Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu huy động vốn cho đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tĩnh 20102014 (Trang 41 - 43)

6. Bố cục đề tài:

2.1.2. Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Hà Tĩnh

2.1.2.1.Huy động vốn cho phát triển hạ tầng điện

Việc đầu tư cho phát triển điện năng cho Hà Tĩnh được huy động qua khá nhiều kênh khác nhau, tuy nhiên trong số đố trọng điểm vẫn là việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức trực tiếp hoặc theo hình thức BOT. Điều này được thể hiện qua các dự án trọng điểm lớn cho phá triển ngành điện như dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện vũng Áng III và tổ hợp nhà máy nhiệt điện của tập đoàn Formosa

- Trung tâm điện lực Vũng Áng

Trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 tổ chức đầu tháng 12/2014, một số nhà đầu tư nêu quan điểm, với PPP ngành năng lượng, Việt Nam sẽ khai thác thành công nguồn năng lượng tự nhiên để bảo đảm nguồn cung cấp điện ổn định, góp phần khai thác tốt các cơ hội và lợi ích đến từ các Hiệp định Thương mại tự do mới, đồng thời góp phần thúc đẩy và củng cố sự lớn mạnh của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hơn nữa, việc thúc đẩy áp dụng PPP ở lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam giải quyết nhu cầu về năng lượng trong ngắn hạn, trong đó điện gió sẽ đóng vai trò chủ đạo, tiên phong trên cơ sở mạng lưới kết cấu hạ tầng hiện có và chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện nay của Chính phủ.

- Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II: Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Dự án đang trình Bộ Công Thương ký hợp đồng BOT. Ngày 20/01/2014 Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với Tập đoàn Mitsubishi thúc đẩy triển khai cam kết, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ dự án; phấn đấu khởi công trong quý II/2014. .Được biết tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án là 2 tỷ USD, thưc hiện theo hình thức BOT.

- Nhà máy Nhiệt điện III: UBND tỉnh đã có nhiều cuộc làm việc với Tập đoàn Samsung để kêu gọi đầu tư; hiện nay Samsung đang nghiên cứu lập Đề xuất dự án đầu tư BOT trình Bộ Công Thương và Chính phủ.

Để phù hợp với chiến lược chung và các ưu tiên phát triển, Hà Tĩnh đã xác định 15 dự án ưu tiên để kêu gọi đầu tư. Đây là những dự án lớn nhất cần phải đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 với nhu cầu vốn là 192 nghìn tỷ đồng, chiếm 84% tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn này. Trong đó, 92% số vốn dự kiến huy động từ các doanh nghiệp (tỉnh đã nhận được một số cam kết từ: Tập đoàn dầu khí đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Formosa đầu tư khu liên hợp luyện cán thép và cảng Sơn Dương, Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh đầu tư nhà máy thép, Công ty cổ phần sắt Thạch Khê và các nhà đầu tư khác), 8% đầu tư từ ngân sách, bao gồm các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO)/nhà tài trợ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 2: Các dự án phát triển điện với mức đầu tư và thời gian thực hiện trong giai đoạn 2011-2014

Nguồn : Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng kinh phí đầu tư dự kiến cho hạ tầng điện năng trong tỉnh giai đoạn 2011 – 2014 là khoảng 33 nghìn tỷ đồng. Gần như toàn bộ kinh phí đó, cụ thể là khoảng 32 nghìn tỷ đồng chiếm 97,82 % vốn đã được đầu tư, sẽ được khu vực tư nhân đầu tư cho lĩnh vực nhiệt điện, đồng thời khu vực tư nhân cũng đầu tư cho thủy điện trong tỉnh với tổng số vốn khoảng 440 tỷ đồng. Qua đó cho thấy khả năng huy động vốn ngoài ngân sách của tỉnh cho các dự án là rất tốt và điều này thực sự cần thiết cho một tỉnh còn nghèo và thiếu vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Chính quyền tỉnh phải đảm bảo số vốn là 722 tỷ đồng để đầu tư vào nâng cấp lưới điện và điện hóa nông thôn, đồng thời để nâng cấp mạng lưới điện cấp huyện hiện nay và xây dựng 2 trạm mới ở các khu vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Một phần của tài liệu huy động vốn cho đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tĩnh 20102014 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w