 2011 lớn nhất thế giới. Cũng nhƣ các năm trƣớc, DHL và Kuehn + Nagel vẫn là hai nhà cung cấp dịch vụ 3PL lớn nhất thế giới.

Bảng 1.3: Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL hàng đầu thế giới

TT Nhà cung cấp dich vụ 3PL Doanh thu (triệu USD)

1 DHL Supply Chain & Global Forwarding 32.160

2 Kuehne + Nagel 22.181

3 DB Schenker Logistics 20.704

4 Nippon Express 20.313

5 C.H. Robinson Worldwide 10.336

6 CEVA Logistics 9.602

7 UPS Supply Chain Solutions 8.923

8 Hyundai GLOVIS 8.588

9 DSV 8.170

10 Panalpina 7.358

Nguồn: http://3plogistics.com/Top_50_Global_3PLs.htm

1.3.4. Các doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics

Theo báo cáo hàng năm về hoạt động thuê ngoài trên thế giới lần thứ 17 (2013 Third – Party Logistics Study), hoạt động thuê ngoài logistics ngày càng phổ biến trong mọi ngành sản xuất. Dƣới đây là biểu đồ tổng hợp các công ty trong các ngành khác nhau có sử dụng dịch vụ 3PL. Từ biểu đồ này ta thấy, các ngành sử dụng dịch vụ thuê ngoài logistics nhiều nhất là các ngành sản xuất (13% trong số các công ty tham gia khảo sát), ngành điện tử công nghệ cao (10%) và hàng tiêu dùng (9%). Đây là những ngành có chuỗi cung ứng lớn và phức tạp nhất, với những doanh nghiệp lớn trong ngành, chuỗi cung ứng có thể trải rộng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc quản lý những chuỗi cung ứng lớn nhƣ vậy là một công việc phức tạp và vất vả. Việc cung cấp các nguyên vật liệu, linh kiện hay phân phối các sản phẩm cũng nhƣ nhiều dịch vụ khác đòi hỏi phải đƣợc thực hiện một cách chính

xác và kịp thời. Do vậy, các doanh nghiệp trong ngành không thể tự thực hiện hiệu quả tất cả các công việc trong cung ứng. Nhu cầu thuê ngoài các hoạt động logistics trở nên bức thiết đối với các doanh nghiệp này. Các 3PLP với tính chuyên nghiệp cao, linh hoạt trong mọi tình huống và có khả năng bao quát rộng sẽ giúp cho các doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất cả về mặt chi phí và chất lƣợng.

Hình 1.5: Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics theo ngành (%)

Nguồn: 2012 Third-Party Logistics Study

Cũng theo số liệu của cuộc khảo sát này, trung bình trong năm 2012, các doanh nghiệp chi khoảng 12% doanh thu của mình cho các hoạt động logistics. Trong tổng chi phí cho logistics đó, chi phí để thuê ngoài chiếm tới 39%. So với năm 2011, tỷ lệ chi phí của doanh nghiệp cho hoạt động logistics vẫn không đổi nhƣng tỷ lệ chi phí logistics dành cho thuê ngoài lại giảm từ 42% xuống 39%. Tuy nhiên, doanh thu 3PL năm 2012 lại tăng hơn so với năm trƣớc, điều này cho thấy thị trƣờng 3PL đang đƣợc mở rộng.

Chi phí cho logistics bao gồm chi phí cho các hoạt động vận tải, phân phối, kho bãi và các hoạt động giá trị gia tăng khác. Trong đó, các hoạt động vận tải và các hoạt động liên quan đến kho bãi chiếm nhiều chi phí nhất. Chi phí để thuê ngoài hoạt động vận tải chiếm 54% và chi phí thuê ngoài các hoạt động liên quan kho bãi chiếm 36% tổng chi phí thuê ngoài logistics của doanh nghiệp.

Hình1.6: Chi tiêu cho logistics và thuê ngoài logistics

T m tắt chƣơng 1

Chƣơng 1 nêu lên các cơ sở lý thuyết về hoạt động thuê ngoài logistics và dịch vụ logistics. Nêu ra các giai đoạn phát triển của logistics nói chung và thuê ngoài logistics ở Việt Nam. Tác giả lựa chọn một số hoạt động thuê ngoài logistics tiêu biểu tại Việt Nam để làm cơ sở cho phần thực trạng ở chƣơng 2. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu lên vai trò của hoạt động thuê ngoài logistics đối với nền kinh tế nòi chung và đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nói riêng. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu sơ lƣợc về hoạt động thuê ngoài logistics trên thế giới để thấy đƣợc sự phát triển của hoạt động thuê ngoài logistics.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

2.1 Tổng quan hoạt động logicstics tại Việt Nam

So với mặt bằng chung của thế giới, hoạt động logistics nói chung và thuê ngoài logistics ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Do mới chỉ xuất hiện cách đây chƣa lâu, khi Chính phủ xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, thực hiện giao lƣu kinh tế với nƣớc ngoài, cộng với cơ sở hạ tầng còn kém phát triển cùng với các điều kiện kinh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI LOGISTICS TẠI VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

×