Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu huy động vốn cho đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tĩnh 20102014 (Trang 26)

6. Bố cục đề tài:

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

a. Tính khả thi của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng:

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định việc bỏ vốn đầu tư. Nhu cầu về vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng thường rất lớn. Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn như thế nào có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng càng thiết thực, đủ khả năng thu hồi vốn nhanh thì càng thuận lợi trong việc huy động vốn.

b. Cơ cấu đầu tư và phương thức tổ chức huy động vốn:

Cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư có tác dụng quan trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng.Nếu vướng mắc trong cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư thì việc đầu tư sẽ bị kéo dài. Ở nước ta, việc

đền bù để di dân giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, đồng thời phải có chính sách xã hội của nhà nước đảm bảo việc di dân và tạo việc làm ổn định cuộc sống lâu dài cho những người thuộc diện di dời. Nếu có cơ chế đầu tư thích hợp, tạo điều kiện để người dân bị thu hồi đất tham gia vốn vào công trình xây dựng thì tiến độ triển khai công trình sẽ nhanh hơn, sẽ tạo sức hấp dẫn hơn cho việc thực hiện đa dạng hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trên thực tế, một số công trình triển khai chậm và kéo dài có nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng.

1.3.Một số hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT:

1.3.1. Huy động thông qua mô hình PPP

Chính phủ ở hầu hết các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) phải đối mặt với thách thức phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khu công nghiệp và khu kinh tế trong việc đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI. Trong khi đó, kinh phí có sẵn từ các nguồn vốn truyền thống mà chủ yếu dựa vào thuế và năng lực quản trị của khu vực công để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, quan hệ đối tác với khu vực tư nhân là một thay thế hấp dẫn để tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển.

Đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) là hình thức được áp dụng nhằm thu hút nguồn lực tài chính, quản lý và công nghệ từ tư nhân. Mô hình này đang được thực hiện thí điểm trong cả nước, từ ngày 15-1-2011, theo Quyết định 71/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

1.3.1.1 Khái niệm PPP :

Mô hình hợp tác công-tư (PPP) thường được nhắc đến như là một cách thức mới và hiệu quả giúp giải quyết vấn đề quá tải cơ sở hạ tầng (CSHT) - một trong những nút thắt cơ bản của nền kinh tế, không những của các quốc gia trên thế giới mà còn đang là vấn đề cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam

Vậy PPP là gì?

PPP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Public - Private - Partnership và dịch sang tiếng Việt là hợp tác công - tư. Theo Yescombe, tác giả cuốn sách

Public - Private Partnerships: Principles of Policy and Finance (tạm dịch là Hợp tác công - tư: các nguyên lý chính sách và tài trợ).

Ở Việt Nam, thuật ngữ PPP hay được dùng, nhưng trong tiếng Anh, có ít nhất sáu thuật ngữ tương tự là (1) Private Participation in Infrastructure (PPI), sự tham gia của tư nhân trong cơ sở hạ tầng; (2) Private-Sector Participation (PSP), sự tham gia của khu vực tư; (3) P3, viết tắt của PPP; (4) P-P Partnership, được viết tách ra để phân biệt với viết tắt của thuật ngữ ngang bằng sức mua (PPP - purchasing power parity); (5) Privately-Financed Projects, các dự án được tài trợ bởi tư nhân; và (6) Private Finance Initiative (PFI), sáng kiến tài trợ tư nhân.

Từ thực tế triển khai PPP cho thấy, các dự án PPP tốt phải đáp ứng được 3 tiêu chí: Giá trị tiền, chia sẻ rủi ro và khả năng chi trả (thu hồi vốn), cụ thể:

Giá trị tiền: Có các tùy chọn PPP rẻ hơn / dài hạn; Có khu vực tư nhân

mang lại nhiều hơn so với đầu tư; Có sự cạnh tranh cho thị trường.

Chia sẻ rủi ro: Khả năng phân bổ cho các bên tốt nhất có thể để quản lý

nó; Có nhu cầu và rủi ro tiền tệ được quản lý đúng cách; Có Chính phủ đảm bảo tối thiểu theo dõi.

Khả năng chi trả: Mức thu phí phải chăng cho người sử dụng chấp nhận

được; Chính phủ có thể thanh toán các khoản trợ cấp khi có sự giảm giá.

Trong mô hình PPP, việc xác lập quan hệ đối tác thông thường là qua một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý hoặc một số cơ chế khác, trong đó đồng ý chia sẻ các trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện và quản lý của các dự án cơ sở hạ tầng. Quan hệ đối tác được xây dựng trên chuyên môn của từng đối tác đáp ứng nhu cầu được xác định rõ ràng thông qua việc phân bổ thích hợp về: tài nguyên, nguồn lực; rủi ro; trách nhiệm; chế độ khen thưởng.

1.3.1.2 Các hình thức đầu tư theo hợp tác công - tư

Hiện nay mô hình hợp tác công-tư trên thế giới và Việt Nam được hiểu là hai thái cực nhà nước hay tư nhân đứng ra làm toàn bộ, các hình thức còn lại, dù ít hay nhiều đều có sự tham gia của cả hai khu vực. Một số hình thứ PPP phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam:

- Hình thứcNhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.

- Hình thứcThiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (Design- Build - Finance - Operate hay DBFO): khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.

- Hình thức Xây dựng - vận hành - chuyển giao (Build - Operate - Transfer hay BOT) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam.

- Khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO), quyền sở hữu CSHT được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình.

- Hình thức Xây dựng – Sở hữu – Vận hành (Build - Own - Operate hay BOO) : Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó. Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Nguồn thu để trang trải các khoản chi phí đầu tư và vận hành chủ yếu từ: (1) thu phí người sử dụng đối với những dự án có thể thu phí như giao thông chẳng hạn và/hoặc (2) nhà nước trả cho các công ty vận hành khi thuê họ thực hiện một số loại hình dịch vụ không có nguồn thu như quản lý vệ sinh các bệnh viện, hay các dự án có nguồn thu không đủ bù đắp chi phí. Đối với các dự án có thu phí người sử dụng thì nhà nước là người quyết định mức giá.

- Hình thức(Build-and-Transfer (BT): là một thỏa thuận dưới dạng hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư sẽ cam kết về mặt tài chính và tiến hành xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng. Sau khi

hoàn thành sẽ chuyển giao nó cho cơ quan chính phủ hoặc các đơn vị chính quyền địa phương có liên quan. Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. Hình thức hợp đồng này có thể được sử dụng trong việc xây dựng bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng, kể cả các cơ sở hạ tầng trọng điểm và có tính chất quan trọng. Vì lý do bảo mật hoặc chiến lược, hợp đồng BT phải được điều hành trực tiếp của Chính phủ.

- Hình thức(Build-Operate-Share-Transfer (BOST): là một hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tài chính, xây dựng, điều hành và bảo trì, chia sẻ một phần doanh thu và chuyển giao cơ sở hạ tầng cho cơ quan nhà nước quản lý vào cuối một khoản thời gian nhất định được thể hiện trong hợp đồng. Nhà đầu tư được phép thu hồi chi phí đầu tư, điều hành và chi phí bảo dưỡng cộng với một mức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu lệ phí cầu đường, phí, cho thuê hoặc các khoản thu khác từ người sử dụng cơ sở hạ tầng.

1.3.1.2.Điều kiện áp dụng PPP :

Dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư theo quy định.

- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư.

- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

1.3.2. Huy động vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

Tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh: non-governmental organization–

NGO) là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không

phải là thương mại.Các nước trên thế giới ngày nay đều có nhiều tổ chức phi chính phủ, chủ yếu hoạt động nội quốc.Số các tổ chức phi chính phủ quốc tế trên thế giới có khoảng vài chục ngàn.

Tận dụng nguồn vốn, phát triển cho xây dựng các công trình phục vụ cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện ... giảm thiểu sức ép lên ngân sách nhà nước, tạo một kênh mới huy nguồn vốn.

1.3.3. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về triển khai mô hình PPP trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng

a. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc đã và đang quy hoạch đầu tư cho hệ thống đường bộ.Như nhiều nền kinh tế mới nổi ở châu Á, Chính phủ không đủ ngân sách cho việc đầu tư này.Sự thiếu hụt 150 tỷ USD (19982020) được bù đắp một phần từ ngân sách nhà nước, phần còn lại cần sự hỗ trợ của tư nhân. Vì thế, nhiều dự án giao thông đường bộ đã được thực hiện theo mô hình PPP.Theo nghiên cứu của Qiao và các công sự (2001) về các dự án PPP được thực hiện tại Trung Quốc trong thời gian qua thì các nhân tố sau đây đã tạo nên tính thành công cho các dự án: Dự án phù hợp, kinh tế - chính trị ổn định, mức thuế phù hợp, phân bổ rủi ro hợp lý, lựa chọn các nhà thầu phụ phù hợp, kiểm soát và quản lý các dự án một cách chặt chẽ, chuyển nhượng công nghệ mới. Tuy nhiên, cơ cấu tài trợ của nhiều dự án đường bộ theo hình thức PPP ở Trung Quốc là dựa trên các khoản vay và trái phiếu quốc tế. Điều này tạo ra rủi ro tỷ giá cho chính phủ. Mức phí thu cao so với thu nhập bình quân đầu người. Do đó, các lợi ích kinh tế và tài chính để tạo tính hấp dẫn cho đầu tư vẫn chưa đạt được. Đây là hai bài học kinh nghiệm rất đáng suy ngẫm cho VN khi áp dụng mô hình PPP để phát triển giao thông đô thị. Trong một nghiên cứu về các dự án PPP đường cao tốc ở Trung Quốc, Yelin Xu và các cộng sự (2010) sử dụng mô hình phân bổ rủi ro mờ (Fuzzy Risk Allocation Model – FRAM) để xác định mức phân bổ rủi ro giữa chính phủ và tư nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức rủi ro tổng thể của các dự án đường cao tốc ở Trung Quốc nằm trong khoảng trung bình đến cao. Nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng sự can thiệp của chính phủ và tham nhũng là trở ngại lớn nhất cho sự thành công của mô hình PPP ở Trung Quốc, nguyên nhân là do các quy định pháp luật chưa đầy đủ, hệ thống giám sát yếu, chưa công khai trong quá trình ra quyết định.

b. Kinh nghệm của các nước khác

1.3.4. Bài học rút ra

Có thể thấy mô hình PPP là hình thức đầu tư hiệu quả nên đã trở nên phổ biến trên thế giới, rất phù hợp để áp dụng tại VN để thực hiện các dự án phát triển giao thông đường bộ nhằm giảm áp lực cho ngân sách quốc gia và giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn ODA, nâng cao hiệu quả đầu tư, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời giảm các tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

Các nghiên cứu cũng đã cho thấy để mô hình PPP thành công có những yếu tố thống nhất chung tại các quốc gia đồng thời cũng có những yếu tố đặc thù riêng tùy theo mỗi nền kinh tế và mỗi giai đoạn phát triển. Để vận dụng thành công mô hình PPP đòi hỏi nhiều nỗ lực cải cách từ phía Chính phủ. Kế thừa những kinh nghiệm thành công và thất bại của các quốc gia đi trước này sẽ giúp VN thực hiện PPP có hiệu quả hơn trong thực tế.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH HÀ TĨNH GIÁI ĐOẠN 2010-2014 2.1. Thực trang huy động vốn cho đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tĩnh 2010-2014

2.1.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển CSHT của tỉnh2.1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn 2.1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Hà Tĩnh vẫn là một trong những tỉnh còn gặp nhiều khó khăn của cả nước, do nhiều huyện miền núi với mức sống của người dân còn thấp.Trong những năm qua, ngoài sự hỗ trợ từ Trung ương, Tỉnh đang tích cực kêu gọ thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.Tuy nhiên, để có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư, ngoài những chính sách ưu đãi thì nền tảng cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định. Vậy nhưng, cũng giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương cũng đang là vấn đề nan giải.Vậy thì địa phương đã và đang huy động được những nguồn nào, cơ cấu ra sao và xu hướng huy động trong thời gian tới là gì?

Bảng 1 :Nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 – 2014 :

2006-2010 2011-2014 Số vốn ( triệu đồng) Tỷ lê (%) Số vốn ( triệu đồng ) Tỷ lệ (%) Ngân sách TW 3.360.688,33 9,38 18.809.401,84 22,8 4 16.079.713,51

Ngân sách địa phương 14.272.602,4

2 41,1 0 14.454.482,96 17,4 6 417.880,40 Vốn đóng góp từ nhân dân 6.012.346,38 17,0 2 20.339.133,08 24,8 3 13.832.786,70 Vốn huy động từ xã hội 18.306,92 0,05 48.344,00 0,06 29.690,08 Vốn ODA 2.006.450,32 5,72 4.201.469.16 5,08 2.085.018,84 Nguồn vốn khác 9.786.186,86 26,7 3 24.391.662,52

Một phần của tài liệu huy động vốn cho đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng tỉnh Hà Tĩnh 20102014 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w