Giải pháp nâng cao CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 99)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT

3.2.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng

Hiện nay về cơ bản, quy trình cấp TD theo thông lệ quốc tế có vận dụng tình hình thực tiễn của Việt Nam gồm có 5 bƣớc, mỗi bƣớc của quy trình TD có thể dẫn đến rủi ro cho khoản vay, cụ thể nhƣ sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ

Ở bƣớc đầu tiên này, việc thu thập thông tin kém chất lƣợng sẽ khó khăn cho công việc thẩm định và quyết định cho vay, dễ đƣa đến quyết định sai lằm. Vì KH là ngƣời nắm rõ nhất mọi thông tin liên quan đến khả năng sinh lời và mức độ rủi ro mà dự án đó đem lại, nên họ cố tình tìm mọi cách hoàn hảo mọi thông tin để vay đƣợc vốn của NHTM, còn phía NHTM có thể do thiếu thông tin về KH và các yếu tố môi trƣờng KT-XH hoặc quá kỳ vọng vào những điều tốt đẹp của dự án đem lại trong tƣơng lai.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Giai đoạn này có thể dẫn đến hoạt cho vay của NHTM kém chất lƣợng mà nguyên nhân là từ chính bản thân CBTD của NH cho vay gây ra, CBTD có trình độ chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức tốt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đem

lại CLTD cho NH. Trong bƣớc này có nhiều tình huống đƣa đến hoạt động cho vay có chất lƣợng hay không, cụ thể:

Trường hợp 1: Do thiếu thông tin TD đƣa đến nguồn thông tin không tƣơng xứng, từ đó dẫn đến CBTD đƣa ra quyết định cho vay không đúng, tức là không thu đƣợc cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn.

Trường hợp 2: Xuất phát từ nguồn thông tin của KH cung cấp không chính xác, khi thẩm định CBTD yếu kém trình độ chuyên môn và thu thập thông tin không chính xác, không cập nhật dẫn đến gây tổn thất cho NHTM.

Trường hợp 3: Rủi ro đạo đức của CBTD là cố ý làm sai lệch các quy định của pháp luật và NHTM khi thẩm định để đƣa ra quyết định cho vay và đem về các khoản cho vay kém chất lƣợng cho NHTM.

Trường hợp 4: CBTD của NH không thể dự đoán chính xác đƣợc điều gì có thể sẽ xảy ra trong tƣơng lai khi phân tích các điều kiện TD ở hiện tại.

Trong bƣớc thẩm định TD này, ngƣời thẩm định và ngƣời quyết định cho vay cần có sự độc lập để mang tính khách quan, vì thế trách nhiệm của CBTD trong bƣớc này quyết định rất lớn trong việc đem lại CLTD cho NHTM.

Bước 3: Giải ngân, kiểm tra giám sát khoản vay

Sau khi quyết định cho vay, NHTM thực hiện giải ngân vốn cho KH theo phƣơng án vay vốn đã đƣợc quyết định. Bƣớc này nếu NHTM không thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với KH khi sử dụng vốn vay có thể dẫn đến nhiều rủi ro, từ đó ảnh hƣởng đến CLTD của NH cho vay, bao gồm các trƣờng hợp sau:

Trường hợp 1: Có sự giám sát tốt từ phía CBTD và KH sử dụng vốn vay

đúng mục đích, có hiệu quả, dẫn đến CLTD tốt cho NHTM. Vì thế, CBTD cần giám sát chẽ chặt để sớm phát hiện tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, để có các giải pháp hỗ trợ cho KH khi họ gặp khó khăn nếu đó là cần thiết hoặc chủ động hơn trong việc thu hồi nợ và lãi.

Trường hợp 2: CBTD kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, lơ là, dẫn đến KH

sử dụng vay vốn sai mục đích, có khả năng dẫn đến rủi ro cho NHTM. Tức KH luôn có xu hƣớng sử dụng vốn đầu tƣ vào những ngành theo họ nghĩ sẽ có lợi nhuận cao

với mức độ rủi ro lớn, từ đó ảnh hƣởng đến CLTD của NH. Trƣờng hợp này, CBTD không thực hiện tốt khâu giám sát, trong và sau khi giải ngân vốn thì NHTM cần khắc phục bằng những biện pháp hữu hiệu, thiết thực, cụ thể đối với tình hình thực tế ở NH mình để nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay.

Bước 4: Thu nợ, thu lãi và xử lý các phát sinh

Việc thu nợ, thu lãi cũng nhƣ giải quyết các phát sinh sau khi KH sử dụng vốn vay phụ thuộc rất lớn ở công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra của NHTM, nếu một hợp đồng TD mà KH không thực hiện nghĩa vụ đối với NH trong việc trả nợ và lãi đúng hạn ghi trong hợp đồng thì hợp đồng TD đó có vấn đề hay khoản vay kém chất lƣợng và NH sẽ xử lý khoản vay theo quy định.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Nếu NHTM thu đủ cả gốc và lãi thì thực hiện thanh lý hợp đồng. Nếu NHTM thu không đủ cả gốc và lãi đúng theo hợp đồng thì NHTM xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng RRTD. Việc thu không đủ cả gốc và lãi xảy ra càng nhiều ở một NHTM điều đó cho thấy CLTD của NHTM đó bị sụt giảm, công tác quản lý HĐTD ở đó chƣa tốt.

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà một số chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT chƣa thực hiện đầy đủ và đúng theo quy trình cấp TD nói trên. Vì vậy, các chi nhánh NHTM trên địa bàn chƣa áp dụng thì nên hoàn thiện và áp dụng quy trình cho vay theo thông lệ quốc tế. Quy trình này đƣợc soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay của các NHTM diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao CLTD, góp phần đáp ứng nhu cầy vay vốn của KH một cách tốt nhất. Quy trình này cũng xác định ngƣời thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay. Quy trình cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Phù hợp với việc cải tiến bộ máy giám sát CLTD.

- Tách bạch các chức năng nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động: khởi tạo TD, rà soát rủi ro, phê duyệt TD, quản trị TD, tạo khả năng

kiểm tra kiểm soát và xác định trách nhiệm liên quan của các thành viên trong bộ máy đối với CLTD của cả hệ thống NH.

Quy trình cấp TD theo thông lệ quốc tế bao gồm 5 bƣớc chính, trong năm bƣớc này đƣợc chia tách thành 18 bƣớc nhỏ, cụ thể bắt đầu từ khâu Marketing tiếp thị cho đến khi kết thúc thanh lý hợp đồng TD và tiếp tục thu thập quay lại thông tin về KH. Mỗi bƣớc của quy trình đƣợc phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ, từng bộ phận độc lập, bảo đảm tính tuân thủ các nguyên tắc TD. Đặc biệt là trong bƣớc đánh giá rủi ro ban đầu của bộ phận quan hệ KH, đề xuất ứng dụng hệ thống tính điểm KH để đánh giá, xác định nhu cầu và đề xuất TD nhanh chóng nhƣng vẫn bảo đảm an toàn. Theo thông lệ tiên tiến nhất, trong quy trình cho vay có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận nghiệp vụ và quy trình cho vay đƣợc đặc trƣng bởi sự phân tách các chức năng: khởi tạo TD, quản lý RRTD và tác nghiệp trong toàn bộ quá trình (Mô hình 1.1).

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng thẩm định và quản lý tín dụng

Xu hƣớng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng TD cũng nhƣ mỗi KH ngày càng lớn hơn, các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn, thị trƣờng diễn biến thất thƣờng và tính cạnh tranh cao hơn. Do đó, công tác thẩm định lại càng quan trọng hơn trƣớc khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phƣơng án SX-KD chính là việc đƣa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phƣơng án đó. Để công tác thẩm định dự án, phƣơng án đạt chất lƣợng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ thẩm định TD, thƣờng xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa đào tạo về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án. Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, phƣơng án trên cơ sở đó đƣa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.

Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tƣ để đƣa ra các nhận định chính xác. Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính cũng nhƣ mối quan hệ làm ăn của KH. Trong thực tế, còn nhiều KH

cung cấp thông tin thiếu trung thực, trong khi công tác thẩm định chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của KH cung cấp. Thẩm định tài chính giúp cho NH đánh giá đúng thực trạng tài chính của KH trƣớc khi có quyết định đầu tƣ, chẳng hạn chỉ xét duyệt cho vay đối với các dự án khả thi và KH có đủ nguồn vốn tự có tham gia nhƣ cam kết… sẽ hạn chế đƣợc rủi ro trong HĐTD và CLTD đƣợc nâng cao.

Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá trên phƣơng án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.

Thẩm định dự án đồng thời cũng thực hiện công tác tƣ vấn cho KH trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.

Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau khi cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tƣ, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án về sau đƣợc tốt hơn.

3.2.3. Tập trung xử lý và hạn chế phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn

Các món nợ xấu, nợ quá hạn của KH ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ CLTD của NHTM, vì vậy các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT cần có giải pháp xử lý những khoản nợ xấu, nợ quá hạn một cách hợp lý. Đó là thƣờng xuyên định kỳ tiến hành phân tích đánh giá những khoản nợ xấu, nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp cụ thể xử lý và thu hồi nợ cho phù hợp, cụ thể:

+ Thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn: đối với các khoản nợ quá hạn bình thƣờng, cán bộ tăng cƣờng đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tình hình TSĐB của KH. Đồng thời cần có biện pháp thích hợp giúp KH giải quyết khó khăn về tài chính để nâng cao khả năng trả nợ NH, tạm hoản thu lãi định kỳ các khoản nợ đã chuyển quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi theo điều 22 Quy định 1627/QĐ/NHNN. Còn đối với các khoản nợ quá hạn khó đòi trên 6 tháng, có nguy cơ rủi ro thì cần thực hiện việc đôn đốc, xử lý thu hồi nợ qua nhiều bƣớc, chuyển sang cơ quan pháp luật xử lý và có thể kiểm tra quy trách nhiệm nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm của cán bộ cho vay.

+ Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay: các biện pháp xử lý nợ theo quy định của NH cấp trên bao gồm:

- Cơ cấu lại nợ vay: trƣờng hợp KH chƣa có khả năng trả nợ đến hạn do nguyên nhân khách quan, nếu xét thấy khi xác định lại kỳ hạn, thời hạn trả nợ mà KH có thể ổn định đƣợc SX-KD, cân đối lại tài chính và có khả năng trả đƣợc nợ thì NH xem xét cho cơ cấu lại khoản nợ đến hạn đó.

- Miễn giảm lãi tiền vay: đối với trƣờng hợp KH bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho KH để KH có điều kiện lập lại quan hệ TD bình thƣờng, NH có thể xem xét thực hiện miễn giãm lãi tiền vay cho KH.

- Khoanh nợ, giãn nợ: đối với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng nhƣng xét thấy có khả năng trả nợ trong tƣơng lai gần và KH cần thêm vốn để để khôi phục SX-KD, NH có thể xem xét cho giãn nợ hoặc khoanh nợ cũ.

- Bán nợ: rà soát lại các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ để tiến hành lập thủ tục, hồ sơ bán cho Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) theo quy định cho phép.

- Các trƣờng hợp KH vi phạm hợp đồng TD: tùy vào mức độ vi phạm mà NH có thể tạm dừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trƣớc pháp luật.

+ Phối kết hợp với các ngành liên quan, với cấp ủy, với chính quyền địa phƣơng để xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi.

3.2.4. Đổi mới và tăng cƣờng công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng

Một là: Phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận

Các bộ phận nhƣ: quản lý thông tin KH và quản trị rủi ro, khai thác KH, quản lý TD, thẩm định TSĐB, kiểm tra và kiểm soát nội bộ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, cần phải hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý TD để cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác về KH. Cùng với việc cung cấp thông tin CIC cho NHNN, cần tổ chức khai thác, sử dụng thƣờng xuyên và có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC của NHNN để phục vụ công tác TD đối với KH có quan hệ với chi nhánh

NHTM trên địa bàn. Đặc biệt, cần xem xét kỹ thông tin về DN mới đặt quan hệ TD, thông tin về các DNNN trong một số ngành, tổng công ty đƣợc NHNN cảnh báo về khả năng RRTD cao.

Hai là: CBTD phải xây dựng thông tin khách hàng

CBTD là ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận KH, nắm bắt các thông tin về KH từ khâu nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu KH chủ yếu đến khâu điều tra, thẩm định dự án xin vay, nắm bắt các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ. Phƣơng pháp điều tra để thu thập thông tin quan trọng mà CBTD cần áp dụng tốt nhất là làm việc, phỏng vấn trực tiếp KH, kiểm tra tại chỗ nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Mặt khác, phải khai thác tốt các thông tin từ các cơ quan chức năng nhƣ cơ quan quản lý thuế, chính quyền địa phƣơng, KH của KH, phƣơng tiện thông tin đại chúng... Ngoài ra, một nguồn thông tin quan trọng có độ tin cậy cao cần chú ý khai thác là thông tin nội bộ các NHTM, cán bộ NH khác trên địa bàn tỉnh BR-VT.

Ba là: Thƣờng xuyên tiến hành phân tích tài chính của khách hàng

Thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất mà KH gửi theo quy định cho NH hoặc CBTD kiểm tra tình hình kinh doanh và tài chính tại chỗ, lấy số liệu phản ánh trung thực để đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của DN, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu để có những ứng xử tín dụng phù hợp. Việc kiểm tra tại chỗ tình hình kinh doanh của KH phải đƣợc tiến hành theo định kỳ, ngoài ra, có thể kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Đó là quá trình thực hiện các bƣớc công việc sau khi cho vay để hƣớng dẫn, đôn đốc ngƣời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ và đúng hạn các cam kết. Đây là bƣớc công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay đối với tất cả các khoản mục đầu tƣ, nếu bỏ sót hoặc xem nhẹ bƣớc công việc này, rủi ro không thu đƣợc đủ vốn đầu tƣ sẽ rất cao.

Bốn là: Khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các báo cáo tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)