Từ kết quả điều tra, xác đinh nhu cầu vay vốn và lượng vốn được vay có phù hợp với nhu cầu hay không? và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay.
2.4.2.1 Xác định sự phù hợp của nhu cầu vay vốn và lượng vốn được vay:
- Chi phí để chăm sóc cho 1 ha điều/năm (điều năm thu hoạch).
Bảng 2.16: Chi phí chăm sóc 1ha điều năm thu hoạch (Điều từ 4 năm tuổi trở lên)
TT (đồng) (đồng)
1 Phân bón (Phân chuồng,Phân hữu
cơ, Đạm, Lân, Kali,phân bón lá). Kg 1000 6.200 6.200.000
2 Thuốc bảo vệ thực vật (phòng trừ
sâu, bệnh) chai 20 60.000 1.200.000
3 Thuốc xịt cỏ chai 10 60.000 600.000
4 Nhân công Công
Công thu hoạch “ 35 40.000 1.400.000
Chăm sóc “ 70 40.000 2.800.000
Tổng 12.200.000
Nguồn: Kết quả điều tra
Qua phân tích số liệu bảng trên ta thấy: Chi phí đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật lớn hơn (chiếm 54,6 % so với tổng chi phí). Trước khi điều ra hoa 3-4 tháng (vào khoảng tháng 10) nhu cầu bón phân NPK, đạm, lân, kali, nhưng chủ yếu là bón phân NPK cho cây. Trong giai đoạn này đồng thời cũng phải phun thuốc ngừa bệnh cho cây. Khi cây bắt đầu ra hoa, ta phải phun thuốc kích thích đậu trái để tăng tỷ lệ đậu trái của hoa. Đồng thời trong giai đoạn này cũng phải phun thuốc xịt cỏ, dọn vườn để chuẩn bị thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 1,5 - 2 tháng tùy thuộc vào thời tiết mùa thu hoạch. Khi vào chính vụ, lượng điều cho thu hoạch rất lớn. Đối với những hộ có diện tích lớn hơn 1ha phải thuê thêm nhân công để thu hoạch kịp thời vụ.
Trên đây là chi phí bình quân/năm cho một ha điều năm thu hoạch. Đối với những hộ có nguồn vốn hạn chế vào thời điểm cây trồng cần chăm sóc, thì lượng đầu tư cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn mức ở bảng trên (bảng 2.16), hoặc lượng phân bón không kịp thời vụ, thuốc bảo vệ thực vật không phun đúng thời điểm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng.
Đối với những hộ chuyên canh trồng điều, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào vườn điều thì nhu cầu vốn cần vào thời điểm chăm sóc điều vào khoảng tháng 10. Lúc này vào thời điểm cuối năm, mọi chi tiêu trong gia đình dựa vào cả phần thu nhập từ vườn điều từ vụ trước; như vậy đến thời điểm này hầu như đã gần hết. Nhu cầu về vốn của những hộ này là rất lớn. Nếu như không vay vốn được của ngân
hàng thì những hộ này cũng sẽ phải vay vốn ở ngoài với mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng.
Đối với những hộ kết hợp với chăn nuôi và có trồng thêm một số cây khác như cao su, mỳ thì nguồn thu nhập và chi tiêu của gia đình ít bị phụ thuộc vào vườn điều hơn. Nguồn thu từ chăn nuôi, cây trồng khác góp phần bổ sung vốn cho thời điểm chăm sóc vườn điều. Nhưng vào thời điểm chăm sóc điều vẫn yêu cầu có một lượng vốn bổ sung. Trung bình lượng vốn cần bổ sung cho chăn nuôi khoảng từ 20 – 70 triệu đồng , tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi của gia đình.
- Xác định lượng vốn được vay, thời hạn vay trả.
Về phía ngân hàng, lượng vốn cho hộ nông dân vay tùy thuộc vào phương án sản xuất, kinh doanh và tài sản đảm bảo.
Phương án sản xuất kinh doanh phải có tính khả thi. Ngân hàng cho vay không quá 85% giá trị phương án sản xuất, cho vay mỗi khách hàng không quá 500 triệu đồng.
Khả năng trả nợ của khách hàng được căn cứ vào những yếu tố:
+ Tài sản đảm bảo: tài sản của khách hàng mang ra thế chấp có giá trị pháp lý, có chứng nhận của địa phương, và tài sản đảm bảo phải có giá trị lớn hơn nhu cầu vay vốn.
+ Mức độ lưu chuyển tiền tệ: Nguồn thu nhập hàng năm ổn định, đủ khả năng trả nợ ngân hàng.
Căn cứ vào thời hạn sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để định thời hạn vay; không quá 60 tháng. Đối với ngân hàng Sacombank Bình Phước, cho vay nông nghiệp chủ yếu là vay ngắn hạn và trung hạn. Vì một mặt đặc điểm của nông nghiệp là thời gian thu hồi vốn dài, độ rủi ro cao, mặt khác chi nhánh mới được thành lập nên ngân hàng chưa chú trọng vào đầu tư dài hạn cho nông nghiệp.
Bảng 2.17. Tổng hợp nhu cầu vốn vay và lượng vốn được vay.
STT Hộ chuyên canh trồng điều Hộ Trồng điều và chăn nuôi
Diện tích (ha) Nhu cầu vốn (trđ) Lượng vốn được vay Diện tích (ha) Nhu cầu vốn (trđ) Lượng vốn được
(Trđ) vay (trđ) 1 0,9 10,98 9,0 0,9 60,0 51 2 0,85 10,37 9,0 0,73 60,0 50 3 3,5 42,7 40,0 0,65 60,0 50 4 4,8 58,56 49,0 0,85 65,0 55 5 5,0 61,0 52,0 0,95 62,0 52 6 4,5 54,9 45,0 2,5 70,0 60 7 4,8 58,56 50,0 3,8 70,0 60 8 4,8 58,56 50,0 4,0 82,0 70 9 5,0 61 51,0 4,5 95,0 80 10 8,2 100,04 85,0 5,0 105,0 90 11 8,5 103,7 85,0 8,5 140,0 120 12 7,8 95,16 81,0 6,0 100,0 85 13 9,0 109,8 90,0 7,8 115,0 100 14 12,0 146,4 125,0 9,1 175,0 150 15 14,0 170,8 145,0 12,0 235,0 200 Tổng 93,65 1142,53 966 67,28 1494 1273 Trung bình 12,2 10,3 22,2 18,9
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra.
Hầu hết nguồn vốn mà ngân hàng cho mỗi hộ vay đều đáp ứng được nhu cầu chăm sóc cho cây trồng, đặc biệt là đối với cây điều. Cung cấp kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho cây trồng phát triển. Theo bảng trên, nhu cầu sử vốn cho 1ha điều năm thu hoạch đối với những hộ chuyên canh trồng điều là 12,2 triệu đồng, trong đó lượng vốn được vay là 10,3 triệu đồng (theo đúng quy định của ngân hàng cho vay 85% tổng chi phí của phương án). Đối với những hộ trồng điều kết hợp với chăn nuôi: nhu cầu vay trung bình cho 1ha là 22,2 triệu đồng, lượng vốn được vay là 18,9 triệu đồng/ 1ha (theo đúng quy định của ngân hàng). Như vậy lượng vốn được vay thấp hơn nhu cầu vay vốn. Nhưng đối với lượng vốn vay này, các nông hộ vẫn gần như đáp ứng được nhu cầu vay vốn và cho kịp thời vụ. Nếu như lượng vốn được cung cấp thêm nữa thì hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.4.2.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay a. Về phía ngân hàng:
Dư nợ cho vay cây điều * Tỷ lệ dư nợ cho vay cây điều = ——————————— x100
29.906.758.600 = ————————— x 100 293.238.543.290 = 10,2%
Cho vay cây điều chiếm 10,2 % tổng dư nợ của ngân hàng, đạt gần 30 tỷ đồng. Qua đây ta thấy quy mô cho vay đối với trồng điều của ngân hàng khá lớn. Điều này là do việc sử dụng nguồn vốn vay của các nông hộ trồng điều là khá hiệu quả, thu hồi vốn tốt, khả năng trả nợ đảm bảo.
Theo bảng 8, tỷ lệ dư nợ cho vay của cây điều lớn nhất, tiếp đến là cây cao su đạt mức dư nợ hơn 10 tỷ đồng, chiếm 3,53% trong tổng dư nợ của ngân hàng; cây tiêu chiếm 0,28%. Qua đó ta thấy được sự quan tâm đầu tư của ngân hàng đối với cây điều. Có được kết quả này là do nguyên nhân sau:
+ Cây điều là cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh, có tới hơn 85% số hộ trồng điều. Trong những năm gần đây, cây điều cho hiệu quả kinh tế khá cao, bình quân mỗi năm cây điều cho thu nhập trên 20 triệu đồng/ 1ha. Như vậy, điều là cây trồng cho thu nhập khá ổn định. Thực tế đã cho thấy, những hộ vay vốn của ngân hàng vay trả đúng thời hạn.
+ Trong sản xuất nông nghiệp, lượng vốn đầu tư đến mức nào đó sản lượng sẽ ngừng tăng và có xu hướng giảm, nhưng theo nghiên cứu của đề tài khoa học KC – 06-04-NN, cây điều còn có khả năng cho năng suất và sản lượng cao hơn nữa nếu như có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Vì thế, lượng vốn vay được đầu tư vào cây điều vẫn còn khả năng cho hiệu quả cao.
+ Hiện tại Sở NN& PTNT đang tiến hành dự án quy hoạch phát triển ngành điều tỉnh đến năm 2020, cây điều đang dần chiếm xu thế cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa, cùng với sự phát triển ồ ạt của các nhà máy chế biến, việc phát triển nguồn nguyên liệu cũng đang là yêu cầu cấp bách. Vì vậy, Ngân hàng đầu tư phát triển cây điều cũng là phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Qua đó ngân hàng sẽ mở rộng được hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh.
+ Nợ quá hạn của cho vay nông nghiệp chiếm 0.02% tổng số nợ quá hạn của ngân hàng. Bởi hầu hết thời hạn cho vay nông nghiệp của ngân hàng chủ yếu là ngắn và trung hạn nên thời gian thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa, đối với các loại cây công nghiệp, đến tuổi cây cho thu hoạch thì nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định hàng năm; đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
+ Đặc biệt trong đó, tỷ lệ số hộ trồng điều nợ quá hạn rất nhỏ. Bởi nguồn thu nhập từ điều khá ổn định để khách hàng có thể trả nợ đúng hạn.
Do đó điều là cây trồng hứa hẹn hiệu quả đầu tư cao của ngân hàng.
b. Về phía người sử dụng vốn:
Để đánh giá mức độ sử dụng vốn hiệu quả hay không, ta đánh giá các chỉ tiêu về sản lượng, diện tích, năng suất, thu nhập của nông hộ trồng điều trước và sau khi sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng. Sản lượng do 2 yếu tố năng suất và diện tích ảnh hưởng trực tiếp. Sự tăng lên của sản lượng là do sự tăng lên của diện tích và năng suất cây trồng. Yếu tố tác động trực tiếp đến sự tăng lên của diện tích và năng suất đó là nguồn vốn đầu tư. Do vậy, ta phân tích sự tăng lên của sản lượng bằng 2 phương pháp: Phương pháp chỉ số để thấy rõ sự ảnh hưởng của diện tích và năng suất tới sản lượng; và phương pháp hàm tương quan để thấy sự tác động của nguồn vốn tới sản lượng.
Một yếu tố nữa để thấy đồng vốn đầu tư có hiệu quả hay không là thu nhập của hộ sau khi sử dụng vốn. Đánh giá yếu tố này bằng phương pháp hàm tương quan để thấy khi tăng một đồng vốn đầu tư thì thu nhập tăng lên bao nhiêu?
b.1). Phân tích yếu tố sản lượng bằng phương pháp chỉ số:
Trong hai năm qua, sản lượng đã có mức tăng đáng kể, năm 2007 sản lượng cả tỉnh đạt mức 155.623 tấn, tăng 17.6% so với năm 2006. Qua kết quả điều tra 30 hộ, sản lượng đạt mức 384,85 tấn, so với năm 2006 tăng 93,3 tấn (tăng 32%).
Để nhận thấy rõ hơn sự tăng lên của sản lượng và các nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng lên đó ta phân tích qua bảng sau:
Loại hình
Trước vay vốn Sau khi vay vốn
DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) Hộ chuyên canh trồng điều 93,46 2,03 189,72 92,55 2,27 212,1 Trồng điều + cây khác + chăn nuôi 45,94 2,21 101,83 67,28 2,56 172,75 Chung 139,4 2.09 291,55 160,83 2,40 384,85
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra.
Qua phân tích bảng trên bằng phương pháp phân tích chỉ số ta thu đựơc kết quả như sau:
Sau khi vay vốn sản lượng của các hộ tăng lên 32 %, về số tuyệt đối tăng lên 93,3 tấn. Biến động này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Thứ nhất: do năng suất bình quân tăng lên 14% so với trước khi vay vốn (tăng 0,31 tấn/ha) làm cho sản lượng tăng thêm 43,2 tấn
Thứ hai: sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân, số hộ chuyển từ chuyên canh trồng điều sang kết hợp trồng điều với chăn nuôi đã làm sản lượng tăng thêm 1%. về số tuyệt đối, tăng thêm 5,3 tấn.
Thứ ba: sự tăng lên về quy mô diện tích dẫn tới sản lượng tăng thêm 15%. về số tuyệt đối, tăng thêm 44,8 tấn
Nguyên nhân của sự tăng về quy mô, năng suất của điều là do có thêm nguồn vốn cung cấp từ phía hoạt động tín dụng nông nghiệp của ngân hàng. Nguồn vốn này đã tác động trực tiếp tới sự tăng lên về năng suất và quy mô diện tích. Ta phân tích từng yếu tố để thấy rõ hơn sự tác động này.
+ Quy mô diện tích:
Bảng2.19: Quy mô diện tích của nông hộ trồng điều.
Diện tích < 1ha 1-5 ha 5-10ha >10ha
Tổng số hộ 7 12 8 3
trồng điều
Số hộ Trồng điều, chăn
nuôi và cây khác 5 5 4 1
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra.
Số hộ có diện tích từ 01-5 ha. chủ yếu là từ 3-5 ha, chiếm tỷ lệ tới 33.3% tổng số hộ, kế tiếp là các hộ có diện tích từ 5-10 ha, ở nhóm diện tích này chủ yếu là các hộ có diện tích từ 8-9 ha. Số hộ có diện tích trên 10 ha chiếm 16,7%. Diện tích bình quân mỗi hộ là 5,2 ha.
Đối với những hộ có diện tích nhỏ hơn 01 ha, trong trường hợp này có ba nhóm hộ:
Nhóm 01 là những hộ có diện tích vườn điều nhỏ, đối với những hộ này thường kết hợp với chăn nuôi, chủ yếu là nuôi bò và nuôi heo hoặc kinh doanh buôn bán. Một số hộ còn kết hợp thu mua nông sản (chủ yếu thu mua hạt điều) – còn gọi là thương lái
Nhóm 02 là những hộ có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, trong đó trồng cao su, mì, cà phê.... diện tích trồng điều chiếm tỷ lệ hơn.
Nhóm 03 chỉ chuyên canh trồng điều, đây là nhóm hộ có tỷ lệ nhỏ, những hộ có diện tích điều nằm trên diện tích đất thổ canh.
Với những hộ này, nhu cầu vay vốn để mở rộng thêm diện tích là khá cao, đặc biệt là diện tích trồng mới.
Nguồn vốn vay được sử dụng vào chăm sóc điều, sau vụ thu hoạch, lợi nhuận thu được dùng để bổ sung cho nguồn vốn năm sau. Đối với những hộ chuyên canh trồng điều, nguồn vốn được đưa vào bổ sung sản xuất năm nay. Lợi nhuận thu được, một phần trang trải chi phí vay vốn, một phần trả chi phí sinh hoạt gia đình. Do chỉ có một nguồn thu từ điều nên không còn lượng vốn để mở rộng thêm diện tích. Vào vụ chăm sóc điều của năm tới tiếp tục phải vay vốn ngân hàng. Vốn là khó khăn lớn nhất đối với những hộ chuyên canh trồng điều, đặc biệt là những hộ có diện tích từ 5 – 10 ha. Nhu cầu về vốn cần khoảng từ 50-100 triệu đồng vào thời
điểm chăm sóc điều.
Diện tích điều tăng thêm hầu như tập trung ở những hộ có diện tích từ 5- 10 ha, thuộc nhóm trồng điều kết hợp với một số cây con khác. Nguồn thu nhập hàng năm tương đối lớn nên tích luỹ được một số nguồn vốn để trồng mới điều. Hầu hết, số hộ sử dụng phần lợi nhuận thu được để bổ sung mua thêm rẫy điều, những rẫy này đa phần là diện tích điều đã cho thu hoạch được một thời gian. Trong đó có rất ít hộ trồng mới vườn điều. Bởi trồng mới vườn điều yêu cầu một lượng vốn đầu tư trong thời gian khá dài (4 năm điều trong thời kỳ KTCB), trong giai đoạn này tính rủi ro cao nên ngân hàng ít cho vay vốn đối với những đối tượng này. Qua kết quả điều tra 30 hộ, có 8/30 đã mua thêm được rẫy điều, mở rộng quy mô sau khi vay vốn diện tích tăng thêm là 17,18 ha, 2/30 hộ trồng mới điều, diện tích tăng thêm là 5,14ha.
+ Năng suất:
Bảng 2.20: Năng suất điều trước và sau vay vốn.
Trước khi vay vốn Sau khi vay vốn
Năng suất 1,5-2 tấn/ha 2 – 2,5 tấn /ha >2,5 tấn/ha 1,5 -2 tấn/ha 2 – 2,5 tấn/ ha > 2,5 tấn/ha Số hộ 2 18 10 28 2 Số diện tích (ha) 3,15 110,25 26 372,12 12,73