Cách tính lương và các khoản khấu trừ lương.

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Công ty TNHH Seoul Print Vina (Trang 60 - 67)

- Ý nghĩa: Trả lương theo sản phẩm gắn thu nhập của người lao động vớ

3.5.3. Cách tính lương và các khoản khấu trừ lương.

Cách tính lương theo thời gian :

* Do đặc thù công ty sản xuất gia công theo đơn đặt hàng và tính chất của ngành khó xây dựng được định mức cho sản phẩm. Sản phẩm đa dạng và có nhiểu chi tiết khác nhau cũng khó đưa ra được mức khoán phù hợp. Vì thế, doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian dựa trên mức lương cơ bản để trả cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

* Mức tiền lương được hưởng của mỗi người phụ thuộc vào tiền lương cơ bản, số giờ làm việc thực tế trong tháng và các khoản phụ cấp, thưởng theo đánh giá của quản lý hàng tháng. Hằng năm người lao động được điều chỉnh lương cơ bản theo mức lương tối tiểu vùng của người lao động làm việc trong khu sản xuất, chế xuất, được tăng thâm niên vào lương cơ bản hàng năm. Đảm bảo lương cơ bản trả cho công nhân viên luôn luôn cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu quy định của vùng do Nhà nước quy định. Và mức lương cơ bản làm căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho công nhân viên trong toàn công ty. Lương của tất cả công nhân viên được tính theo một phương pháp, được chia ra làm 2 nhóm: Lương bộ phận văn phòng và lương bộ phận sản xuất.

-> LCB của nhân viên văn phòng và quản lý các bộ phận là lương thỏa thuận dựa trên năng lực của mỗi người được đánh giá khi ký hợp đồng lao động.

-> LCB của công nhân sản xuất khởi điểm bằng mức lương tối tiểu của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất chế xuất của vùng do nhà nước quy định (có tăng thâm niên hàng năm).

Như vậy tiền lương thực tế của cán bộ công nhân viên quản lý được xác định như sau:

Công thức :

TLtháng = x TTT +LTC + LBH ( nếu có)

Trong đó: LTC = (TLCB/(NCCĐ x 8)) x TTC x 150% + TLCB: Tiền lương cơ bản.

+ NCCĐ: Ngày công chế độ ( 26 ngày )

+ TTT: Số giờ làm việc thực tế trong tháng + TTC: Số giờ tăng ca trong tháng

+ LTC: Lương tăng ca

+LBH: Lương bảo hiểm trả

Theo quy định của công ty Seoul Print Vina, tiền lương trả cho công nhân viên đảm bảo đúng quy định về luật tiền lương quy định của Nhà nước. Ngoài lương cơ bản người lao động còn được hưởng các khoản tiền phụ cấp, tiền thưởng (tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tuỳ thuộc vào trách nhiệm và mức độ đóng góp của từng đối tượng nhận lương), tiền chuyên cần với điều kiện NLĐ làm đủ số ngày quy định trong tháng (Tiền CC = LCB /26). Ngày làm việc thực tế của các đối tượng nhận lương được theo dõi qua bảng chấm công. Bảng chấm công được phòng TCHC xác nhận. Sau đó sẽ được Giám đốc duyệt lấy đó làm căn cứ để tính lương. Người lao động còn được hưởng 14 ngày phép trong 1 năm và các nghỉ ngày lễ, chủ nhật theo luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu sau 1 năm mà người lao động không nghỉ hết số phép quy định thì sẽ được công ty thanh toán tiền phép vào cuối năm

Tiền phép = (LCB /26) * 300% * số ngày phép chưa sử dụng

TLCB

- Quỹ tiền lương và quản lý quỹ tiền lương tại doanh nghiệp:

Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương được tiền hành theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên công việc về tiền lương ở công ty được tiến hành đơn giản gọn nhẹ. Cụ thể là bộ phận kế toán tập hợp kết quả lao động và thời gian lao động của công nhân và tính theo mỗi công nhân. Quỹ lương của công ty được hình thành trên cơ sở lương cơ bản của công nhân viên.

Ngoài quỹ tiền lương chính công ty còn 1 số quỹ là:

Quỹ BHXH theo thông tư số 68/TC/HCSN ngày 25/7/1995 của BTC căn cứ vào nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính Phủ ban hành điều lệ BHXH và nghị dịnh số 19/CP ngày 12/2/1995 của CP về việc lâp BHXH Việt Nam và công văn số 115/BHXH Việt Nam ngày 4/7/1995 của BTC.

+ Quỹ BHXH hiện nay ở DN được hình thành từ nguồn doanh nghiệp trích từ tổng quỹ lương của doanh nghiệp 18%, người lao động phải nộp 8% lương theo mức lương cơ bản.

+ BHYT: doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHYT 4.5% theo lương của công nhân viên trong đó 3% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1,5% do người lao động đóng góp từ lương theo mức lương mức lương cơ bản.

+ BHTN: doanh nghiệp nộp cho cơ quan BH 2% theo lương của công nhân viên trong đó 1% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% do người lao động đóng góp từ lương theo mức lương mức lương cơ bản.

+ Kinh phí công đoàn: doanh nghiệp nộp cho cơ quan Công đoàn 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Trong đó 1% dành cho hoạt động công đoàn cơ sở và 1% nộp cho hoạt động công đoàn cấp trên.

- Tính tiền ăn ca: Công ty có bếp nấu ăn cho công nhân viên ăn ca nên

không trả bằng tiền mặt cho công nhân viên. Theo chế độ hiền hành, công ty thực hiện trích:

BHXH(%) (%) BHYT (%) KPCD (%) BHTN (%) Tổng (%) Doanh nghiệp 18 3 2 1 23 Người lao động 8 1.5 1 11,5 Tổng 26 4,5 2 2 34,5

Theo quy định của nhà nước, người lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Trường hợp bị ốm đau, khám thai, tai nạn lao động, con ốm,… thì sẽ được khám chữa bệnh và nghỉ ngơi theo chế độ quy định và lương được hưởng BHXH trả thay sẽ được áp theo các mức quy định khác nhau.

- Ví dụ cách tính các khoản thanh toán BHXH cho bà Đào Thị Tuyết Mai ở bộ phận sản xuất (tổ 1) trong tháng 11/2016 nghỉ 3 ngày do ốm, với hệ số lương cơ bản 2.946.500đ. Tỷ lệ trích BHXH = 75% nên ta tính được số tiền mà bà Mai được hưởng BHXH là:

2.946.500 BHXH =

26

x 75% x 3 = 254.986 (đ)

Cuối tháng phiếu nghỉ hưởng BHXH sẽ được kèm theo bảng chấm công gửi về phòng kế toán để tính BHXH, phiếu nghỉ hưởng được kèm với bảng đề nghị thanh toán BHXH.

Tính lương khối văn phòng (xem phụ lục 07; 08;09;10;11)

Ví dụ 1: Ông Seol Jung Ho, chức vụ: Giám đốc, LCB: 45.000.000đ

- Số ngày làm việc bình thường 25 ngày tương đương 200 giờ => tiền lương: 45.000.000đ (1)

- Số giờ TC (150%) trong tháng 11/2016 là 75 giờ => tiền TC: 25.312.500đ (2) - Tiền chức vụ Giám đốc: 2.000.000đ (3)

- Tiền thưởng: 2.000.000đ; tiền trợ cấp đi lại, điện thoại: 2.000.000đ; trợ cấp trượt giá: 150.000đ => Tổng: 4.150.000đ (4)

- Đối với tất cả CNV trong công ty nếu đi làm đầy đủ số ngày quy định trong tháng sẽ được hưởng tiền chuyên cần (bằng 1 ngày LCB) là: 1.800.000đ (5)

=> Tổng thu nhập GĐ (11/2014) = (1) + (2) + (3) + (4) + (5) = 78.262.500đ

Các khoản trích nộp BHYT, KPCĐ, thuế TNCN (do ông Seoul Jung Ho là

người nước ngoài nên không tham gia BHXH, BHTN tại Việt Nam) - BHYT (1,5% LCB) => trừ vào lương: 675.000đ (6)

- Ông Seo Jung Ho có 4 người phụ thuộc (mẹ, vợ, 2 con) theo luật quy định số giảm trừ tính thuế TNCN là 3.600.000/ 1 người và mức giảm trừ cho bản thân là 9.000.000đ => tổng giảm trừ gia cảnh = 23.400.000đ.

=> Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – BHYT – Giảm trừ gia cảnh = 78.262.500 – 675.000 - 23.400.000 = 54.187.500

Với mức thu nhập chịu thuế này theo luật hiện hành ông Seo Jung Ho phải trích nộp thuế TNCN: 54.187.500*30% - 5.850.000 = 10.406.250đ (7).

 Tổng trích nộp của GĐ = (6) +(7) = 11.081.250đ

Lương thực lĩnh của GĐ = 78.262.500 –11.081.250= 67.181.250đ

Ví dụ 2: Bà Đinh Thị Thanh Lan, chức vụ: NVVP, LCB: 3.815.000đ

- Số ngày làm việc bình thường 23 ngày, số ngày nghỉ phép 2 ngày tương đương 200 giờ => tiền lương: 3.815.000đ(1)

- Số giờ TC (150%) trong tháng 11/2016 là 04 giờ => tiền TC: 114.450đ (2) - Tiền phụ cấp 2 con nhỏ (theo quy chế công ty cứ 1 con nhỏ dưới 6T sẽ được 50.000đ): 100.000đ; trợ cấp trượt giá: 150.000đ => Tổng: 250.000đ (3)

- Đối với tất cả CNV trong công ty nếu đi làm đầy đủ số ngày quy định trong tháng sẽ được hưởng tiền chuyên cần (bằng 1 ngày LCB) là: 152.600đ (4)

=> Tổng thu nhập của bà Lan (11/2016) = (1) + (2) + (3) + (4) = 4.332.050đ

Các khoản trích nộp BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ

- BHXH (8% LCB), BHYT (1,5% LCB), BHTN (1%LCB), KPCĐ => trừ vào lương = 3.815.000 x 10,5% = 400.575(5) => trừ vào lương = 3.815.000 x 10,5% = 400.575(5)

=> Tổng trích nộp của bà Lan = 400.575 đ

Lương thực lĩnh của bà Lan = 4.332.050 – 400.575 = 3.931.475đ

Tính lương khối công nhân sản xuất ( xem phụ luc 12;13;14;15)

Ví dụ: Bà Đào Thị Tuyết Mai, chức vụ: Công nhân, LCB: 2.946.500đ

Lương trước khấu trừ

- Số ngày làm việc bình thường 22 ngày, tương đương 176 giờ => tiền lương: 2.592.920đ (1)

- Số giờ TC (150%) trong tháng 11/2014 là 33 giờ => tiền TC: 729.259 đ (2)

- Tiền thưởng do tổ làm đạt năng suất trong tháng: 200.000 đ; tiền phụ cấp 1 con nhỏ : 50.000đ; PC làm việc trong môi trường độc hại: 50.000 đ; trợ cấp trượt giá: 150.000đ => Tổng: 450.000đ (3)

=> Tổng thu nhập của bà Mai (11/2014) = (1) + (2) + (3) = 3.772.179 đ

Các khoản trích nộp BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ

- BHXH (8% LCB), BHYT (1,5% LCB), BHTN (1%LCB),=> trừ vào lương = 2.946.500 x 10.5% = 309.382 đ (4) => trừ vào lương = 2.946.500 x 10.5% = 309.382 đ (4) => Tổng trích nộp của bà Lan = 309.382 đ

Lương thực lĩnh của bà Lan = 3.772.179 – 309.382 = 3.462.797 đ

+ Mục đích bảng thanh toán BHXH: bảng này được lập làm căn cứ tổng

hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho người lao động. Lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH cấp trên.

+ Phương pháp và trách nhiệm ghi: Tùy thuộc vào số người phải thanh

toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng của đơn vị. Kế toán có thể lập bảng này cho từng phòng ban, bộ phận hoặc toàn đơn vị.

+ Cơ sở để lập bảng này: “ Phiếu nghỉ hưởng BHXH” khi lập phải phân

bổ chi tiết theo từng trường hợp như: Nghỉ ốm, nghỉ con ốm, nghỉ tai nạn lao động, nghỉ khám thai, nghỉ sau sinh ... trong mỗi khoản phải phân ra số ngày và số tiền trợ cấp BHXH trả thay lương, cuối tháng sau khi kế toán tính tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và toàn đơn vị, bảng này được chuyển cho trưởng ban BHXH của đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi, bảng này được lập thành 2 liên:

- Một liên lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ có liên qua

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Công ty TNHH Seoul Print Vina (Trang 60 - 67)