Kết quả hoạt động kinhdoanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 69)

8. Bố cục của luận văn

2.2.3. Kết quả hoạt động kinhdoanh

Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2013, kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT đƣợc thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu sau:

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Tổng thu nhập 5,054 100% 8,951 100% 7,789 100% 8,130 104% 1.Thu từ h/động tín dụng 4,403 87.1% 7,744 86.5% 6,571 84.4% 6,837 87.8% 2.Thu từ h/động dịch vụ 144 2.8% 236 2.6% 231 3.0% 330 4.2%

3.Thu KD ngoại hối 303 6.0% 551 6.2% 532 6.8% 528 6.8%

4.Thu khác 204 4.0% 420 4.7% 455 5.8% 435 5.6%

II. Tổng chi phí 4,205 100% 7,742 100% 6,823 100% 6,940 100%

1.Chi từ h/động tín dụng 3,108 73.9% 5,681 73.4% 5,067 74.3% 5,128 73.9%

2.Chi từ h/động dịch vụ 34 0.8% 93 1.2% 89 1.3% 132 1.9%

3.Chi KD ngoại hối 281 6.7% 556 7.2% 508 7.4% 486 7.0%

4.Chi khác 782 18.6% 1,412 18.2% 1,159 17.0% 1,194 17.2%

III. Chênh lệch TN-CP

Tăng trưởng (tỷ lệ) 292 48.1% 360 42.4% -243 -20.1% 224 23.2%

Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh của hệ thống NHTM tỉnh BR-VT

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐNH trên địa bàn của NHNN tỉnh BR-VT qua các năm)

Đ/v: tỷ đồng

Ƣớc năm 2013 Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

849 1,209 966 1,190

Với số liệu thể hiện trong bảng 2.10 trên, ta thấy đƣợc lợi nhuận của cả hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT tăng mạnh trong hai năm đầu (2010 đến 2011), cụ thể: năm 2010 đạt 849 tỷ đồng (tăng 292 tỷ đồng hay tăng 48,1% so với năm 2009), năm 2011 đạt 1.209 tỷ đồng (tăng 360 tỷ đồng hay tăng 42,4% so với năm 2010), đây là tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận khá cao so với các ngành khác trên địa bàn. Nhƣng năm 2012 thì lợi nhuận của hệ thống NHTM trên địa bàn giảm mạnh, tính cả năm lợi nhuận chỉ đạt 966 tỷ đồng (giảm 243 tỷ đồng và tỷ lệ giảm 20,1% so với năm 2011). Qua năm 2013, hoạt động của các NHTM trên địa bàn đã tạm ổn định hơn so với năm trƣớc nên trong chín tháng đầu năm, lợi nhuận cả hệ thống đạt 1.190 tỷ đồng, tăng so với cả năm 2012 là 224 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm

2013 vẫn là năm khó khăn cho hệ thống NH nói chung và hệ thống NHTM tỉnh BR- VT nói riêng.

Lợi nhuận của NHTM chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ HĐTD, nguồn thu từ HĐTD chiếm từ 80% đến 87% tổng nguồn thu của cả hệ thống NHTM trên địa bàn. Trong hai năm đầu và năm cuối của kỳ nghiên cứu, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng nên nguồn thu nhập từ HĐTD tăng cao, lợi nhuận cũng tăng cao. Riêng năm 2012, doanh số cho vay và thu nợ của hệ thống NHTM trên địa bàn giảm mạnh, làm cho doanh thu từ HĐTD sụt giảm đáng kể (giảm 1.173 tỷ đồng so với năm 2011) kéo theo lợi nhuận giảm cả hệ thống NHTM giảm trầm trọng trong khi các NHTM này đã mạnh tay cắt giảm rất nhiều các khoản chi phí, đặc biệt là các chi phí không cần thiết nhƣ chi phí khác. Kết quả kinh doanh tính đến cuối năm 2012 toàn địa bàn có: 7/8 chi nhánh NHTM quốc doanh và 20/28 chi nhánh NHTM ngoài quốc doanh đạt thu nhập lớn hơn chi phí, còn lại 1/8 chi nhánh NHTM quốc doanh và 8/28 chi nhánh NHTM ngoài quốc doanh đạt thu nhập nhỏ hơn chi phí.

2.3. Đánh giá CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013

2.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT 2.3.1.1. Nợ xấu, nợ quá hạn và nợ đƣợc cơ cấu lại 2.3.1.1. Nợ xấu, nợ quá hạn và nợ đƣợc cơ cấu lại

+ Nợ xấu

Theo báo cáo thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh BR-VT, tình hình dƣ nợ của hệ thống NHTM trên địa bàn từ năm 2010 đến năm 2013 đƣợc phân nhóm nhƣ sau:

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nhóm 1 20,776 90.67% 21,395 86.14% 18,182 77.05% 19,595 76.89% Nhóm 2 1,647 7.19% 2,310 9.30% 4,563 19.34% 4,878 19.14% Nhóm 3 224 0.98% 490 1.97% 306 1.30% 428 1.68% Nhóm 4 88 0.38% 303 1.22% 286 1.21% 294 1.15% Nhóm 5 178 0.78% 339 1.36% 260 1.10% 290 1.14% Tổng DN cho vay 22,913 100% 24,837 100% 23,597 100% 25,485 100% Nợ xấu (nhóm 3-5) Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.11: Dƣ nợ cho vay phân theo nhóm nợ, nợ xấu

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐTD trên địa bàn của NHNN tỉnh BR-VT qua các năm)

Đ/v: tỷ đồng

Nhóm nợ

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ƣớc năm 2013

490 1,132 852 1,012

2.14% 4.56% 3.61% 3.97%

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá CLTD của NHTM, từ năm 2010 đến năm 2013, nợ xấu của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT có xu hƣớng tăng vào những năm cuối và ở mức tỷ lệ tƣơng đối cao. Cụ thể: năm 2010, nợ xấu toàn hệ thống là 490 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 2,14%; năm 2011, nợ xấu của cả hệ thống tăng cao đột biến so với năm trƣớc, cuối năm nợ xấu ở mức 1.132 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,56% dƣ nợ cho vay (tăng 642 tỷ đồng, tỷ lệ tăng thêm 2,42%); đến năm 2012 tuy nợ xấu có giảm cả số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối nhƣng vẫn còn ở mức cao, số dƣ nợ xấu 852 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 3,61%. Qua năm 2013, các NHTM trên địa bàn đã tích cực xử lý nợ xấu nhƣ chƣa đạt hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu tăng lên cao hơn so với đầu năm, cụ thể là 3,97% (1.012 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vào cuối năm 2011, tình hình kinh tế suy giảm, KH gặp khó khăn về tài chính, một số DN thua lỗ liên tục, lâm vào tình trạng ngƣng hoạt động, giải thể nên dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ vay cho NH làm cho nợ xấu NH tăng cao.

Ngoài ra, tỷ trọng nợ nhóm 2 của cả hệ thống NHTM trên địa bàn là khá cao, cụ thể từ năm 2010 đến 2011 lần lƣợc là 7,19% và 9,3%, nhƣng qua năm 2012 và 2013 tỷ trọng này tăng gấp bội và ở mức trên 19%. Đây là khoản nợ tiềm ẩn, có khả năng chuyển nợ xấu rất cao, ảnh hƣớng rất lớn đến CLTD và khả năng rủi ro trong HĐTD của hệ thống NHTM trên địa bàn trong thời gian tới.

+ Nợ quá hạn, nợ đƣợc cơ cấu lại

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn, theo quy định phân loại nợ của NHNN thì nợ quá hạn chƣa quá 90 ngày hay các khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu vẫn chƣa phải nợ xấu và trong nợ xấu còn có các khoản nợ chƣa quá hạn nếu nhƣ khoản nợ đó bị chuyển sang nhóm 3 trở lên trong trƣờng hợp NH có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm. Vì vậy, chỉ tiêu nợ quá hạn chƣa thể phản ánh đƣợc cụ thể CLTD của NHTM. Trong khi đó, dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại gồm các khoản nợ xấu và các khoản nợ có xu hƣớng chuyển sang nợ xấu rất cao, các khoản nợ này chứa đựng nhiều rủi ro cho NHTM. Vì vậy, khi xem xét CLTD của NHTM thì ngoài chỉ tiêu nơ xấu ra, chúng ta cần phân tích tỷ lệ dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại, thực tế nợ đƣợc cơ cấu lại của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT qua các năm thể hiện qua bảng số liệu sau:

Đ/v: Tỷ đồng

Tổng dƣ nơ cho vay 22,913 24,837 23,597 25,485 Dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại 605 1,012 2,226 2,510 Tỷ lệ nợ đƣợc cơ cấu lại 2.64% 4.07% 9.43% 9.85% Tỷ lệ nợ xấu 2.14% 4.56% 3.61% 3.97%

Bảng 2.12: Dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐTD trên địa bàn của NHNN tỉnh BR-VT qua các năm)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ƣớc năm

2013

Qua bảng số liệu 2.12 cho thấy: trong năm 2010, tỷ lệ nợ đƣợc cơ cấu lại lớn hơn tỷ lệ nợ xấu một phần không đáng kể, đó là dấu hiệu bình thƣờng trong hoạt

động TDNH. Năm 2011, dù tỷ lệ nợ đƣợc cơ cấu lại (4,07%) đã tăng lên nhiều nhƣng tỷ lệ nợ xấu (4,56%) còn cao hơn tỷ lệ nợ cơ cấu lại, chứng tỏ trong năm này các khoản nợ chƣa đến hạn bị chuyển sang nợ xấu cao. Năm 2012 thì tỷ lệ nợ đƣợc cơ cấu lại tăng đột biến và kéo dài qua năm 2013 (từ 4,07% năm 2011 tăng lên 9,43% năm 2012 và tiếp tục tăng lên 9,85% vào năm 2013), trong khi tỷ lệ nợ xấu năm 2012 (3,61%) có giảm so với năm trƣớc, đây là điều bất thƣờng trong hoạt động TDNH. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái, KH làm ăn khó khăn, hàng hóa tồn kho nhiều, KH chƣa thu hồi đƣợc vốn KD hoặc thu nhập bị giảm sút nên không có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH, vì vậy NH cho KH cơ cấu lại nợ làm cho tỷ lệ cơ cấu lại tăng cao.

2.3.1.2. Tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng dƣ nợ cho vay 22,913 24,837 23,579 25,485

Tổng nguồn vốn HĐ 38,698 45,346 52,530 60,830

Dư nợ ngắn hạn 12,555 14,914 14,524 15,801

Vốn HĐ ngắn hạn 29,036 41,066 47,752 54,747

Dư nợ trung, dài hạn 10,358 9,923 9,073 9,684 Vốn HĐ trung, dài hạn 9,662 4,280 4,778 6,083

Bảng 2.13: Tỷ lệ dƣ nợ so với nguồn vốn huy động

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐTD trên địa bàn của NHNN tỉnh BR-VT qua các năm)

Đ/v: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ƣớc năm 2013

59.2% 54.8% 44.9% 41.9% Ngắn hạn Trung, dài hạn 43.2% 107% 36.3% 232% 30.4% 190% 28.9% 159%

Tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013 luôn ở mức thấp, cao

nhất chỉ đạt 59,2% vào năm 2010 và giảm dần qua các năm và chỉ còn 41,9% vào năm 2013 chứng tỏ: nguồn vốn huy động trên địa bàn tƣơng đối dồi dào trong khi khả năng cung cấp vốn TD cho các thành phần kinh tế của hệ thống NHTM trên địa bàn còn kém, thậm chí còn sụt giảm vào năm 2012.

Ngoài ra, khả năng sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn của hệ thống NHMT trên địa bàn còn quá thấp (không quá 43,2%), trong khi tỷ lệ cho vay trung dài hạn so với nguồn vốn huy động trung dài hạn thì rất cao (có năm lên đến 232%) chứng tỏ: hệ thống NHTM trên địa bàn đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tƣ cho vay trung dài hạn, điều này có dễ dẫn đến khả năng rủi ro thanh khoản, ảnh hƣởng đến HĐNH và CLTD của toàn hệ thống.

2.3.1.3. Vòng quay vốn tín dụng

Đ/v: Tỷ đồng

Tổng dƣ nợ cho vay 19,135 22,913 24,837 23,597 25,485 Dƣ nợ cho vay bình quân 21,024 23,875 24,217 24,541 Doanh số thu nợ 33,465 40,140 29,231 32,100

Vòng quay vốn tín dụng 1.59 1.68 1.21 1.31

Bảng 2.14: Vòng quay vốn tín dụng

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐTD trên địa bàn của NHNN tỉnh BR-VT qua các năm)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ƣớc năm

2013 Năm 2009

Vòng quay vốn TD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT qua các năm gần đây nhƣ sau: năm 2010 đạt 1,59 vòng, chỉ tiêu này tăng lên vào năm tiếp theo là 1,68 vòng, chứng tỏ các chi nhánh NHTM đã tích cực hơn trong việc cho vay, từng bƣớc thực hiện chính sách sàng lọc KH, mở rộng cho vay đối với KH làm ăn có hiệu quả đồng thời hạn chế và tập trung thu hồi nợ của những KH hoạt động kém hiệu quả. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao, đồng vốn thu hồi có nhanh hơn, CLTD có đƣợc cải thiện và nâng cao hơn. Qua năm 2012 và

2013 thì vòng quay vốn TD giảm mạnh chỉ còn 1,21 và 1,31 vòng, nguyên nhân do HĐTD trong năm suy giảm mạnh (đã đƣợc phân tích ở các phần trên), nhƣng về mặt định lƣợng dễ dàng nhận thấy là số dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại trong năm tăng cao nên làm cho doanh số thu nợ giảm mạnh, kéo theo vòng quay vốn TD nhỏ lại. Nhìn chung HĐTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT qua các năm gần đây có tỷ trọng cho vay trung dài hạn tƣơng đối cao, cho vay ngắn hạn phần lớn là 12 tháng, số dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại cao (Bảng 2.12) dẫn đến doanh số thu hồi nợ thấp, trong khi đó tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ thấp nên vòng quay vốn TD còn quá nhỏ, chứng tỏ hoạt động cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn còn hạn chế nhiều về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng.

2.3.1.4. Tỷ lệ lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay

Đ/v: Tỷ đồng

Doanh thu từ hoạt động TD 4,403 7,544 6,431 6,837 Chi phí từ hoạt động TD 3,108 5,681 5,067 5,128 Lợi nhuận từ hoạt động TD 1,295 1,863 1,364 1,709 Tổng dƣ nợ cho vay 22,913 24,837 23,597 25,485

Tỷ lệ lợi nhuận TD/Tổng DN 5.65% 7.50% 5.78% 6.71%

Ƣớc năm 2013

Bảng 2.15: Tỷ lệ lợi nhuận thu từ HĐTD trên tổng dƣ nợ

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐTD trên địa bàn của NHNN tỉnh BR-VT qua các năm)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận thu từ HĐTD của hệ thống NHTM trên địa bàn gồm 2 nguồn chính đó là thu lãi từ cho vay các thành phần kinh tế và thu lãi từ trả vốn điều hòa từ Trụ sở chính của các NHTM (vì nguồn vốn huy động dƣ thừa chuyển lên cho Trụ sở chính vay) nên tỷ lệ lợi nhuận thu từ HĐTD trên tổng dƣ nợ cho vay các thành phần kinh tế tƣơng đối cao, cụ thể: thấp nhất là năm 2010 (5,65%), tăng vào năm 2011 (7,5%), nguyên nhân là do trong năm này cả nguồn vốn huy động và dƣ nợ

đều tăng. Đến năm 2012 thì tỷ lệ này sụt giảm xuống còn 5,78%, nguyên nhân là do doanh số cho vay và thu nợ giảm kéo theo giảm dƣ nợ cho vay, bên cạnh đó, để thực hiện chính sách hỗ trợ khó khăn cho DN, NHNN đã hạ lãi suất cơ bản, kéo trần lãi suất cho vay xuống và kêu gọi các NHTM đồng loạt giảm lãi suất những khoản cho vay trƣớc đây xuống thấp nên làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận thu từ HĐTD của cả hệ thống NH. Qua năm 2013, tỷ lệ này có xu hƣớng tăng lên lại, nguyên nhân là các NHTM trên địa bàn đã có phần tăng trƣởng đƣợc dƣ nợ so với năm trƣớc và tăng thu, giảm chi cho HĐTD.

2.3.2. Đánh giá chung về CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT 2.3.2.1. Kết quả đạt đƣợc 2.3.2.1. Kết quả đạt đƣợc

Một là: góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế địa phƣơng và đất nƣớc

Nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng nhanh và bền vững là tiền đề cho các NHTM chủ động nâng cao CLTD theo đúng mục tiêu mở rộng TDNH, đầu tƣ vốn cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh BR-VT. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động tại chỗ tăng tƣơng đối cao và bền vững, do đó tỷ lệ giữa huy động vốn tại chỗ và dƣ nợ cho vay cũng tăng khá, tạo sự chủ động cho các NHTM trên địa bàn trong việc cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế tại địa phƣơng và khu vực lân cận.

Trong cơ cấu KH vay của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT số đông là DN nhỏ và vừa, KH ngoài quốc doanh, KH là hộ gia đình SXKD cá thể,... nên việc nâng cao CLTD đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn.

CLTD của các NHTM không ngừng đƣợc tăng cƣờng và nâng cao. Thông qua HĐTD, các NHTM còn thực hiện công tác tƣ vấn dự án, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn thị trƣờng và quản trị DN cho các KH vay vốn nên đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các DN trên địa bàn.

Với những kết quả đó cho thấy, CLTD của NHTM trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy môi trƣờng cạnh tranh, phát triển du lịch, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đổi

mới tƣ duy trong quản lý nhà nƣớc về kinh tế và đặc biệt là góp phần tạo nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động với thu nhập ngày càng ổn định.

Hai là: thu nhập từ HĐTD của hệ thống NHTM trên địa bàn là chủ yếu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)