Chứng từ sử dụng

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Công ty TNHH Seoul Print Vina (Trang 41 - 44)

- Ý nghĩa: Trả lương theo sản phẩm gắn thu nhập của người lao động vớ

2.2.2.1Chứng từ sử dụng

Để quản lý lao động mặt số lượng các doanh nghiệp sử dụng danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập để nắm tình hình phân bổ và sử

dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng để hoạch toán lao động gồm có:

- Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công: dùng để theo dõi số ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH... của người lao động để có căn cứ tính trả lương. BHXH tính thay lương, tiền thưởng ... cho từng người và quản lý lao động trong doanh nghiệp. Cuối tháng bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiêu nghỉ BHXH .. được chuyển về bộ phận kế toán để kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để tính lương à bảo hiểm. Bảng chấm công và các giấy tờ có liêm quan được lưu lại phong kế toán.

- Mẫu số 01b-LĐTL: Bảng chấm công làm thêm giờ: là chứng từ xác nhận số giờ công, đoen giá, số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để tính trả lương cho người lao động. Bảng này do người báo làm thêm giờ lập và chuyển cho người có trách nhiêm kiểm tra và ký duyệt chấp nhận số giờ làm thêm và đồng ý thanh toán. Sau khi có đầy đủ chữ ký bảng chấm công làm thêm giờ được chuyển đến kế toán nhân sự tiền lương làm cơ sở tính lương tháng.

- Mẫu số 02a-LĐTL: Bảng tiền lương đã phê duyệt: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thnah toán lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Bảng tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phân ( phòng, ban, tổ, nhóm...) tương ứng với bảng chấm công.

- Mẫu số 02b-LĐTL: Phiếu chi/ UNC trả lương: là chứng từ do doanh nghiệp lập gửi cho đơn vị ngân hàng ( hoặc tài chính hoặc thủ quỹ) mà doanh nghiệp hợp tác trả lương vào tài khoản của nhân viên. Tùy vào thời hạn thanh toán lương (thường là một tháng) mà doanh nghiệp lập ủy nhiêm chi hoặc phiếu chi trả lương theo bảng tiền lương đã phê duyệt.

- Mẫu số 03-LĐTL: Bảng phụ cấp: là bảng kê khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tập của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh , phụ cấp trách nhiêm, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự

- Mẫu số 10-LĐTL: Bảng kê các khoản trích nộp theo lương: là bảng kê dùng để xác định số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp và người lao động phải nộp trong tháng hoặc quý cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn. Chứng từ này là cơ sở để thi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương.

- Mẫu số 05-LĐTL: Bảng trích thuế TNCN: là bảng kê khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn khác vào ngân sách nhà nước.

- Mẫu số 11-LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: là bảng dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), BHXH, BHYT và KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động.

- Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau thai sản

Các chứng từ trên có thể sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán.

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Công ty TNHH Seoul Print Vina (Trang 41 - 44)