Đánh giá kết quả áp dụng các mô hình

Một phần của tài liệu huy động vốn cho đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tĩnh 20102014 (Trang 61)

6. Bố cục đề tài:

2.2.8. Đánh giá kết quả áp dụng các mô hình

2.2.8.1. Khó khăn của PPP

Sự thu hút đầu tư tư nhân vào hạ tầng: Trong thời gian vừa qua, mặc dù Chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện các mô hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT, BTO, BOO… và đã thực hiện nhiều chính sách thu hút đầu tư của khu vực tư nhân cho việc phát triển các cơ sở hạ tầng theo các quy định của Chính Phủ và các chính sách như đổi đất lấy hạ tầng…. Tuy nhiên, sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn rất thấp. Ngoại trừ các tổ chức NGOs hoạt động theo hình thức từ thiện có đầu tư vào các dự án hạ tầng thông thì các ngân hàng và quỹ đầu tư khác hầu như không đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Điều này có thể giải thích bởi những lý do sau:

- Các quỹ đầu tư thường có vốn giới hạn so với nhu cầu vốn của các dự án hạ tầng, nên khó có đủ khả năng tài chính tham gia dự án hạ tầng.

- Thời gian đầu tư vốn của các quỹ đầu tư thường là ngắn hạn do giới hạn bởi thời gian hoạt động của quỹ được ghi trên giấy phép hoạt động và theo chiến lược đầu tư ngắn hạn, bảo toàn nguồn vốn.

- Rủi ro tài chính của các dự án hạ tầng là khá cao.

Hoàn toàn tương tự như các quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng có vốn giới hạn so với yêu cầu vốn của các dự án hạ tầng và nguồn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần thường là ngắn hạn nên không thể đầu tư các dự án dài hạn như các dự án hạ tầng. Ngoài yếu tố tài chính, việc thu hút đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân cũng còn bị giới hạn bởi yếu tố kỹ thuật. Các nhà đầu tư tư nhân hiện nay có năng lực kỹ thuật còn hạn chế, trong khi yêu cầu kỹ thuật của các dự án hạ tầng là cao. Đa phần chỉ có các nhà thầu thi công quốc doanh mới có đủ năng lực kỹ thuật thực hiện các dự án hạ tầng. Các dạng năng lực khác như năng lực thu xếp nguồn vốn để tham gia đầu tư, năng lực quản lý dự án của các nhà đầu tư khu vực tư nhân cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu để tham gia đầu tư triển khai các dự án hạ tầng. Do đó, khi nhu cầu đầu tư và triển khai các dự án hạ tầng tăng lên, nhu cầu vốn tăng, khu vực tư nhân chưa đủ điều kiện tham gia làm nhà đầu tư chính yếu, lực lượng tham gia đầu tư

hạ tầng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ dùng chính nguồn vốn do nhà nước giao cho mình để tham gia đầu tư triển khai dự án hạ tầng. Vì giới hạn của nguồn vốn này, các doanh nghiệp này cũng bị áp lực về nguồn vốn, và để giảm rủi ro do thực hiện đầu tư theo yêu cầu của Chính Quyền, các doanh nghiệp này phải dựa vào sự cung cấp vốn ngân sách của nhà nước. Điều này tạo áp lực lên vốn ngân sách của nhà nước. Do không có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn ngân sách cho phát triển hạ tầng nên các dự án hạ tầng đã được triển khai chậm trễ và không đồng bộ.

Sơ đồ 3: Khó khăn gặp phải khi áp dụng mô hình PPP

2.2.8.2 Khó khăn với vốn NGOs

Có một hiện tượng nghịch lý đang diễn ra hằng ngày tại Việt Nam, là: trong khi chính quyền Trung ương đang phải vất vả tìm kiếm các nguồn tiền nước ngoài để thực hiện các chương trình, dự án về sinh kế trong nước, thì nhiều cơ quan địa phương - đối tác của các dự án phi Chính phủ (NGO) - lại phải tìm “cách xài cho hết” tiền dự án, nhưng thường lại “xài không hết”!? Cuối cùng, tiền phải trả lại cho các nhà tài trợ.

Thông thường, trong quá trình thực hiện dự án, các NGO chỉ giữ vai trò giám sát và phê duyệt kế hoạch tài chính cho các hoạt động của dự án. Hầu hết các hoạt động này đều do “chủ nhà” tham gia lập kế hoạch và thực hiện dựa trên tài liệu dự án (như project implementation, matrix…).Vì thế, tốc độ giải ngân của một dự án tỷ lệ thuận với khả năng thiết lập chương trình hành động (phương án thực hiện) của “chủ nhà”. “Chủ nhà”, về phần mình, lại thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động NGO, nên không có đủ phương án tốt để giải phóng nguồn vốn.

Một dự án NGO thường phức tạp, bao gồm hàng loạt vấn đề phải thực hiện cùng lúc (môi trường, nước sạch, năng lượng, y tế, giáo dục, tín dụng - tiết kiệm, giới…), đòi hỏi phải có nguồn nhân lực giỏi (giỏi cả ngoại ngữ) thì mới đáp ứng nhu cầu công việc và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Nhưng chúng ta dễ thấy rằng, lao động Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cộng đồng hiện nay còn quá yếu, buộc các NGO phải bỏ ra các khoản chi phí khá cao để thuê các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam hỗ trợ cho các dự án. Điều này lý giải một phần là tại sao chi phí hành chính của các dự án này đạt đến con số trên 50% (có tài liệu còn ghi là 70%!). Tuy chỉ còn lại vỏn vẹn 50% (hoặc 30%) số tiền viện trợ nhưng các dự án vẫn không giải ngân hết.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH HÀ TĨNH

3.1, Mục tiêu, phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016-2020:

3.1.1. Kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT tỉnh Hà Tĩnh từ các nguồn trong giai đoạn 2016-2020 các nguồn trong giai đoạn 2016-2020

Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh giai đoạn 2016-2020 thì tổng nhu cầu về vốn cho cơ sở hạ tầng là 147.610,181 tỷ đồng. Trong đó:

a, Vốn ngân sách nhà nước: 106.147,04 tỷ đồng

Vốn ngân sách địa phương 37.192,726 tỷ đồn ( hỗ trợ đầu tư thep ppp 276,192 tỷ đồng; hỗ trợ đối ứng ODA, NGO 1.135,113 tỷ đồng, trả nợ vay tạm ứng 389,65 tỷ đồng; các dự án sử dụng tiền ddaast.135,12 tỷ đồng; bố trị cho các dự án thuộc MTQG 8.982,992 tỷ đồng; thanh toán nợ đọng XDCB 295,846 tỷ đồng; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2015 383,733 tỷ đồng; các dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2016-2020: 6.281,821 tỷ đồng; các dự án khởi công mới 13.1.4,74 tỷ đồng; các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP 558,785 tỷ đồng)

Vốn hỗ trợ ngân sách trung ương 68.954,315 tỷ đồng ( vốn chương trình hỗ trợ mục tiêu theo ngành, lĩnh vực 63.840,79 tỷ đồng; chương trình MTQG 5.113,526 tỷ đồng)

b,Vốn ODA 20.939,012 tỷ đồng

 Các chương trình, dự án ODA 19.513,753 tỷ đồng  Chương trình MTQG 89,299 tỷ đồng

 Hỗ trợ đầu tư thep hình thức PPP 1.335,96 tỷ đồng

c, Vốn trái phiếu chính phủ 15.890,289 tỷ đông

 Các dự án đc quốc hội. UBTVQH thông qua đến năm 2016 1.276,668 tỷ đồng

 Chương trình MTQG xây dựng TMH 4000 tỷ đồng  Đói ứng các chương trình, dự án ODA 397,248 tỷ đồng  Các dự án cần khởi công mới 10.216,373 tỷ đồng

e, Nguồn để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối 593,84 tỷ đồng f, Vốn vay khác của NSĐP để đầu tư 1.040 tỷ đồng

3.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng:3.1.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông: 3.1.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông:

Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo tính liên tục, tạo kiên kết giữa các địa phương trong tỉnh với cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 8: Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020 Hạng mục đầu tư Vốn đầu tư ( tr đồng) Giai đoạn thực hiện Nguồn Lượng vốn cần huy động trong giai đoạn 2016-2020

(tr đồng) Nâng cấp quốc lộ 1A 5220000 2011- 2016 Ngân sách trung ương 1740000 Tỉnh lộ, huyện lộ khác, đường nông thôn, bến xe 19000000 2011- 2020 Ngân sách địa phương 9500000 Nâng cấp quốc lộ 8 4000000 2011- 2020 Ngân sách trung ương 2000000 Tỉnh lộ 28,70,21,22 3500000 2011- 2020 Ngân sách địa phương 1750000

Xây dựng đường ven

biển 6970000 2011- 2020 Ngân sách địa phương 3485000 Xây dựng cao tốc 15000000 2016- 2020 Ngân sách trung ương 15000000 Nâng cấp quốc lộ 12 2500000 2016- 2020 Ngân sách địa phương 2500000 Nâng cấp đường sắt hiện có 690000 2011- 2018 Ngân sách trung ương 258750

(Nguồn báo cáo tổng hợp phát triển KTXH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020)

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng thủy lợi:

Tập trung đầu tư hoàn thành hệ thống thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trươi – Cẩm Trang, nâng cấp đê La Giang, cống Đò Điệm và hệ thống kênh trục sông Nghèn; xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, kiên cố hóa kênh mương nội đồng nhằm đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 85% diên tích đất

nông nghiệp vào năm 2020; củng cố hệ thống đê sông, đê biển vững chắc để chống sạt lở ven sông, ven biển.

Cấp, thoát nước: tập trung giải quyết vấn đề cấp nước đô thị, nông thôn và sản xuất công nghiệp dịch vụ. Đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống thoát nước mưa và nước thải cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp.

Bảng 9 : Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng thủy lợi giai đoạn 2016-2020 Hạng mục đầu tư Vốn đầu tư ( tr đồng) Giai đoạn thực hiện Nguồn Lượng vốn cần huy động trong giai đoạn 2016-

2020(tr đồng) Hệ thống thủy lợi Ngàn Tươi- Cẩm Trang 9140000 2011- 2019 Ngân sách trung ương 4062220

Kiên cố hóa kênh

mương 4490000 2011- 2020 Ngân sách trung ương và địa phương 2245000 Đầu tư vào đê

sông La và sông Lam 1090000 2011- 2016 Ngân sách TW và địa phương 363020 Xây dựng/ nâng cấp đê khác 5260000 2011- 2020 Ngân sách trung ương và địa phương 2630000 Nâng cấp trạm bơm và kênh mương 535000 2011- 2020 Ngân sách địa phương 267500 Nâng cấp hệ thống

thoát nước đô thị 300000

2011- 2020

Ngân sách địa

phương 160000

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng điện và mạng lưới cấp điện:

Thực hiện theo quy hoạch phát triển Điện lực chung của cả nước đối với các nhà máy điện Vũng Áng 1 (công suất 1.200 MW), nhiệt điện Vũng Áng 3 (công suất 2.400 MW) và nhà máy nhiệt điện của tập đoàn Formosa (công suất 1.500 MW)

Cải tạo và phát triển mạng lưới điện nhằm tận dụng năng lực hiên có; xây dựng theo quy hoạch các trạm và đường dây 220 kV, 110 kV,đường dây trung thế , hạ thế kết nối với các nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng,nhất là vùng mỏ sắt Thạch Khê, khu kinh tế Vũng Áng và khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Bảng 10: Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng điện và mạng lưới điện giai đoạn 2016-2020 Hạng mục đầu tư Vốn đầu tư ( tr đồng) Giai đoạn thực hiện Nguồn Lượng vốn cần huy động trong giai đoạn 2016-2020

( tr đồng) Nâng cấp lưới điện

nông thôn 590000 2011-2016 Ngân sách trung ương 110000 Nhà máy nhiệt điện -Formosa 36540000 2011-2020 Ngoài ngân sách 16924000 Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 31500000 2015-2019 Ngoài ngân sách 31500000

(Nguồn báo cáo tổng hợp phát triển KTXH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020)

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng viễn thông, thông tin, liên lạc:

Nâng cấp, mở rộng và từng bước hiện đại hóa mạng bưu chính - viễn thông và thông tin truyền thông có dung lượng lớn, tốc độ cao, kết nối các địa phương trong phạm vi cả nước và quốc tế; hiện đại hóa hệ thống phân phối, truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang đến huyện, xã. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí nhà nước và giao dịch điện tử; tăng mật độ thuê bao điện thoại, bảo đảm 100% xã có mạng internet với nhiều dịch vụ tiện ích, công nghệ cao.

Bảng 11: Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng viễn thông, liên lạc trong giai đoạn 2016-2020 Hạng mục đầu tư Vốn đầu tư ( tr đồng) Giai đoạn thực hiện Nguồn Lượng vốn cần huy động trong giai đoạn 2016-2020

(tr đồng) Nhập dữ liệu trung

tâm số hóa 150000 2017

Ngoài ngân

sách 150000

Trung tâm BPO-ITO phức hợp/ phân tích thị trường 199000 2019 Ngoài ngân sách 199000 Cơ sở hạ tầng tin học cho giáo dục 39000 2011- 2020 Ngân sách TW và địa phương 20000 Cơ sở hạ tầng di động 2250000 2011- 2020 Ngoài ngân sách 1300000 Nâng cấp cơ sở hạ tầng bưu điện 100000 2011- 2020 Ngoài ngân sách nhà nước 60000

Các đầu tư khác cho

lĩnh vực viễn thông 560000

2013- 2020

Ngoài ngân

sách nhà nước 35000

(Nguồn báo cáo tổng hợp phát triển KTXH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020)

3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng y tế

Giai đoạn 2016 - 2020: ưu tiên đầu tư xây dựng mới cơ sở khám và điều trị bệnh chuyên khoa và chăm sóc y tế cấp 3 toàn diện; hoàn thành xây dựng tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Bảng 12: Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng y tế trong giai đoạn 2016-2020 Hạng mục đầu tư Vốn đầu tư (tr đồng) Giai đoạn thực hiện Nguồn Lượng vốn cần huy động trong giai đoạn 2016-2020

(tr đồng) Xây dựng, nâng cấp

bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện

1400000 2011-2020 Ngân sách TW và địa phương 7500000 Xây dựng, nâng cấp

hệ thống trạm xá xã 800000 2011-2020 Ngân sách TW và địa phương 420000 Cơ sở chăm sóc sức khỏe trong KKT Vũng Áng 200000 2014-2020 ngoài ngân sách 142875 Cơ sở chăm sóc sức khỏe cho mỏ Thạch Khê 150000 2014-2020 Ngoài ngân sách 107142

3.2, Giải pháp tăng cường huy động vốn từ các nguồn vồn cho đầu tư phát triển CSHT tỉnh Hà Tĩnh: triển CSHT tỉnh Hà Tĩnh:

3.2.1. Giải pháp tăng cường huy động từ vốn ngân sách nhà nước:

Công tác thu ngân sách nhà nước

Thực hiện tốt việc thu đúng, thu đủ, hán chế thu NS, kịp thời khai thác các nguồn thu từ thuế phí và NSNN, đi đôi với các giải pháp bồi dưỡng nguồn thu thông qua việc tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ổn định thông thoáng. Thuế cần được điều chỉnh hợp lí hơn nhằm khuyến khích mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường tích tụ vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ, hiện đại hóa sản xuất…

Đối với các khoản thu phí, lệ phí phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của nhà nước, kịp thời ban hành danh mục thu và mức thu theo đúng quy định; phân cấp quản lí thu kết hợp cơ chế giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng tự đặt ra các loại phí và mức thu trái quy định. Các khoản thu phải được nộp vào NSNN đầy đủ và kịp thời không để tồn tại tình trạng tùy tiện trong quản lý và sử dụng

Công tác chi ngân sách

Đổi mới quản lí NSNN theo yêu cầu hiện đại hóa, quản lý NS theo hướng xây dựng NS trung hạn, gắn với kết quả đầu ra, tăng cường tính công khai, minh bạch tài chính trong quản lý NS. Cần nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm các cấp trong việc sử dụng NSNN. Cần rà soát, xd và điều chỉnh tiêu chuẩn mức chi thường xuyên phù hợp với diều kiện KT-XH của địa phương, giảm thiểu các khoản chi chưa cần thiết, tránh lãng phí NS.

Tăng chi NS cho đầu tư phát triển, đảm bảo tốc độ tăng chi thường xuyên nhỏ hơn tốc độ tăng chi đầu tư phát triển, duy trì mức tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn trên cơ sở đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý

Đẩy mạnh khai thác các khoản thu về đất. Sử dụng đất để tạo vốn xây dựng CSHT, cần có chính sách hợp lý khuyến khích các thành phần kinh tế và tư nhân sử dụng đất hợp lý với kahr năng và đảm bảo nguồn thu NSNN để tái

Một phần của tài liệu huy động vốn cho đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tĩnh 20102014 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w