Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Công ty TNHH Seoul Print Vina (Trang 38 - 41)

- Ý nghĩa: Trả lương theo sản phẩm gắn thu nhập của người lao động vớ

2.1.3.Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương

Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý.Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như:

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (Tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán).

- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.

- Tiền ăn trưa, ăn ca.

- Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên...)

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.

- Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên...

- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng theo chế độ.

Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích kinh tế. Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm và được hạch

toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.

Thông qua tình hình biến động của quỹ tiền lương sẽ cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng lao động và kết quả lao động, từ đó có biện pháp động viên công nhân viên hăng hái lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.

Bảo hiểm xã hội

Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được tính theo tỷ lệ 26% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán.

Trong đó, 18% người sử dụng lao động phải nộp và khoản này tính vào chi phí kinh doanh, còn 8% do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ trực tiếp vào lương).

Chi của quỹ BHXH cho người lao động theo chế độ căn cứ vào: +Mức lương ngày của người lao động

+Thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) +Tỷ lệ trợ cấp BHXH.

Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện để sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác như ốm đau, tai nạn, tuổi già mất sức lao động... nhưng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống không những mất đi hay giảm đi mà thậm chí còn tăng lên, xuất hiện thêm những nhu

cầu mới (khi ốm đau cần chữa bệnh...). Vì vậy, quỹ BHXH sẽ giải quyết được vấn đề này.

Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 4.5% trên số thu nhập tạm tính của người lao động; trong đó người sử dụng lao động phải chịu 3%, khoản này được tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1.5% (trừ vào thu nhập).

Quỹ BHYT do Nhà nước tổ chức, giao cho một cơ quan là cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để tăng cường chất lượng trong việc khám chữa bệnh. Vì vậy, khi tính được mức trích BHYT, các nhà doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.

Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang…cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.

Kinh phí công đoàn

Là nguồn kinh phí mà hàng tháng, doanh nghiệp đã trích theo một tỉ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên…) thực tế phải trả cho người lao động- kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành chi phí công đoàn. Tỷ lệ kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%

Bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm Thất nghiệp là tiền mặt trả cho người lao động khi họ bị mất việc làm. Quyền lợi thất nghiệp cũng có thể bao gồm cả bảo hiểm y tế và đào tạo nghề, trong khi bạn tìm kiếm một công việc mới. Không phải ai cũng có thể nhận lãnh các quyền lợi thất nghiệp, nhưng nhiều người lao động có thể được

hưởng các quyền lợi này. Nếu bạn bị mất việc làm, bạn có thể nhận các quyền lợi thất nghiệp trong khi bạn tìm kiếm một công việc mới. Quỹ này được hình thành bằng cách trích 2% trên tổng thu nhập của người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động phải chịu 1% và người lao động phải chịu 1% (trừ vào thu nhập).

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Công ty TNHH Seoul Print Vina (Trang 38 - 41)