8. Bố cục của luận văn
2.1.2. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn
Theo xu thế phát triển chung của ngành NH trên toàn quốc, hoạt động NH trên địa bàn tỉnh BR-VT ngày một phát triển và lớn mạnh về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng. Đặc thù của hệ thống NH trên địa bàn toàn bộ là chi nhánh của các TCTD hoạt động, tính đến năm 2013, ngoài chi nhánh NHNN tỉnh BR-VT (thực hiện chức năng NH Trung ƣơng) ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 46 chi nhánh cấp I của các TCTD và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động, cụ thể đƣợc chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm NHTM (có 36 chi nhánh): chia thành hai nhóm nhỏ đó là nhóm NHTM quốc doanh và nhóm NHTM ngoài quốc doanh.
- Nhóm NHTM quốc doanh (có 8 chi nhánh): đây là nhóm gồm các chi nhánh NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần quốc doanh, cụ thể là: Agribank BR- VT, Agribank Vũng Tàu, Vietcombank BR-VT, Vietinbank BR-VT, BIDV BR-VT, BIDV Phú Mỹ, BIDV Bà Rịa, MHB BR-VT.
- Nhóm NHTM ngoài quốc doanh (có 28 chi nhánh): đây là nhóm gồm các chi nhánh NHTM cổ phần ngoài quốc doanh và ngân hàng liên doanh, cụ thể là:
ACB, MSB, Techcombank, Sacombank, ABBank, VIB, GPbank, MB, SCB Vũng Tàu, SCB BR-VT, Seabank, Eximbank, Oceanbank, Trustbank, HDbank, PGbank, Navibank, Phƣơng Nam, Đại Á, Bản Việt, Việt Nam Thƣơng Tín, Việt Nam Thịnh Vƣợng, Sài Gòn Hà Nội, Liên Việt, Phƣơng Tây, Phƣơng Đông, Kiên Long, Liên Doanh Việt Nga.
+ Nhóm ngân hàng chính sách (có 2 chi nhánh): Ngân hàng CSXH BR-VT và Ngân hàng Phát triển BR-VT.
+ Nhóm ngân hàng hợp tác xã (có 7 đơn vị): gồm có 7 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
+ Nhóm Công ty tài chính (có 1 chi nhánh): Công ty Tài chính dầu khí BR- VT.
Hoạt động của hệ thống NH trên địa bàn luôn ổn định, duy trì nguồn vốn huy động từ nền kinh tế tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc. Đặc biệt trong các
Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh BR-VT
Nhóm
Ngân hàng thƣơng mại
Nhóm Tổ chức tín dụng khác Nhóm NHTM ngoài quốc doanh (28 CN) Nhóm NHTM quốc doanh (8 CN) Nhóm NH Chính sách (2 CN) Nhóm NH Hợp tác xã (7 ĐV) Nhóm Cty tài chính (1 CN)
năm gần đây, các chi nhánh TCTD đã tìm mọi biện pháp thích hợp nhằm khơi tăng nguồn vốn có tính ổn định cao nhƣ huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cƣ để đầu tƣ TD cho các loại hình tổ chức, cá nhân trong tỉnh. Các chi nhánh NHTM đã tích cực khai thác triệt để các sản phẩm dịch vụ nhằm tăng doanh thu từ dịch vụ khác ngoài dịch vụ TD. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản nên trong những năm gần đây, doanh số cho vay và doanh số thu nợ của toàn ngành trên địa bàn sụt giảm mạnh, cụ thể năm 2012, dƣ nợ TD cuối năm giảm nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc, nên kết quả kinh doanh cả năm (chênh lệch thu nhập – chi phí) đạt thấp hơn năm trƣớc.
Kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành NH trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013 cụ thể nhƣ sau: số dƣ nguồn vốn huy động tăng trƣởng đều qua các năm và đạt ở mức cao; tổng dƣ nợ cho vay trong năm 2010 và 2011 tăng trƣởng tốt nhƣng năm 2012 thì sụt giảm mạnh và năm 2013 có tăng trƣởng nhƣng không cao; lợi nhuận NH phụ thuộc chủ yếu vào HĐTD nên năm 2012 cũng bị sụt giảm theo dƣ nợ cho vay, các năm khác đếu có tăng trƣởng ổn định.
Đ/v: Tỷ đồng
1- Nguồn vốn huy động 39,962 47,329 53,939 62,029 2- Tổng dƣ nợ cho vay 25,973 29,921 27,881 29,010 Trong đó: - Nợ xấu 525 1,179 906 1,131 - Tỷ lệ nợ xấu 2.02% 3.94% 3.25% 3.90% - Doanh số cho vay 40,561 51,585 31,000 36,612 - Doanh số thu nợ 37,006 49,853 33,040 34,717 3- Thu nhập 5,662 10,059 8,793 9,218 4- Chi phí 4,550 8,618 7,581 7,828 5- Chênh lệch TN-CP 1,112 1,441 1,212 1,390
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐNH tỉnh BR-VT của NHNN tỉnh qua các năm)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của hệ thống NH tỉnh BR-VT qua các năm
Năm 2012 Ƣớc năm 2013
Biểu đồ 2.1: Kết quả HĐKD của hệ thống NH tỉnh BR-VT
39,962 47,329 53,939 62,029 25,973 29,921 27,881 29,010 1,112 1,441 1,212 1,390 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Huy đông vốn Dư nợ cho vay Lợi nhuận
2.2. Hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013
Hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT gồm có 36 chi nhánh cấp I hoạt động, đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm NHTM quốc doanh (có 8 chi nhánh) và nhóm NHTM ngoài quốc doanh (có 28 chi nhánh) nhƣ đã trình bày ở phần trên. Tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM trên địa bàn từ năm 2010 đến năm 2013 đƣợc thể hiện qua các hoạt động chủ yếu sau:
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong những năm qua liên tục tăng trƣởng và mở rộng, gắn liền với quá trình đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ huy động vốn, kèm với nhiều hình thức khuyến mại khác nhau của mỗi NHTM. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều sản phẩm huy động vốn với nhiều tên gọi khác nhau nhƣng nhìn chung điều dƣới những hình thức sau: tiền gửi tiết kiệm dân cƣ; tiền gửi của các tổ chức kinh tế, bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tiền gửi cá nhân, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi qua tài khoản thẻ ATM và tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ hay ngoại tệ.
Cụ thể thực trạng tình hình huy động vốn của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong giai đoạn 2010 đến năm 2013 nhƣ sau:
2.2.1.1. Phân tích hoạt động huy động vốn
Ngành NH là một ngành giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nƣớc vì nó đảm nhiệm vai trò thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của tổ chức và cá nhân để phục vụ vôn cho nền kinh tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu của KH và công tác phục vụ ngày càng tốt hơn, các NHTM trên địa bàn đã không ngừng cải tiến phong cách làm việc, phát hành nhiều sản phẩm huy động vốn mới lạ kèm theo các chƣơng trình khuyến mại lớn mang lại lợi ích thiết thực cho ngƣời gửi tiền. Ngoài ra công nghệ thẻ đang phát triển mạnh, ổn định và tiện ích, cùng với sự năng động trong công tác tiếp thị thẻ ở các cơ quan ban ngành, các công ty, trƣờng học… của đội ngũ cán bộ NH và đặc biệt là hệ thống thẻ ATM của các NHTM hầu hết đã đƣợc kết nối liên thông với nhau. Những vấn đề trên đã mang lại nhiều tiện lợi cho KH sử dụng các sản phẩm
huy động vốn của NH, nhờ đó mà các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong những năm qua đã thu hút đƣợc nguồn vốn tăng trƣởng bền vững. Cụ thể nhƣ sau:
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn HĐ Tăng trưởng (tỷ lệ) 6,648 17% 7,184 16% 8,300 16% 1.Theo loại hình NHTM 38,698 100% 45,346 100% 52,530 100% 60,830 100%
a.NHTM quốc doanh 17,169 44% 21,618 48% 25,347 48% 28,590 47%
b.NHTM ngoài QD 21,529 56% 23,728 52% 27,183 52% 32,240 53%
2-Theo hình thức HĐ 38,698 100% 45,346 100% 52,530 100% 60,830 100%
a.Tiền gửi tiết kiệm 38,698 56% 26,093 58% 33,028 63% 38,931 64%
b.Tiền gửi thanh toán 16,023 41% 17,973 39% 19,280 36% 20,682 34%
c.Tiền gửi khác 1,093 3% 1,280 3% 222 1% 1,217 2%
3.Theo kỳ hạn gửi 38,698 100% 45,346 100% 52,530 100% 60,830 100%
a.KKH đến 12 tháng 29,036 75% 41,066 91% 47,752 91% 54,747 90%
b.Từ trên 12 tháng 9,662 25% 4,280 9% 4,778 9% 6,083 10%
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của hệ thống NHTM tỉnh BR-VT
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐNH tỉnh BR-VT của NHNN tỉnh qua các năm) Đ/v: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Ƣớc năm 2013
52,530 60,830
38698 45,346
Qua bảng 2.2 cho thấy: trong bốn năm qua, nguồn vốn huy động của cả hệ thống NHTM trên địa bàn tăng đều từ 15% đến 17% hàng năm. Tính đến năm 2013,
tổng nguồn vốn huy động đạt 60.830 tỷ đồng, tăng 8.300 tỷ so với cuối năm 2012, tỷ lệ tăng 16% trong chín tháng đầu năm.
Nếu phân theo loại hình NHTM thì nguồn vốn huy động của nhóm NHTM quốc doanh hơi thấp hơn nguồn vốn huy động của nhóm NHTM ngoài quốc doanh: cuối năm 2010 nhóm NHTM quốc doanh huy động đạt 17.169 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 44%), nhóm NHTM ngoài quốc doanh đạt 21.529 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 56%). Tỷ trọng huy động vốn giữa hai nhóm NH này có sự chên lệch vào năm 2010 và tồn tại cho những năm tiếp theo, nguyên nhân là do trong năm 2010 các DN thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam nhƣ: Vietsopetro, PTSC,…có nguồn tiền gửi ngoại tệ khá lớn chuyển dần từ NHTM quốc doanh sang hoạt động tại chi nhánh NHTMCP Đại dƣơng (Oceanbank) mới đƣợc thành lập theo chỉ đạo của Tập đoàn, do vậy nguồn vốn chuyển dịch qua lại giữa các đơn vị trong năm khá lớn. Đến cuối năm 2013, nhóm NHTM quốc doanh huy động đạt 28.590 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 47%), nhóm NHTM ngoài quốc doanh đạt 32.240 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 53%).
Xét nguồn vốn theo hình thức huy động thì nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các năm, năm 2010 chiếm tỷ trọng 56% và tăng dần lến đến 64% vào thời điểm 30/09/2013. Trong khi đó nguồn tiền gửi thanh toán giảm dần, năm 2010 chiếm tỷ trọng 41%, tỷ trọng này giảm dần xuống còn 34% vào năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do hầu hết các chi nhánh NHTM đã linh hoạt trong chính sách KH, hƣớng tới những KH tiềm năng từ dân cƣ thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm. Do vậy, đối với huy động ngoài mức lãi suất cao (luôn sát trần cam kết), hầu hết các NHTM đều tung ra các sản phẩm khuyến mãi bằng quà tặng đánh vào tâm lý ngƣời gửi tiền nên đã thu hút đƣợc một lƣợng tiền gửi đáng kể từ dân cƣ, đây là nguồn vốn khá ổn định cho các NHTM.
Xét nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi thì nguồn vốn ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2011 và chiếm tỷ trọng khá cao so với nguồn vốn trung hạn, cụ thể từ 75% (năm 2010) tăng lên đến 91% (năm 2011) và giữ ổn định cho các năm sau. Riêng trong năm 2010, nguồn vốn trung hạn tăng đột biến, chiếm tỷ trọng lên đến 25%, nguyên nhân là do trong năm này từ sau thời điểm NHNN điều chỉnh tăng lãi suất
cơ bản lên 9%/năm thì lãi suất huy động của các NHTM biến động tăng cao, có thời điểm lên đến 18%/năm (khoản 03 ngày) làm cho nguồn huy động tại chỗ tăng cao, đặc biệt vào 02 tháng cuối năm. Ngoài ra, trong thời gian này, các NHTM có sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian gửi, sản phẩm này có loại hình trên 12 tháng (trung hạn), nếu KH rút trƣớc hạn thì đƣợc hƣởng lãi suất theo thời gian thực tế đã gửi nên KH tập trung gửi tiền vào loại hình tiết kiệm này làm cho nguồn vốn trung hạn tăng cao. Bắt đầu năm 2011, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bậc thang đã bị NHNN khống chế vì thực chất nguồn tiền gửi này không ổn định ở mức trung hạn, vì thế làm cho nguồn vốn huy động trung hạn của các NHTM bị sụt giảm.
2.2.1.2. Đánh giá chung về công tác huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong những năm qua đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
- Nguồn vốn huy động liên tục tăng trƣởng, tốc độ tăng trƣởng năm sau so với năm trƣớc tƣơng đối cao và ổn định (từ 15% đến 17%), đã tạo điều kiện cho các NHTM chủ động mở rộng khả năng cho vay, đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.
- Các sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú với nhiều loại hình, kỳ hạn huy động khác nhau tạo nên sự linh hoạt và tiện lợi trong việc thu hút KH gửi tiền. Bên cạnh đó một số NHTM còn áp dụng các chính sách thu hút KH gửi kỳ hạn dài nhƣng “tất toán trước hạn được hưởng lãi suất theo kỳ hạn liền kề với thời gian thực gửi” hay chính sách ƣu đãi “lãi suất bậc thang” nhằm thu hút đƣợc những KH gứi với số tiền lớn.
Bên cạnh những kết quả thuận lợi trên, công tác huy động vồn của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT còn có những tồn tại và khó khăn nhƣ sau:
- Trên địa bàn tỉnh có đến 36 chi nhánh NHTM hoạt động, vì là chi nhánh phụ thuộc nên áp lực thực hiện chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn do trụ sở chính giao hàng kỳ rất cao. Vì vậy thị trƣờng huy động vốn trên địa bàn cạnh tranh hết sức là gay gắt, thậm chí có khi dẫn đến mức độ lôi kéo KH giữa các NHTM với nhau bằng nhiều thủ đoạn làm cho thị trƣờng huy động vốn trở nên phức tạp, mất ổn định.
- Một số NHTM muốn thu hút đƣợc KH gửi tiền đã không ngần ngại xé rào trần lãi suất huy động quy định của NHNN, hoặc ngoài lãi suất kịch trần quy định còn có các khoản đi đêm với KH hay KH đƣợc nhận quà bằng thẻ cào trúng thƣởng bằng tiền ngay khi gửi. Điều đó đã tạo ra một thị trƣờng cạnh tranh kém lành mạnh, có biểu hiện vi phạm pháp luật và đặc biệt là làm cho chi phí khác của của NHTM đó tăng lên cao.
- Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn trong những năm qua cho thấy tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tăng lên, tỷ trọng tiền gửi thanh toán giảm xuống, trong khi đó nguồn tiền gửi thanh toán là nguồn có chi phí thấp nhất nên điều này đã làm ảnh hƣớng một phần đáng kể đến thu nhập của hệ thống NHTM trên địa bàn.
Tóm lại, công tác huy động vốn của hệ thống NHTM trên địa bàn trong những năm qua đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể cũng nhƣ còn một số tồn tại và khó khăn, nhƣng nhìn chung là tăng trƣởng ổn định và bền vững.
2.2.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NH, nó quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh và quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NH. Đối với hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT, thực trạng hoạt động này trong những năm qua đƣợc phản ánh bởi hệ thống các chỉ tiêu phân tích sau:
2.2.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Đ/v: Tỷ đồng
Tổng dƣ nơ cho vay 19,135 22,913 24,837 23,597 25,485
Số tăng trƣởng tuyệt đối 3,778 1,924 -1,240 1,888 Tốc độ tăng trƣởng 19.74% 8.40% -4.99% 8.00% Doanh số cho vay 36,679 41,531 27,425 33,215 Doanh số thu nợ 33,465 40,140 29,231 32,100
Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay của hệ thống NHTM tỉnh BR-VT
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo HĐTD trên địa bàn của NHNN tỉnh BR-VT qua các năm)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ƣớc năm
2013 Năm 2009
Với định hƣớng hoạt động NH phải thƣờng xuyên bám sát định hƣớng phát triển KT-XH địa phƣơng, các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã điều hành hoạt động TD gắn với yêu cầu phát triển toàn diện, nhằm đảm bảo hệ thống NH, đồng thời hỗ trợ đƣợc các DN khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh, hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong năm 2010, đặc biệt là những tháng cuối năm, tình hình KT-XH trong tỉnh có bƣớc tăng trƣởng khá, nhiều DN đã ký đƣợc những hợp đồng đầu ra khá tốt nên có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, tăng sản lƣợng… Do vậy, những tháng cuối năm tốc độ giải ngân của các NHTM trên địa bàn khá cao. Doanh số cấp TD trong năm đạt 36.679 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 33.456 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay các thành phần kinh tế đến cuối năm đạt 22.913 tỷ đồng.