Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Huy (Trang 42 - 44)

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hoạt động Marketing của công ty và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng. Đó là các nhà cung ứng, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, và một số nhân tố khác.

Khác với môi trường vĩ mô, doanh nghiệp có thể tác động đến môi trường vi mô thông qua các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.4.1 Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp

Hoạt động Marketing không phải là hoạt động riêng rẽ trong doanh nghiệp. Ngược lại, nó bị chi phối bởi các lực lượng, các yếu tố khác trong doanh nghiệp.

3.2.4.2 Các trung gian Marketing

Trung gian Marketing là các tổ chức kinh doanh độc lập tham gia hổ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu khác nhau trong chuổi giá trị của doanh nghiệp. Các

TNHH Bảo Huy

trung gian này rất quan trọng, nhất là trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài các khâu khác nhau trong chuổi giá trị của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp phải biết lựa chọn trung gian phù hợp và xây dựng các mối quan hệ lâu dài với các trung gian.

Các loại trung gian:

- Các đại lý bán buôn, bán lẻ, các đại lý phân phối độc quyền, các công ty vận chuyển, kho vận.

- Các công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, các công ty quảng cáo, các đài, báo chí, phát thanh, truyền hình.

- Các tổ chức tài chính Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Công ty kiểm toán.

3.2.4.3 Các nhà cung ứng

Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt động. Đó là tài chính, điện, nước, vật tư, máy móc thiết bị,… Nếu quá trình cung cấp các đầu vào này bị trục trặc thì ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh. Do vậy, doanh nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp.

3.2.4.4 Khách hàng

Khách hàng là người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Do vậy, doanh nghiệp phải hiểu rõ khách hàng.

Khách hàng tạo nên thị trường của doanh nghiệp. Thường người ta thường chi thành 5 loại thị trường như sau:

- Thị trường người tiêu dùng: Là các cá nhân, các hộ tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ cho mục đích cá nhân.

TNHH Bảo Huy

- Thị trường khách hàng doanh nghiệp: Là các tổ chức và doanh nghiệp mua hàng hóa và dịch vụ để gia công chế biến thêm hoặc sử dụng vào một quá trình sản xuất kinh doanh khác.

- Thị trường các nhà buôn trung gian: Là các tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ cho mục đích bán lại để kiếm lời.

- Thị trường các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước: Mua hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sử dụng trong lĩnh vực quản lý, hoạt động cộng đồng hoặc để chuyển giao tới các tổ chức, cá nhân khác đang có nhu cầu sử dụng.

- Thị trường quốc tế: Khách hàng nước ngoài bao gồm người tiêu dùng, người sản xuất, người mua trung gian và chính phủ của các nước khác.

3.2.4.5 Đối thủ cạnh tranh

Yếu tố cạnh tranh tác động đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Huy (Trang 42 - 44)