Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 116 - 119)

8. Bố cục của luận văn

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Thứ nhất: nghiên cứu để trình các cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số

điểm trong chính sách tín dụng

Chính sách TD thể hiện trong Luật các TCTD chƣa hoàn toàn tạo cho TCTD tính độc lập về tƣ duy, quyền lực về chuyên môn. Các TCTD luôn phải theo đuổi các mệnh lệnh về kinh tế hoặc dự đoán về cơ chế chính sách thiếu rõ ràng, vì vậy vốn không sinh lời có xu hƣớng gia tăng. Việc xử lý nợ tồn đọng còn chịu ảnh hƣởng bởi cơ chế bao cấp, ỷ vào việc “khoanh, giãn, xóa” hoặc cho vay theo chỉ định của Chính phủ, do đó cứ trong vòng luẩn quẩn thiếu tự chủ, bị lệ thuộc.

Thứ hai: bảo đảm việc ban hành hoặc tham mƣu cho chính phủ ban hành chính sách tín dụng ngân hàng phù hợp với thực tiễn

Nhiều chính sách TD ban hành còn mang nặng tính chủ quan, chƣa giải quyết thỏa đáng những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra, dẫn tới hiệu quả mang lại thấp. Trong số này phải kể đến một số chính sách TD lớn nhƣ chính sách cho vay "đánh bắt hải sản xa bờ", chính sách cho vay "tôn nền nhà trên cọc", chƣơng trình cho vay mía đƣờng, chính sách TD hỗ trợ ngành cà phê, chính sách “hỗ trợ lãi suất”… Nhìn chung, ý tƣởng của những chính sách này rất tốt, nhƣng một số qui định của chính sách lại mang tính chủ quan, nên vốn đầu tƣ cho các chƣơng trình này có tỷ lệ thu hồi thấp, ảnh hƣởng không tốt đến một số khía cạnh về KT-XH và hoạt động của các NHTM. Cá biệt, còn thể hiện tính thiên vị cho đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách hoặc xác định “nhầm” đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách, nên đã làm “méo mó” hình ảnh tốt đẹp mà chính sách hƣớng tới. Đề nghị trong thời gian tới việc ban hành các chính sách TDNH khắc phục đƣợc những tồn tại này.

Thông tƣ số 09/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 “Quy định việc sử dụng các phƣơng tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng” đã tạo ra không ít phiền hà cho một số đối tƣợng KH nhƣ: Hộ gia đình SXKD thu mua nông hải sản, vay tiêu dùng, nông dân sản xuất nông nghiệp vì đối tƣợng KH này và KH đối tác của họ chƣa quen với phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy, kiến nghị NHNN cần có cơ chế thoáng hơn và có thể cho phép NHTM giải ngân bằng tiền mặt đối với những đối tƣợng KH này.

Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN “Về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ” thì các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ đƣợc giữ nguyên nhóm nợ. Vì thế, trong năm 2012 và 2013, các NHTM mạnh dạn cho cơ cấu lại các khoản nợ mà không sợ nợ xấu tăng cao. Vì vậy, NHNN cần phải có cơ chế chính sách kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ đƣợc cơ cấu này của NHTM; yêu cầu các NHTM phải phân tích, đánh giá thực trạng, có biện pháp và thời gian cụ thể xử lý dứt điểm những khoản nợ này để giảm bớt xu hƣớng nợ xấu phát sinh cao đang đe dọa nghiêm trọng đến CLTD của hệ thống NHTM.

Thứ ba: hạn chế dần để đi tới xóa bỏ bao cấp trong công tác cho vay

Do chƣa dự tính hết tính phức tạp của các quan hệ kinh tế hoặc chủ quan trong ban hành, nhiều chính sách TD thể hiện sự bao cấp trong HĐTD. Nhiều chính sách do chƣa căn cứ vào khả năng tài chính của KH để cho vay, dẫn tới nhiều KH vay không trả đƣợc nợ, phải xử lý bằng cơ chế khoanh, xóa nợ thể hiện sự bao cấp trong HĐTD.

Bài học kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới chỉ ra rằng ƣu đãi các điều kiện vay vốn đối với ngƣời nghèo là cần thiết, riêng ƣu đãi về lãi suất nên duy trì ở mức độ chừng mực, nếu quá ƣu đãi về lãi suất thì sẽ gây tổn hại cho cả ngƣời vay và TCTD cho vay.

Thứ tư: tiếp tục thực hiện một số nội dung khác liên quan đến thanh tra,

giám sát, xử lý nợ xấu, mua bán nợ

Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra HĐTD của các NHTM, từ đó phát hiện sớm các sai sót, xu hƣớng lệch lạc… để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh kiểm tra cần phòng ngừa xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện TD của các TCTD, dẫn tới nguy cơ rủi ro trong HĐTD của không chỉ một NH mà cả hệ thống.

NHNN cần ban hành quy chế chuyển nợ thành vốn góp giúp NH có cơ sở để tiến hành xúc tiến cải tổ lại hoạt động của DN, mở rộng có thể thu hồi nợ.

Hậu quả của gánh nặng nợ xấu tồn đọng không phải chỉ do ngành NH gây ra mà đây còn là hậu quả của chính sách, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, sự diễn biến bất thƣờng của thiên tai, môi trƣờng kinh tế vĩ mô, điều hành yếu kém của các DN,... Đề nghị NHNN Việt Nam báo cáo Chính phủ cần ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực dự báo, đẩy mạnh phát triển hoạt động bảo hiểm... góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM.

NHNN cần có cơ chế cho NHTM có quyền chủ động trong xử lý phát mãi tài sản thu hồi nợ, không quá lệ thuộc vào nhiều ngành, gây khó khăn chồng chéo, kéo dài thời gian xử lý nợ quá mức. Kiến nghị NHNN nghiên cứu trình Quốc hội, đƣa

vào Luật các tổ chức tín dụng quyền đƣợc trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình xử lý thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 116 - 119)