6. Bố cục đề tài:
2.1.1.2 Hình thức huy động nguồn vốn của tỉnh Hà Tĩnh (2010-2014)
a) Hình thức PPP
Trước thực tế nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư các dự án có hạn, những năm gần đây, không ít các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã bày tỏ quan tâm đến mô hình đầu tư đối tác công - tư (PPP) và coi đây là một xu hướng có thể giải quyết “nút thắt” về kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. Chính phủ tiếp tục thắt chặt chi tiêu và cải cách đầu tư công nên nguồn vốn đầu tư của các tỉnh, thành phố đều có xu hướng giảm so với những năm trước, nhưng tỉnh ta vẫn giữ được mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và nguồn Trái phiếu Chính phủ ở mức cao.
Hiện tại, Hà Tĩnh là địa phương có nhiều dự án PPP nhất trên cả nước, với tổng số các dự án đã và đang thực hiện là 27 dự án.
Hình thức hợp tác công tư PPP chủ yếu áp dụng ở địa phương trong thời gian qua như:
- Cho thuê: Chính quyền cho 1 đơn vị tư nhân hưởng quyền thuê ưu đãi với 1 công trình. Đơn vị tư nhân vận hành và bảo dưỡng công trình theo điều khoản cho thuê.
- Ưu đãi: Chính quyền cho đơn vị tư nhân quyền đặc biệt được cung cấp, vận hành và bảo trì 1 công trình trong thời gian dài theo các quy định hoạt động do chính quyền đặt ra. Chính quyền giữ quyền sở hữu công trình.
- Bán đứt: Chính quyền chuyển giao toàn bộ hoặc 1 phần công trình cho đơn vị tư nhân. Thông thường, khi chuyển giao, chính quyền sẽ có 1 số điều kiện nhằm đảm bảo đơn vị tư nhân cải thiện công trình và tiếp tục cung ứng dịch vụ.
Mô hình xây dựng
b) Sử dụng nguồn vốn NGO
Ngoài hình thức sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tận dụng nguồn vốn đầu tư phát triển con người trên thế giới, tại Hà Tĩnh đã sử dụng nguồn vốn NGO- nguồn vồn phi chính phủ nước ngoài.
Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương tranh thủ tối đa thu hút các nguồn vốn ODA, NGO. Hầu hết chương trình, dự án ODA, NGO đều tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên như: giáo dục, trường học, y tế, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; giao thông thủy lợi, trường học…
Năm 2013, giá trị giải ngân của 22 chương trình, dự án. Đối với nguồn NGO từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã vận động được 18 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân đạt trên 120 tỷ đồng: Các dự án “Phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo tỉnh Hà Tĩnh” (ISDP), dự án “Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh” (IMPP) không chỉ xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng giúp các địa phương phát triển kinh tế mà còn nâng cao năng lực, thể chế và trình độ quản lý cho cán bộ các xã.
Hiện nay, có 24 tổ chức phi chính phủ (TCPCP) đang có chương trình hoạt động tại tỉnh Hà Tĩnh, với tổng giá trị viện trợ bình quân từ 50 đến 70 tỷ đồng/năm. Các chương trình, dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện- đường - trường- trạm, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, viện trợ khẩn cấp... Tất cả các chương trình, dự án được thực hiện với sự tham
gia tích cực từ phía chính quyền địa phương và người dân trong vùng. Hầu hết, các dự án đều được triển khai đúng theo kế hoạch và được đánh giá là tiếp cận có hiệu quả trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, tăng cường năng lực quản lý cũng như các hoạt động sản xuất của người dân, góp phần nâng cao chất lượng sinh kế cho người nghèo, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa.
2.1.1.3 Xu hướng biến động của nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
+ Về xu hướng thay đổi của từng nguồn vốn :
- Tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách Trung ương đang tăng mạnh.Từ chỗ chỉ chiếm 9,38%(giai đoạn 2006- 2010) trong tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã tăng lên thành 22,84%(giai đoạn 2010-2014).Như vậy, tỷ trọng đã tăng 13,46%.
- Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách địa phương lại theo chiều hướng giảm mạnh.Từ 41,1% giai đoạn trước xuống còn 17,46% trong giai đoạn gần đây.Như, vậy, đã giảm 23,64%.
- Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nhân dân có xu hướng tăng, từ 17,02% giai đoạn trước lên thành 24,83% trong giai đoạn sau.Như vậy, đã tăng thêm 7,81% trong tổng nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Bên cạnh đó, các nguồn khác không có sự thay đổi đáng kể.Vốn huy động tữ xã hội tăng thêm 0,01%; vốn ODA được cấp giảm từ 0,64%; các nguồn vốn khác tăng 3%.
Nhận xét :
Qua so sánh số liệu từng nguồn vốn đong góp vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Hà Tĩnh, có thể thấy rằng đã có xu hướng thay đổi tương đối mạnh, cụ thể giảm tỷ trọng nguồn vốn Ngân sách đại phương, vốn ODA được cấp; thay vào đó, tăng huy động từ các nguồn vốn Ngân sách Trung ương, nguồn vốn đóng góp từ nhân dân dân, vốn huy động tữ xã hội và các nguồn đóng góp khác.
Thứ nhất, việc giảm mạnh sự phụ thuộc vào ngân sách địa phương là một
tín hiệu rất tốt, giảm áp lực lên các khoản chi nội bộ, tuy nhiên, việc nhận nguồn cấp phát từ TW lại tăng mạnh, đây là vấn đề cho thấy địa phương chưa thực sự chủ động về vốn cho các dự án đầu tư tại địa phương, vẫn còn “chờ” cáp vốn.Điều này không những khiến địa phương bị động, mà rất có thể còn gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình khi mà vốn không được giải ngân kịp thời.
Thứ hai, tỷ trọng nguồn vốn đóng góp từ nhân dân tăng mạnh, nó cho
thấy địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho nhân dân nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng quê hương, đây là nguồn vốn rất quan trọng cần được huy động mạnh mẽ hơn nữa.
Thứ ba, nguồn vốn xã hội không có sự thay đối đáng kể, đây có thể coi là
hạn chế trong chính sách của địa phương, chưa kêu gọi được tư nhân tham gia xây dựng.Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, hình thức hợp tác công tư PPP hiện nay vẫn còn mới mẻ và cần thời gian để hoàn thiện các cơ chế, chính sách trước khi triển khai rộng rãi.Chắc chắn rằng, trong thời gian tới, tỷ trọng nguồn vốn này sẽ tăng mạnh tại Hà Tĩnh.
Tóm lại, qua phân tích một số dự án quan trọng của địa phương trong thời gian qua, ta thấy rằng đã có sự đa dạng trong nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.Tuy nhiên, nguồn vốn từ Ngân sách vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng.Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng các hình thức hợp tác công tư PPP.Đây là hình thức tuy mới mẻ nhưng rất phù hợp hiện nay ở nước ta.Hình thức này giúp giảm đáng kể nguồn vốn cấp phát từ nhà nước cho các dự án.Bên cạnh đó, việc để các nhà đầu tư tham gia xây dựng và vận hành dưới sự tham gia quản lý của cơ quan nhà nước sẽ giúp khai thác tối đa hiệu quả sử dụng vốn.Chính vì vậy, tỉnh cần có những chính sach khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương.