Marketing là tập hợp các phương tiện (công cụ) Marketing có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu Marketing của mình.
Thành phần của Marketing – mix gồm có:
TNHH Bảo Huy
+ Product (sản phẩm): Quản lý các yếu tố sản phẩm, dịch vụ (thương hiệu, chức năng, chất lượng, hình thức, bao bì, dịch vụ kèm theo, chế độ bảo hành,…) và lập kế hoạch phát triển sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.
- Khách hàng muốn điều gì từ sản phẩm/dịch vụ? Cần những gì để thỏa mãn điều đó?
- Những tính năng gì của sản phẩm cần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng? - Khách hàng sử dụng sản phẩm đó ở đâu và như thế nào?
- Sản phẩm trong như thế nào? Khách hàng tìm hiểu cách thức sử dụng ? - Kích cở, màu sắc? Tên gọi của sản phẩm?
- Làm thế nào để khác biệt hóa với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh? - Chi phí nào là cao nhất, để khi bán ra sản phẩm vẫn có lãi?
+ Price (Giá): Quyết định đến giá sản phẩm ngoại trừ các chi phí sản xuất, điều hành còn tính đến các yếu tố khác (giá hiện tại của sản phẩm cạnh tranh, giá khuyến mại, giá cho các đại lý, giá áp dụng cho các hình thức thanh toán,…) để xác định giá niêm yết cho sản phẩm.
- Giá trị của sản phẩm/dịch vụ đem đến cho người mua là gì?
- Có thiết lập mức giá cho sản phẩm/dịch vụ trong một khu vực hay không? - Khách hàng có nhạy cảm với giá hay không? Có cần giảm giá để dành thị phần hay không? Hay tăng giá khi muốn tăng lợi nhuận biên?
- Chiếc khấu như thế nào cho những khách hàng cụ thể? So sánh giá với đối thủ như thế nào?
+ Place (Phân phối): Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống hậu cần (logistics) và vận chuyển sản phẩm.
- Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu? - Làm thế nào để thâm nhập vào các kênh phân phối phù hợp?
- Có cần một đội ngũ bán hàng hay không? Hay tham gia các hội chợ thương mại? Hay bán hàng trực tuyến? Đặt mối quan hệ với các đối tác phân phối ra sao?
TNHH Bảo Huy
+ Promotion (Chiêu thị): Giới thiệu và thyết phục thị trường tiềm năng dùng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các hình thức chiêu thị (quảng cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng, báo chí hoặc Internet,…).
- Ở đâu và khi nào có thể truyền thông điệp marketing của mình đến khách hàng mục tiêu?
- Tiếp cận khách hàng bằng cách nào? Sử dụng phương tiện nào truyền thông ? - Thời điểm nào để thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm? Những vấn đề môi trường nào ảnh hưởng đến sản phẩm?
- Đối thủ cạnh tranh sử dụng hoạt động chiêu thị nào? Những biện pháp đó có ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị mà doanh nghiệp chọn hay không?
Từ đó xem xét thực trạng Marketing – mix có hiệu quả với doanh nghiệp hay không để phát triển hoặc khắc phục những hạn chế và đưa ra giải pháp phù hợp.