Đổi mới và tăng cƣờng công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 104 - 106)

8. Bố cục của luận văn

3.2.4. Đổi mới và tăng cƣờng công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng

Một là: Phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận

Các bộ phận nhƣ: quản lý thông tin KH và quản trị rủi ro, khai thác KH, quản lý TD, thẩm định TSĐB, kiểm tra và kiểm soát nội bộ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, cần phải hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý TD để cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác về KH. Cùng với việc cung cấp thông tin CIC cho NHNN, cần tổ chức khai thác, sử dụng thƣờng xuyên và có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC của NHNN để phục vụ công tác TD đối với KH có quan hệ với chi nhánh

NHTM trên địa bàn. Đặc biệt, cần xem xét kỹ thông tin về DN mới đặt quan hệ TD, thông tin về các DNNN trong một số ngành, tổng công ty đƣợc NHNN cảnh báo về khả năng RRTD cao.

Hai là: CBTD phải xây dựng thông tin khách hàng

CBTD là ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận KH, nắm bắt các thông tin về KH từ khâu nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu KH chủ yếu đến khâu điều tra, thẩm định dự án xin vay, nắm bắt các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ. Phƣơng pháp điều tra để thu thập thông tin quan trọng mà CBTD cần áp dụng tốt nhất là làm việc, phỏng vấn trực tiếp KH, kiểm tra tại chỗ nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Mặt khác, phải khai thác tốt các thông tin từ các cơ quan chức năng nhƣ cơ quan quản lý thuế, chính quyền địa phƣơng, KH của KH, phƣơng tiện thông tin đại chúng... Ngoài ra, một nguồn thông tin quan trọng có độ tin cậy cao cần chú ý khai thác là thông tin nội bộ các NHTM, cán bộ NH khác trên địa bàn tỉnh BR-VT.

Ba là: Thƣờng xuyên tiến hành phân tích tài chính của khách hàng

Thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất mà KH gửi theo quy định cho NH hoặc CBTD kiểm tra tình hình kinh doanh và tài chính tại chỗ, lấy số liệu phản ánh trung thực để đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của DN, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu để có những ứng xử tín dụng phù hợp. Việc kiểm tra tại chỗ tình hình kinh doanh của KH phải đƣợc tiến hành theo định kỳ, ngoài ra, có thể kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Đó là quá trình thực hiện các bƣớc công việc sau khi cho vay để hƣớng dẫn, đôn đốc ngƣời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ và đúng hạn các cam kết. Đây là bƣớc công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay đối với tất cả các khoản mục đầu tƣ, nếu bỏ sót hoặc xem nhẹ bƣớc công việc này, rủi ro không thu đƣợc đủ vốn đầu tƣ sẽ rất cao.

Bốn là: Khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các báo cáo tín dụng

Những báo cáo TD đƣợc lập (theo quy định) từ NH cơ sở, ngoài việc gửi NH cấp trên nghiên cứu, chỉ đạo kịp thời, đúng hƣớng, cần phải khai thác, sử dụng

thông tin có hiệu quả trong công tác quản lý TD tại các NH cơ sở. Những thông tin, số liệu thu thập đƣợc là cơ sở, tài liệu tác nghiệp trong chỉ đạo hàng ngày của lãnh đạo NH cơ sở và CBTD chuyên quản. Lãnh đạo NH có thể đƣa ra một số hành động khẩn cấp nếu xét thấy cần thiết khi nguy cơ vốn cho vay có thể gặp rủi ro không thu hồi đƣợc đầy đủ và đúng hạn.

Năm là: Thiết lập và quản lý tốt hồ sơ tín dụng

Xuất phát từ xu hƣớng chung trong quản trị TD của các NHTM hiện nay là chú trọng mở rộng cho vay các DN nhỏ và vừa, cho vay hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân, cho vay tiêu dùng, số lƣợng KH có xu hƣớng tăng nhanh tức đồng nghĩa với việc NH phải quản lý một khối lƣợng hồ sơ TD và hồ sơ KH rất lớn. Hồ sơ TD là nguồn tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và cũng là nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho NH tiến hành đánh giá TD định kỳ. Ngoài ra, khi có vấn đề tranh chấp xảy ra, hồ sơ TD luôn là cơ sở pháp lý quan trọng, quyết định đến sự thắng hay bại cho NHTM, do đó phải làm tốt công tác quản lý hồ sơ TD.

Hồ sơ TD đòi hỏi phải đƣợc thiết lập đầy đủ, chặt chẽ và chính xác cả ba nhóm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn. Tùy từng đối tƣợng vay vốn và nhóm KH, các loại hồ sơ trên có các loại giấy tờ quy định khác nhau, nhƣng những loại giấy tờ chung bất kỳ hồ sơ TD nào cũng phải có là: giấy đề nghị vay vốn, phƣơng án (dự án) vay vốn, hợp đồng TD, hợp đồng thế chấp - cầm cố, các văn bản phê duyệt cho vay, các biên bản định giá TSĐB, các biên bản và các báo cáo về các cuộc tiếp xúc làm việc với KH, bản chấm điểm TD và xếp hạng KH, các thông tin hỗ trợ khác nhƣ thông báo nợ đến hạn, quá hạn (nếu có),…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)