Chiến lược giá

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Huy (Trang 36 - 37)

+ Khái niệm về giá: Giá cả là giá trị trao đổi mà khách hàng sẵn sàng trả để đổi lấy những lợi ích từ việc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

+ Tầm quan trọng của giá:

- Đối với khách hàng: Giá cả là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác là đòn bẩy kích thích tiêu dùng.

- Đối với công ty: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số hay lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng tới chương trình Marketing chung.

- Tầm vĩ mô: giá cả là người chỉ đạo hệ thống kinh tế ảnh hưởng đến sự phân phối các yếu tố sản xuất; lạm phát, lãi suất ngân hàng.

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá

- Các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp đóng vai trò định hướng cho việc đặc ra nhiệm vụ của giá cả. Muốn trở thành một công cụ Marketing hữu hiệu thì giá phải phục vụ đắc lực cho chiến lược Marketing về thị trường mục tiêu và định vị của sản phẩm doanh nghiệp. Do vậy, khi đánh giá doanh nghiệp phải căn cứ vào mục tiêu Marketing của doanh nghiệp và chiến lược định vị sản phẩm mà doanh nghiệp đã chọn.

TNHH Bảo Huy

- Giá và các biến số Marketing khác

Giá thực chất là một công cụ trong Marketing – mix để doanh nghiệp tác động vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, giá phải phục vụ mục tiêu Marketing chung của doanh nghiệp. Muốn vậy, chiến lược giá phải đồng bộ, nhất quán với các chiến lược Marketing – mix khác như chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị. Chẳng hạn, khi mục tiêu doanh nghiệp là dẫn đầu về chất lượng thì giá phải đặt cao để tạo uy tín và để bù đắp cho chi phí bảo đảm chất lượng cao. Giá bán còn phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.

- Chi phí cho một đơn vị sản phẩm - Các yếu tố khác

+ Các chiến lược giá

- Chiến lược giá hớt váng: các doanh nghiệp thường đặt giá bán sản phẩm của mình ở mức cao nhất cho những phân đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm đó.

- Chiến lược giá thâm nhập: Ngược lại với chiến lược giá hớt váng, chiến lược này ấn định mức giá thấp, nhất là đối với sản phẩm mới, nhằm thay đổi mục tiêu chiếm lĩnh thị trường.

- Chiến lược giá cạnh tranh: Lấy giá của đối thủ để làm mục tiêu định giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Huy (Trang 36 - 37)