Phƣơng diện quản lý vi mô

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 45 - 48)

8. Bố cục của luận văn

1.3.2. Phƣơng diện quản lý vi mô

- Cung cấp hệ thống sản phẩm TD tốt cho KH: một sản phẩm TD tốt là phải thoả mãn kịp thời, đúng lúc các nhu cầu về vốn của KH cả về quy mô, về kỳ hạn, về lãi suất... Sản phẩm TD tốt cho KH nhƣng phải đảm bảo quy trình cung cấp khoản vay đƣợc xây dựng mang tính khoa học, các thủ tục đơn giản nhƣng vẫn đảm bảo các nguyên tắc TD và kiểm soát đƣợc rủi ro. Bên cạnh đó sản phẩm TD tốt còn thể hiện các chính sách hỗ trợ KH của NH đi kèm theo khoản cấp TD nhƣ: dịch vụ thanh toán, tƣ vấn tài chính...Hiện nay các KH sẵn sàng chắp nhận các khoản TD với lãi suất cao nhƣng có dịch vụ hỗ trợ tốt. Thông qua cung cấp hệ thống sản phẩm TD tốt, sẽ tạo đƣợc uy tín của KH đối với NH, góp phần tăng quy mô KH, tăng trƣởng TD nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc nguyên tắc TD.

- Hạn chế RRTD trên cơ sở xác định và kiểm soát được các rủi ro của KH:

trong nền kinh tế thị trƣờng hoạt động kinh doanh của KH luôn phải chịu tác động bởi các quy luật kinh tế nhƣ: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,...các KH luôn đối mặt với các rủi ro trong sản xuất kính doanh của họ trong

nền kinh tế thị trƣờng, còn hoạt động cho vay của NHTM là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro từ phía KH, vì vậy rủi ro của KH vay cũng là rủi ro đối với NH.

Nâng cao CLTD là việc NHTM thu thập thông tin về KH, phân tích KH trên các chỉ tiêu định tính và định lƣợng để xác định chính xác về tình trạng của KH; xử lý thông tin và xác định nguy cơ rủi ro đối với KH. Qua đó CBTD dễ dàng trong việc phân loại KH, thu thập thông tin và quản lý hồ sơ tƣơng ứng với mức độ tín nhiệm của từng KH, là cơ sở để NHTM quy định cụ thể về cấp TD, giám sát cho vay theo trật tự chất lƣợng từ thấp đến cao và đề ra chính sách TD phù hợp nhƣ: hạn mức TD, lãi suất, phí, đảm bảo tiền vay, thời hạn cho vay; chính sách KH để mở rộng và giữ KH tốt (uy tín) đồng thời thu hẹp cho vay đối với KH xấu; phát hiện và đối phó kịp thời những khoản cho vay có vấn đề.

Nâng cao CLTD còn là cơ sở để NHTM phân loại dƣ nợ, trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo từng món vay; phân chia giới hạn rủi ro hoặc phân tán rủi ro theo từng ngành nghề kinh doanh đối với từng đối tƣợng KH phù hợp với xu thế phát triển và mức độ tăng trƣởng tại mỗi địa phƣơng; dự đoán yếu tố môi trƣờng kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kính doanh nhƣ lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái là cơ sở phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH an toàn và hiệu quả.

Nâng cao CLTD còn là cơ sở để NHTM xây dựng hệ thống quản lý HĐTD, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh của NHTM phù hợp với các quy định của NHNN, với đặc điểm KH và theo thông lệ quốc tế, đồng thời giúp NHTM đƣa ra các chính sách TD phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, để hạn chế phần nào rủi ro trong kinh doanh thì NH phải dựa trên cơ sở xác định và kiểm soát đƣợc các rủi ro khi cung cấp khoản TD, đây là mục tiêu chính không thể thiếu trong công tác quản lý hoạt động cho vay của NH.

Kết luận chương 1

Tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, nâng cao CLTD là góp phần quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh của

NHTM. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các NHTM là phải phát triển, đa dạng sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lƣợng quản lý các nghiệp vụ kinh doanh của mình nói chung và HĐTD nói riêng để đem lại hiệu quả kinh doanh tối ƣu.

Nâng cao CLTD là cần đáp ứng đƣợc nhu cầu của KH; giải quyết đƣợc mối quan hệ giữa an toàn và hiệu quả, giữa rủi ro và lợi nhuận, giữa tăng trƣởng TD và tăng trƣởng phát tiển kinh tế - xã hội. Việc nâng cao CLTD là điều kiện tiên quyết đến sự tồn tại và phát triển không chỉ riêng cho bản thân mỗi NHTM mà còn cho cả hệ thống NH và nền kinh tế nói chung. Vì thế, quan niệm về CLTD, các chỉ tiêu phản ánh về CLTD, mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTD của NHTM rất đƣợc quan tâm và nhìn nhận hiện nay.

Các NHTM luôn lấy CLTD làm tiêu thức quan tâm hàng đầu tới hai mục tiêu cơ bản: cung cấp sản phẩm TD tốt cho KH và hạn chế RRTD nhằm đảm bảo an toàn về vốn – sinh lời dựa trên các mục tiêu chung của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới ở từng thời kỳ. Do đó ngành NH cần tìm ra phƣơng thức quản lý và xây dựng các chỉ tiêu phản ánh CLTD phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và nội tại nền kinh tế quốc dân là xu hƣớng tất yếu của thời đại.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)