8. Bố cục của luận văn
2.3.2. Đánh giá chung về CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT
2.3.2.1. Kết quả đạt đƣợc
Một là: góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế địa phƣơng và đất nƣớc
Nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng nhanh và bền vững là tiền đề cho các NHTM chủ động nâng cao CLTD theo đúng mục tiêu mở rộng TDNH, đầu tƣ vốn cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh BR-VT. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động tại chỗ tăng tƣơng đối cao và bền vững, do đó tỷ lệ giữa huy động vốn tại chỗ và dƣ nợ cho vay cũng tăng khá, tạo sự chủ động cho các NHTM trên địa bàn trong việc cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế tại địa phƣơng và khu vực lân cận.
Trong cơ cấu KH vay của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT số đông là DN nhỏ và vừa, KH ngoài quốc doanh, KH là hộ gia đình SXKD cá thể,... nên việc nâng cao CLTD đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn.
CLTD của các NHTM không ngừng đƣợc tăng cƣờng và nâng cao. Thông qua HĐTD, các NHTM còn thực hiện công tác tƣ vấn dự án, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn thị trƣờng và quản trị DN cho các KH vay vốn nên đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các DN trên địa bàn.
Với những kết quả đó cho thấy, CLTD của NHTM trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy môi trƣờng cạnh tranh, phát triển du lịch, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đổi
mới tƣ duy trong quản lý nhà nƣớc về kinh tế và đặc biệt là góp phần tạo nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động với thu nhập ngày càng ổn định.
Hai là: thu nhập từ HĐTD của hệ thống NHTM trên địa bàn là chủ yếu
Thu nhập từ HĐTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong thời gian nghiên cứu luôn đạt ở mức khá cao, thấp nhất vẫn chiếm trên 80% tổng thu nhập của cả hệ thống. Mặc dù năm 2012 doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay các thành phần kinh tế giảm sút mạnh nhƣng nguồn thu nhập từ HĐTD vẫn chiếm tỷ trọng cao (84,4%) (Bảng 2.10). Để có đƣợc kết quả trên là nhờ một phần lớn trong việc nâng cao CLTD của các NHTM trên địa bàn, CLTD ngày càng hiệu quả đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững với lợi nhuận ngày càng tăng đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT. Cho đến nay và nhiều năm tới, mặc dù quy mô thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi TD của ngành NH ngày càng tăng, nhƣng cho vay vẫn đóng vai trò lớn nhất trong việc mang lại lợi nhuận cho các NH.
Ba là: tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn tăng dần, tỷ trọng cho vay trung
dài hạn giảm dần
CLTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT đã đƣợc cũng cố và từng bƣớc nâng cao trong việc nâng dần tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn và kéo dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn xuống cho phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phƣơng.
Theo nhƣ phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT ở phần trên (Bảng 2.5), nhận thấy: nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên dƣới 90%, trung dài hạn chiếm trên dƣới 10%, trong khi đó tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn tăng dần từ 55% lên 62% và tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm dần từ 45% xuống 38%. Đây là một dấu hiệu tốt đối với hoạt động cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn.
Bốn là: tỷ trọng dƣ nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản tăng dần và đạt
Đảm bảo tiền vay không phải là điều kiện cần trong các điều kiện cho vay của NHTM, nhƣng nó là yếu tố cần đƣợc coi trọng và đánh giá đúng mức để phòng ngừa RRTD hay trong việc xử lý thu hồi nợ xấu cho các NHTM. Dẫu trong tình huống nào thì các biện pháp an toàn và nâng cao CLTD vẫn là tiêu chí quan trọng để tăng năng lực tài chính của NHTM. Với nhận thức đó, trong hoạt động cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT thời gian qua, đã chú trọng và quan tâm đến những khoản vay có đảm bảo bằng tài sản hơn là những khoản vay không có tài sản bảo đảm. Vì vậy, tỷ trọng dƣ nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản của cả hệ thống NHTM trên địa bàn đã tăng dần qua các năm, từ 87% năm 2010 tăng lên 90% năm 2013 (Bảng 2.9).
Năm là: cơ cấu dƣ nợ phân theo loại tiền tệ, thành phần kinh tế, ngành
kinh tế tƣơng đối ổn định và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phƣơng
CLTD thể hiện qua sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu dƣ nợ cho vay. Trong thời gian qua, cơ cấu dƣ nợ phân theo loại tiền tệ, thành phần kinh tế, ngành kinh của hệ thông NHTM trên địa bàn tƣơng đối ổn định và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phƣơng. Điều đó thể hiện, các NHTM trên địa bàn đã thực hiện chủ trƣơng bám sát tình hình kinh tế địa phƣơng để đầu tƣ cho vay phù hợp, góp phần củng cố và phát triển các nhành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng.
Sáu là: hệ thống mạng lƣới các NHTM đã phát triển và phát huy vai trò
kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ NH trên địa bàn toàn tỉnh BR-VT
Gắn liền với quá trình này, các NHTM đã không ngừng mở rộng và phát triển mạng lƣới hoạt động nhằm phục vụ cho công tác phân phối các sản phẩm NH nói chung và sản phẩm TD nói riêng đến với KH. Cụ thể, ngoài các địa bàn đô thi ra, tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh BR-VT hầu nhƣ xã nào cũng có điểm giao dịch của các NHTM, đặc biệt là mạng lƣới hoạt động của hệ thống Agribank (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn). Ngoài ra, các NHTM còn mở rộng hoạt động bằng phƣơng pháp cho nhân viên đến tiếp thị tận đơn vị, trụ sở cơ quan làm việc và nhà ở của KH nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ và thu hút KH.
Bảy là: chất lƣợng hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-
VT ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn
Phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật (trang bị máy móc thiết bị, hệ thống mạng...) và ứng dụng công nghệ kinh doanh hiện đại là quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ NH, là điều kiện để triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ và cung ứng các sản phẩm tiện ích cho KH. Tùy theo điều kiện cụ thể, về khả năng tài chính, về khả năng nguồn lƣc, về mạng lƣới hoạt động mà mỗi NH có bƣớc phát triển, đầu tƣ khác nhau. Tuy nhiên đến nay tất cả các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT đều đƣợc trang bị, sử dụng công nghệ NH lõi “Core Banking” của các hãng nƣớc ngoài. Đây là công nghệ NH hiện đại giúp cho công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị TD nói riêng của các NHTM ở BR-VT có tính chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Dựa trên công nghệ NH hiện đại nói trên, các NHTM trên địa bàn tỉnh BR- VT ứng dụng các phần mềm khác nhau trong hoạt động kinh doanh nhƣ: phần mềm quản lý tiền gửi dân cƣ, phần mềm quản lý kế toán và tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống thanh toán quốc tế,…với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, cơ sở dữ liệu khác nhau. Đặc biệt các NHTM trên địa bàn đã sử dụng phần mềm Ngân hàng bán lẻ với mức độ tiện ích cao, đƣợc thiết kế chạy trên mạng diện rộng, hỗ trợ đắc lực cho nhân viên trong giao dịch với KH. Đây là hệ thống chƣơng trình phần mềm hiện đại với cơ sở dữ liệu mạnh và tập trung, theo các giao dịch đều đƣợc xử lý tập trung và theo thời gian thực, KH có thể giao dịch tại bất cứ chi nhánh hay điểm giao dịch nào của một NH cũng đƣợc kết nối liên thông. Bên cạnh đó, các NHTM đã xây dựng các website riêng để cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ, lãi suất, và các thông tin khác về NH mình đến KH; phát triển và ứng dụng các phần mềm thanh toán quốc tế, hệ thống cung cấp kết nối và truyền điện thanh toán quốc tế với SWIFT; phần mềm cho dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ TD.
Phát triển loại hình dịch vụ mới, cung ứng sản phẩm dịch vụ tiện ích cho KH và nền kinh tế đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng nhƣ: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ kinh doanh ngoại hối và các
dịch vụ khác có liên quan. Đồng thời phát triển thêm các hoạt động dịch vụ mới mang đặc điểm của “ngân hàng điện tử” nhƣ: dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ internetbanking, homebanking, phonebanking, dịch vụ NH trực tuyến, dịch vụ tƣ vấn và đầu tƣ tài chính, dịch vụ quyền lựa chọn tiền tệ,… những dịch vụ này đã và đang đƣợc KH quan tâm, sử dụng.
Đến nay, hầu hết các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT đã ứng dụng và phát triển công nghệ NH hiện đại, đổi mới quy trình nghiệp vụ với giao dịch một cửa, thủ tục đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng, giảm thiểu thời gian giao dịch. Các sản phẩm dịch vụ phát triển mạnh, hiệu quả mang lại cho KH và nền kinh tế là rất lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, về thanh toán, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của KH và nền kinh tế.
2.3.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
Một số tồn tại
Một là: Tỷ lệ nợ xấu cao
Nợ xấu là tiêu chí đầu tiên để nhận định và đánh giá CLTD của một NH hay của một hệ thống NH, theo thông lệ quốc tế, ngƣỡng an toàn của tỷ lệ nợ xấu là dƣới 3%. Với số liệu phân tích ở phần trên (Bảng 2.11) thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT ở mức cao (3,61% đến 4,56%) so với thông lệ quốc tế. Tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng cao là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng là thắt chặc chính sách tiền tệ, lãi suất cho vay biến động, thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bất động sản giảm sụt. Tuy nhiên, đây mới là số liệu trên sổ sách báo cáo của các NHTM, thực chất dƣ nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và các khoản nợ đƣợc xem nhƣ là nợ xấu còn khá cao (tỷ trọng dƣ nợ nhóm 2 tƣơng đối cao và tăng đột biến vào năm 2012 và 2013). Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì NH trích DPRR càng nhiều, dẫn đến tăng chi phí, giảm lợi nhuận, ngoài ra còn có thể bị mất mát cán bộ hay ảnh hƣởng đến uy tín và thƣơng hiệu NH nếu khoản vay không thu hồi đƣợc vốn. Theo báo cáo thống kê của NHNN tỉnh BR-VT, tình hình nợ xấu của
hệ thống NHTM và điểm danh các chi nhánh NHTM trên địa bàn có tỷ lệ nợ xấu cao nhƣ sau:
Số tiền Tỷ trọng, tỷ lệ Số tiền Tỷ trọng, tỷ lệ Số tiền Tỷ trọng, tỷ lệ 1.Dƣ nợ nhóm NHTM
quốc doanh 13,576 59% 14,589 59% 14,162 60%
Trong đó nợ xấu
397
2.92% 795 5.45% 562 3.97%
Tên NH có nợ xấu cáo nhất
Nợ xấu (tỷ lệ)
227 39.69% 179 28.50% 233 9.97%
2.Dƣ nợ nhóm NHTM
ngoài quốc doanh 9,337 41% 10,248 41% 9,435 40%
Trong đó nợ xấu
93 1.00% 337 3.29% 290 3.07%
Tên NH có nợ xấu cáo nhất
Nợ xấu (tỷ lệ)
32 4.52% 125 23.58% 63 6.51%
Đ/v: tỷ đồng
Bảng 2.16: Tổng hợp nợ xấu theo loại hình NHTM
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐTD trên địa bàn của NHNN tỉnh BR-VT qua các năm)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
BIDV Bà Rịa BIDV Bà Rịa Vietcombank
Eximbank ABBank Eximbank
Xét theo loại hình NHTM, tỷ lệ nợ xấu của nhóm NHTM quốc doanh luôn cao hơn so với nhóm NHTM ngoài quốc doanh. Trong nhóm NHTM quốc doanh có chi nhánh BIDV Bà Rịa là chi nhánh có nợ xấu cao cao nhất về số tuyệt đối lẫn tƣơng đối và kéo dài thời gian qua các năm (cụ thể: năm 2010, số dƣ 227 tỷ đồng, tỷ lệ 39,69%; năm 2011, số dƣ 179 tỷ đồng, 28,5%). Qua năm 2012, chi nhánh này đã xử lý, thu hồi tốt nên nợ xấu đã giảm mạnh, trong khi đó vào cuối năm chi nhánh Vietcombank có nợ xấu tăng đột biến (số dƣ 233 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 9,97% dƣ nợ) nên đứng ở vị trí đầu nhóm NHTM quốc doanh. Nhóm NHTM ngoài quốc doanh, các chi nhánh có nợ xấu cao nhất qua các năm nhƣ sau: năm 2010 là Eximbank (số
dƣ 32 tỷ đồng, tỷ lệ 4,52%), năm 2011 là ABBank (số dƣ 125 tỷ đồng, tỷ lệ 23,58%), năm 2012 là Eximbank (số dƣ 63 tỷ đồng, tỷ lệ 6,51%).
Hai là: tỷ trọng dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại có xu hƣớng tăng cao
Qua bảng số liệu 2.12 cho thấy, tỷ trọng dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT tăng đột biến trong năm 2012 và 2013 (9,34% và 9,85%), đó là dấu hiệu bất thƣờng trong hoạt động cho vay của ngành NH. Nguyên nhân là do theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN “Về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ” thì các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ đƣợc giữ nguyên nhóm nợ. Vì thế, trong năm 2012 và 2013, các NHTM mạnh dạn cho cơ cấu lại các khoản nợ mà không sợ nợ xấu tăng cao. Đây là một biện pháp tình thế nhằm che giấu nợ xấu của hệ thống NH, nó tiềm ẩn rủi ro cao trong HĐTD và ảnh hƣởng rất lớn đến CLTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT nói riêng và hệ thống NH Việt Nam nói chung trong thời gian tới.
Ba là: tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động thấp
Với nguồn vốn huy động tại địa phƣơng tƣơng đối dồi dào, đó là nền tảng vững chắc cho việc tăng trƣởng TD của NHTM, tăng trƣởng TD lành mạnh là một trong những yếu tố nâng cao CLTD của NHTM. Tuy với điều kiện thuận lợi nhƣ thế nhƣng những năm qua, tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT đạt khá thấp, cao nhất không vƣợt quá 60% (Bảng 2.13). Thậm chí có một số chi nhánh NHTM ngoài quốc doanh chỉ tập trung cho công tác huy động vốn và chƣa quan tâm đến công tác cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn, cụ thể nhƣ NHTMCP Sài Gòn chi nhánh Vũng Vàu (SCB Vũng Tàu) và NHTMCP Đại Dƣơng chi nhánh Vũng Tàu (OceanBank) có tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động rất thấp, thậm chí không đáng kể (Bảng 2.16).
Đ/v: Tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn vốn huy động 1,245 1,187 1,557
Dư nợ cho vay 100 24 148
Tỷ lệ dư nợ/nguồn vốn HĐ 8.03% 2.02% 9.51%
Nguồn vốn huy động 5,652 4,360 3,901
Dư nợ cho vay 135 283 163
Tỷ lệ dư nợ/nguồn vốn HĐ 2.39% 6.49% 4.18%
Bảng 2.17: Tỷ lệ dƣ nợ/nguồn vốn HĐ của SCB, OceanBank
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐTD trên địa bàn của NHNN tỉnh qua các năm)
1.CN NHTMCP Sài Gòn (SCB Vũng Tàu)
2.CN NHTMCP Đại Dƣơng (OceanBank)
Với tỷ lệ dƣ nợ cho vay các thành phần kinh tế trên tổng nguồn vốn huy động đƣợc tại địa phƣơng chỉ đạt ở mức một hai phần trăm thì chứng tỏ các NH này thực sự không thực hiện chức năng cho vay, cho vay chỉ với hình thức chiếu lệ. Các chi nhánh NH này đƣợc mở ra chỉ với mục đích thực hiện chức năng huy động vốn cho Trụ sở chính. Vì thế, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ, CLTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT cũng bị ảnh hƣởng bởi lý do trên.
Bốn là: Thiếu cân đối giữa dƣ nợ cho vay và nguồn vốn huy động trung
dài hạn
Tỷ lệ dƣ nợ trung dài hạn so với nguồn vốn trung dài hạn của hệ thống