* Thực hiện mở rộng chính sách khuyến nông
Đưa kiến thức về trồng và chăm sóc điều đến với hộ nông dân bằng nhiều phương thức khác nhau: trên phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, truyền hình..., bằng các lớp tập huấn, bổ trợ kiến thức; sao cho lượng kiến thức đến với người nông dân cơ bản nhất về kỹ thuật canh tác điều.
* Đầu tư nghiên cứu tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra những giống mới cho năng suất cao hơn, nghiên cứu những công nghệ chế biến sản phẩm từ điều đa dạng hơn.
Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống. Trong đó sự phát triển của công nghệ sinh học có những bước tiến đáng kể và ứng dụng rất cao vào sản xuất. Những loại giống cây trồng mới đem lại năng suất và hiệu quả cao cho người nông dân ngày càng được các nhà khoa học nghiên cứu và phổ biến rộng rãi góp phần tăng trưởng sản xuất nông nghiệp.
Đối với cây điều, các viện khoa học - kỹ thuật đã có những nghiên cứu về giống điều và thực hiện dự án giống điều (giai đoạn 200 -2005 thuộc chương trình giống quốc gia), tiến hành đánh giá kết quả đạt được, nhât là các giống điều đã đựơc Bộ NN & PTNT cho phép khu vực hoá: PN1, CH1, LG1, ...
Theo quy trình chọn tạo giống điều phải cần 16 -26 năm mới đủ thời gian cần thiết để các cơ quan nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trinh cấp có thẩm quyền công nhận giống quốc gia và cho phép sản xuất đại trà. Đây là vấn đề bất cập hiện nay nhưng chương trình nghiên cứu chọn tạo và dự án giống điều đạt năng suất và chất lượng cao vẫn phải tiếp tục tiến hành.
Phương châm là cần khảo nghiệm những giống trên để xác định giống điều thích hợp, nhưng phải có năng suất cao (trên 2 tấn/ha). Kích thước và trọng lượng hạt lớn, nhân đạt tỷ lệ cao (28 -30%).
- Quy trình kỹ thuật sản xuất điều: Chú ý áp dụng công nghệ cao vào sản xuất điều theo tiêu chuẩn GAP đây là vấn đề chiến lược cần được triển khai khảo nghiệm
để đưa ra sản xuất trên diện rộng. Hiện nay trên thị trường thế giới đang cần sản phẩm hữu cơ, chính vì vậy chúng ta mạnh dạn thực hiện một chương trình này, và quan trọng hơn hết là chúng ta đã gia nhập WTO nên yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm là rào cản lớn nhất của mặt hàng nông sản Việt Nam và của ngành điều nói riêng
- Nghiên cứu chuyển giao thiết bị công nghệ vào chế biến điều: Nghiên cứu tập trung vào việc sản xuất thiết bị và quy trình công nghệ chế biến theo hướng cơ giới hoá, hiện đại hoá, giảm lao động thủ công trong các khâu chế biến điều( cạo vỏ lụa, tách...) .Các cơ quan ban ngành chức năng kết hợp với các doanh nghiệp để tham quan học hỏi kinh nghiệm và đề xuất nghiên cứu hoàn thiện các thiết bị và công nghệ để áp dụng đại trà công nghệ xử lý hạt điều bằng xông hơi nứoc bão hòa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xây dựng chuyển giao công nghệ chế biến nước ép trái điều, sản xuất rượu cồn từ nước ép trái điều, nhân điều chiên dầu, nhân điều rang muối và các loại kẹo, bánh từ nhân điều, sản xuất ván ép từ gỗ điều và vỏ hạt điều, sản xuất bột ma sát từ vỏ hạt điều.
* Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành điều Việt Nam để hỗ trợ cho các nông hộ trồng điều trong điều kiện rủi ro xảy ra (mất mùa do điều kiện thời tiết, sâu bệnh phá hoại). Bên cạnh đó cung cấp những thông tin, dự báo về diễn biến thị trường để các nông hộ chủ động trong sản xuất.
Những nhiệm vụ quan trọng mà Hiệp hội cây điều cần làm tốt theo đúng chức năng của Hiệp hội ngành hàng:
+Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý điều hành, thiết lập quan hệ gắn bó với các Ban , Ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hội viên, tiếp tục đưa ngành điều Việt Nam có vị trí xứng đáng trên thị trường.
+ Hiệp hội phải tạo sự đồng thuận cao giữa các hội viên trong việc tổ chức thu mua, nhập khẩu hạt điều, tăng cường thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại, hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ và kỹ thuật mới vào chế biến, tổ chức hội thi tay nghề cho nông dân sản xuất và công
nhân chế biến điều...
* Tăng cường vai trò điều hành, quản lý nhà nước đối với ngành điều
Để ngành điều phát triển bền vững, rất cần có sự điều hành, quản lý của nhà nước trên một số lĩnh vực sau đây:
+ Xây dựng dự án đầu tư phát triển ngành điều và tổ chức thẩm định phê duyệt sự án điều theo các quy định của Nhà nước.
+ Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Sở NN & PTNT, UBND địa phương tổ chức triển khai quy hoạch, dự án phát triển sản xuất và chế biến điều; tiến hành giám sát trong quá trình thực hiện dự án theo các nội dung được duyệt.
+ Tổ chức thực hiện chính sách của nhà nước đối với sản xuất, thu mua, chế biến + bảo quản và tiêu thụ điều, qua đó, phát hiện các tồn tại vướng mắc và kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách mới sát thực tế, tạo động lực thúc đẩy ngành điều phát triển hiệu quả cao hơn.
+ Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra giống điều ghép, hoạt động thu mua hạt điều, an toàn lao động, vệ sinh môi trường....
+ Hỗ trợ và chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng lộ trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP và giám sát thực hiện các tiêu chí đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.
+ Tăng cường hoạt động quản lý thị trường, không để xảy ra tình trạng gian lận thương mại, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm (xử lý hành chính, tiêu huỷ hàng hoá,...).
Bên cạnh đó cũng thực hiện nghiêm túc các chính sách đất đai, bổ sung và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế , góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành điều.
Trên đây là những kiến nghị nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng từ vay góp phần vào sự phát triển của cây điều trên địa bàn Tỉnh. Để có ngành điều phát triển bền vững và thực sự trở thành ngành chính của Tỉnh thì các biện pháp cần kết hợp hài hoà với nhau cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành với người nông dân.
KẾT LUẬN
¬
Cây điều xuất hiện ở Việt Nam từ những năm của thập kỷ 70, nhưng bắt đầu được quan tâm trồng từ năm 1980 và chế biến điều xuất khẩu có vào năm 1988. Bắt đầu từ đây, cây điều có sự phát triển mạnh mẽ. Bình Phước là tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích trồng điều, năm 2007 diện tích điều của Bình Phước đạt 171.942 ha chiếm hơn 50% tổng diện tích trồng điều của cả nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng lên về diện tích là năng suất và chất lượng điều đều tăng(tốc độ tăng bình quân/ năm của năng suất là 21,05%, sản lượng là 34,79%), thu nhập bình quân 1ha điều trong độ tuổi cho thu hoạch là 8.095,32 (nghìn đồng) (Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước).
Đạt được những thành tựu ấy, một phần tác động không nhỏ là nguồn vốn tín dụng của hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước. Qua hai năm hoạt động trên địa bàn, sản phẩm cho vay nông nghiệp của Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả, chiếm hơn 30% tổng dư nợ của ngân hàng, đặ biệt đối với cho vay phát triển cây điều chiếm 10,2% (tính đến cuối năm 2007). Về phía người sử dụng vốn, qua phân tích kết quả điều tra, hầu hết các hộ sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Thu nhập bình quân / ha là 14,05 triệu đồng, sản lượng tăng 32%, năng suất tăng 14%, diện tích tăng 15% so với trước khi vay vốn. Nhìn chung, việc sử dụng nguồn vốn vay của các nông hộ khá hiệu quả điều này góp phần làm tăng sự phát triển của cây điều trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những thành tựu đạt được đó vẫn còn những tồn tại như : Chất lượng vườn điều chưa cao, tỷ lệ vườn điều trồng bằng giống điều ghép mới chỉ chiếm 60% diện tích ; các hộ còn gặp khó khăn trong việc canh tác bằng giống điều mới ; và chưa kiểm soát được hết tình hình thu hoạch điều . Về phía Ngân hàng, do địa bàn trải rộng nên việc kiểm tra giám sát tình hình sau khi sử dụng vốn chưa thường xuyên và chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của nông hộ ; với đối tượng trồng mới điều, Ngân hàng còn hạn chế cho vay.
Để tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được và khắc phục những khó khăn tồn tại, giúp sự phát triển của ngành điều lớn mạnh hơn, cần có sự kết hợp hoạt động giữa nông hộ, Ngân hàng và các tổ chức có liên quan.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Phạm Văn Khôi và sự chỉ nhiệt tình của các anh chị trong phòng Dịch Vụ Khách hàng- NH SGTT Bình Phước đã giúp đỡ em hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này.