6. Bố cục đề tài:
3.4.2. Đẩy nhanh tiến độ triển khai PPP Kết hợp mô hình RFI (Resource
Finance Infrastructure)
Trước hết, nên khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư hạ tầng. Ở các quốc gia áp dụng PPP thành công, họ huy động được các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí tự nguyện đầu tư trực tiếp vào hạ tầng. Các quỹ này đầu tư vào những danh mục dài hạn, từ 20-30 năm, tương đương với vòng đời của dự án PPP. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết các quỹ này lại sử dụng để mua trái phiếu Chính phủ, gửi ngân hàng hoặc mua cổ phiếu chứ chưa được sử dụng để đầu tư vào các quỹ phát triển hạ tầng.
Hiện tại các dự án hạ tầng ở Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Để tập trung quản lý rủi ro, Chính phủ có thể xem xét thành lập quỹ bảo lãnh hạ tầng sử dụng hạn mức tín dụng ODA, sau đó có lộ trình sử dụng nguồn thu từ dự án để đảm bảo hoạt động bền vững.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần nghiên cứu các mô hình đầu tư hạ tầng mới. Trên thế giới, RFI (Resource Finance Infrastructure) là một mô hình đầu tư hạ tầng từ nguồn trữ lượng tài nguyên đã được đánh giá đang là mô hình mới được Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến sẽ là mô hình phát triển hạ tầng “hậu 2015” đối với các nền kinh tế đang phát triển, có trữ lượng tài nguyên dồi dào.
Vậy, RFI là gì?
Các nguồn tài nguyên tài trợ cho cơ sở hạ tầng (RFI) là một cơ chế mà qua đó một chính phủ có thể đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu mà không cần thiết phải thực hiện các dự án 100% vốn nhà nước, giảm gánh nặng cho ngân sách. Nó sẽ hoạt động khi một chính phủ muốn huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân tham gia vào dự án, thực hiện dự án với cơ cấu vốn nhà nước thấp mà không cần phải dựa các khoản viện trợ để bảo vệ cho ngân sách quốc gia từ rủi ro tín dụng. Mô hình được đánh giá có hiệu quả khi một chính phủ không sẵn sàng chi tiền cho thực hiện đầu tư, và không thể vay ưu đãi từ World Bank(WA), ADB, hoặc các cơ quan tài trợ khác. RFI sẽ hoạt động khi chính phủ có một nguồn tài nguyên, cấp phép để phát triển và sản xuất cho khu vực tư nhân, và như là một phần của quá trình cấp phép, chính phủ thu được lợi ích từ việc cấp phép thông qua việc có thể vay đối với doanh thu dự kiến từ các dự án phát triển tài nguyên đó, lợi nhuận thu được từ phát triển tài nguyên đó từ khu vực tư nhân để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Cấp quyền khai thác tài nguyên Xác định doanh thu NN
Sử dụng doanh thu tương lai ký kết hạn mức tín dụng hạ tầng với NHTM. (Ký kết trực tiếp hoặc thông qua Công ty khai thác NN - PVN)
Sử dụng hạn mức tín dụng này ký kết hợp đồng xây dựng vận hành với Doanh nghiệp phát triển hạ tầng
Việc chấp nhận trao đổi giữa cấp phép khai thác tài nguyên và vốn đầu tư theo quy tắc lợi ích đôi bên. Khi ban hành, giấy phép phải có quy định rõ về thời gian, chất lượng sử dụng và chế độ tài chính cung cấp các dòng lợi nhuận rõ ràng cho chính phủ khi các nguồn tài nguyên đang được sản xuất. Những dòng thu nhập có thể bao gồm các khoản tín dụng từ sản xuất hay tiền thuế, và cổ tức trả cho chủ thể tham gia sở hữu một phần của dự án. Lãi suất chính phủ thu lại từ phần doanh thu phải được cam kết xác định trước.
Các mô hình RFI dựa trên mô hình PPP rất linh hoạt trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng có thể liên quan đến các khu vực tư nhân trong một số lĩnh vực. Các mô hình RFI khác với mô hình PPP trong đó giao dịch RFI liên quan
đến phát triển nguồn tài nguyên, một cam kết của doanh thu dự án tài nguyên của chính phủ, và việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nhưng việc xây dựng các cơ sở hạ tầng không cần phải liên quan đến khu vực tư nhân làm chủ đầu tư vốn cổ phần hoặc đối tác. Chúng tôi tin rằng việc kết hợp các đặc điểm của mô hình PPP với mô hình RFI. tận dụng nhưng ưu điểm, bổ sung cho nhau, có khả năng sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho việc đơn giản hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Sơ đồ 4: Mô hình thể hiện sự kết hợp huy động vốn giữa PPP và RFI
Phân tích SWOT mô hình RFI.
Thế mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
Mô hình này cung cấp một cơ hội tài chính mới cho các chính phủ giàu tài nguyên của các quốc gia cần đầu tư cơ sở hạ
Lãi suất cao (sử dụng doanh thu từ tài nguyên thay vì nợ quốc gia)
tầng cơ bản.
Chính phủ có thể cam kết những nguồn doanh thu tài nguyên trong tương lai để có được nguồn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng. Là một giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng không cần 100% vốn ngân sách như các hình thức của mô hình PPP (BT,BOT,...). Chính phủ có thể dừng việc khai thác nều bên tham gia vi phạm hoặc dựa trên dự báo và cam kết doanh thu từ việc sử dụng tài nguyên.
nguyên đã được đánh giá trữ lượng đầy đủ (doanh thu chắc chắn) =WAVES: lồng ghép Tài nguyên môi trường vào TKQG Việc sử dụng nợ để xây dựng cơ
sở hạ tầng với trả nợ liên quan đến dòng doanh thu từ dự án phát triển tài nguyên có khả năng sẽ tạo ra lãi suất thực tế cao hơn so với các mô hình khác.
Là một mô hình mới và chưa được áp dụng rỗng rãi nên có khả năng xuất hiện nhiều rủi ro chưa nhận biết được
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
Phát triển có sở hạ tầng mà không làm tăng gánh nặng cho ngân sách, khi mà các hình thức huy động tín dụng khác không đáp ứng được, RFI cung cấp một cơ hội mới cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Các mô hình RFI là thích hợp nhất cho các dự án kích thích tăng trưởng kinh tế, hoặc tạo ra lợi ích xã hội, vượt quá các chi phí lãi vay của khoản tín dụng của chính phủ.
Là một nguồn thu của chính phủ
Đòi hỏi quá trình đấu thầu minh bạch, chưa nhiều Nhà đầu tư có năng lực thực hiện
Người cho vay chỉ quan tâm đến phần lợi ích thu về từ việc sử dụng tài nguyên chứ không thực sự quan tâm đến lợi ích của đầu tư có sở hạ tầng vì nó không mang đến lợi nhuận cho họ. Phải có sự giám sát chặt chẽ từ
chính phủ trong quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vì đơn vị thực hiện không có thu được nhiều lợi ích vì vậy có
từ các sử dụng tài nguyên, để thanh toán khoản vay tín dụng, thuộc tài sản của chính phủ, và sẽ được trả cho chính phủ.
nguy cơ làm giảm chất lượng công trình..
Nhận xét: Theo các nhà Kinh tế học đã nhận định, nguồn lực luôn luôn khan hiếm, về để thực hiện được các mục tiêu của nền kinh tế thì luôn phải có sự đánh đổi giữa các nguồn lực. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng, tạo lập môi trường đầu tư, từ đó mới kích thích phát triển nền kinh tế. Có một thực tế đáng buồn hiện nay là việc tận dụng chưa hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tại sao một nước giàu tài nguyên "Rừng vàng biển bạc" lại không thế phát triền bằng một nước hầu như ko có tài nguyên gì ngoài động đất và sóng thần như Nhật Bản. Đó là phần nào ý kiến mà nhóm chúng em muốn kiến nghị với mô hình RFI.
KẾT LUẬN
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.Nó là thước đo về trình độ phát triển.Nhận thức được vấn đề đó, các nước đã không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng, ngay cả những cường quốc hàng đầu thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.Trong những năm qua, tổng nguồn vốn đầu tư cho CSHT luôn chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Tại địa phương Hà Tĩnh, mặc dù đã
đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này, làm thay đổi bộ mặt của của địa phương những có thể nói hệ thống CSHT vẫn dưới mức trung bình của cả nước.Chính vì vậy, yêu cầu đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này đã được địa phương đề ra cụ thể trong chiến lược phát triển Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn 2050.
Để có thể thực hiện yêu cầu cấp thiết trên, rõ ràng vấn đề huy động vốn là quan trọng nhất.Tuy nhiên, đây là khó khăn không chỉ của địa phương mà còn là của quốc gia nói chung khi chúng ta vẫn là một nước nghèo, nguồn vốn còn hạn chế.Tại địa phương, trong những năm qua đã rất nỗ lực trong việc đa dạng các loại hình huy động, ngoài các nguồn vốn “truyền thống” từ ngân sách thì còn có huy động từ đóng góp của nhân dân, xã hội, vay nước ngoài hay kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án công.Thành quả đạt được ra rất đáng ghi nhận khi cá công trình này đã làm thay đổi diện mạo địa phương trong thời gian ngắn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.Tuy nhiên, đứng trước quá trình phát triển không ngừng, đòi hỏi CSHT ngày càng phải được hoàn thiện.Vấn đề tìm các nguồn vốn mới cho các dự án này lại được đặt ra.Để tìm ra lời giải cho bài toán này, nhóm đã thực hiện đề tài về các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT tại Hà Tĩnh.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã kết hợp các vấn đề lý luận và khảo sát thực tiễn tại địa phương nhằm giải quyết một số nhiệm vụ sau :
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đầu
tư phát triển CSHT, vai trò, đặc điểm cũng như những tác động của nó đến nền kinh tế, những nội dung đầu tư và quan trọng nhất là vấn đề các nguồn vốn có thể huy động cho đầu tư phát triển CSHT.
Thứ hai, đề tài đã phân tích thực trạng CSHT tại địa phương trong thời
gian qua.Từ đó cho thấy vấn đề là CSHT tại địa phương tuy đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn rất cần đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới.Bên cạnh đó, thông qua phân tích cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư trong 2 giai đoạn 2006 – 2010 và 2011- 2014 đã thấy được sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn huy động.
Thứ ba, trên cơ sở luận cứ khoa học kết hợp với thực trạng về nguồn vốn
huy động tại địa phương, nhóm đã đề ra một số giải pháp, bao gồm có : các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn vốn huy động và một số mô hình
đã áp dụng khá thành công trên thế giới, có thể áp dụng tại địa phương như : quỹ bảo lãnh hạ tầng, hoàn thiện hơn nữa mô hình PPP đang rất hiệu quả tại nước ta hiện nay, …
Do đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, bản thân nhóm còn nhiều hạn chế.Chính vì vậy, trên góc độ nào đó còn khiếm khuyết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo và quy hoạch phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm bắc Trung Bộ đến năm 2020.
2. PGS.TS Từ Quang Phương – PGS.TS Phạm Văn Hùng (2012), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
3. PGS Nguyễn Bạch Nguyệt (2013), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
4. Niên giám thống kê năm 2010-2014 của tỉnh Hà Tĩnh.
5. Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh (2015), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu từ năm 2010 – 2014.
6. UBND Tỉnh Hà Tĩnh (2010 - 2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh Hà Tĩnh.
7. UBND Tỉnh Hà Tĩnh (2014), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm thời kỳ (2010-2014) của tỉnh Hà Tĩnh.
8. UBND Tỉnh Hà Tĩnh (2014), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016-2020) của tỉnh Hà Tĩnh.
9. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến 2050. 10. www.dantri.com 11. www.mofa.gov.vn 12. www.mpi.gov.vn 13. www.hatinh.gov.vn 14. www.vnn.vn 15. www.tuoitre.com.vn 16. www.vnexpress.com 17. www.icafrica.org/fileadmin/documents/Knowledge/PPPs/Resource-financed- infrastructure.pdf 18. www.thefreedictionary.com/ 19. www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=f617a71b-8342- 4b92-b243-8da2269cbc7d&groupId=13025