VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐỐI VỚI VIỆC ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Huy (Trang 44 - 47)

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm đối thủ cạnh tranh có trong ngành và dối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

- Đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành: Đây là một áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp các doanh nghiệp, khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì càng đe dọa vị trí và sự tồn tại của các doanh nghiệp.

- Đối thủ tiềm ẩn: Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi các nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm ẩn, phụ thuộc vài các rào cản xâm nhập. Đây là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, do đó họ luôn cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành.

3.3 VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐỐI VỚI VIỆC ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SẢN PHẨM

Một trong những hoạt động của Marketing là tiêu thụ được nhiều sản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Từ việc duy trì sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp ngày càng có chỗ

TNHH Bảo Huy

đứng trong lòng khách hàng. Do vậy, sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưu tiên lựa chọn, kết quả là số lượng sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp tiêu thụ ngày càng nhiều, lợi nhuận của doanh nghiệp thu được ngày càng lớn.

Theo ông Peter Drucket một trong những nhà lý luận chủ chốt về các vấn đề quản lý đã nhận xét như sau: “Mục đích của Marketing không cần thiết là đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích chính của nó là nhận và hiểu khách hàng kỹ đến mức độ hàng hóa và dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu và tự nó tiêu thị được”. Điều này không có nghĩa là việc kích thích tiêu thụ không còn ý nghĩa nữa mà nói một cách đúng đắn hơn nó trở thành một bộ phận của Marketing – mix. Và nhận xét trên đã cho thấy vai trò to lớn của hoạt động Marketing, cho thấy được vị trí của nó và ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ.

Mục tiêu cơ bản thúc đẩy doanh nghiệp là lợi nhuận. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần phải tiêu thụ được sản phẩm, do vậy phải hướng ra thị trường. Điều này không chỉ đơn thuần là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, thiết kế bao bì thật bắt mắt, áp dụng cá biện pháp mới, quy định giá bán và quảng cáo sản phẩm, …Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của hoạt động Marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp những sản phẩm hấp dẫn cho thị trường mục tiêu, bênh cạnh đó là sự phối hợp các chức năng khác trong công ty.

Tóm lại, Marketing đã tác động tới đời sống của mỗi con người trong xã hội, nó kết nối khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp làm thị trường tốt, có hoạt động Marketing đúng đắn chắc chắn sẽ thành công và có lẻ doanh thu cũng như lợi nhuận sẽ tăng cao.

Qua một số định nghĩa về Marketing – mix và các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu được trình bài trong chương 3, sẽ là cơ sở để đánh giá và phân tích các thực trạng Marketing – mix của công ty ở chương 4.

TNHH Bảo Huy

TNHH Bảo Huy

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP MARKETING – MIX CHO CÔNG TY TNHH BẢO HUY

Chương 4 sẽ phân tích về thực trạng Marketing – mix của công ty trong 3 năm 2011 – 2013. Bên cạnh đó, sẽ phân tích những tác động của môi trường vi mô và vĩ mô để đánh giá sự tác động của nó đến các chính sách Marketing – mix của Công ty TNHH Bảo Huy

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Huy (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w