Các căn cứ xây dựng phương hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 72)

3.1.1. Tình hình tài chính tiền tệ trong thời gian gần đây

Theo đánh giá tổng kết hàng năm, năm 2007 vừa qua là một năm “ăn nên làm ra” của các ngân hàng. Nhưng kể từ đầu năm 2008 (đặc biệt là từ sau Tết Nguyên Đán), tình hình tài chính – ngân hàng chững lại, cả nước dõi theo tình hình giá cả tăng lên từng ngày, chỉ số giá tiêu dùng , lạm phát tăng tới mức kỷ lục (12.6%). Nhà nước phải sử dụng một loạt các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát đang ngày một gia tăng, trong đó nhà nước sử dụng hai công cụ chính là thắt chặt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Không chỉ ở Việt Nam, mà các nước trong khu vực và trên thế giới cũng phải đối mặt với tình trạng này. Để ngăn chặn sự gia tăng của lạm phát, NHNN ra quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên 11% . Điều này khiến lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, cao tới mức kỷ lục. Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, diễn ra một cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. NHNN một lần nữa phải vào cuộc, quy định mức lãi suất trần 12%/năm; kéo theo sự tăng lên của lãi suất cho vay. Hiện nay, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng đều tăng cao hơn so với năm trước. Trong thời gian tới, để giảm bớt sức ép của lạm phát, NHNN tiếp tục thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông. Hạn chế mở rộng tiền tệ và tín dụng đặc biệt hạn chế tín dụng ngân hàng cho các cá nhân vay để mua chứng khoán và bất động sản; doanh nghiệp Nhà nước và các chương trình cho vay xã hội. Đầu tư vào các công trình, dự án sản xuât. Tăng lãi suất cho vay trong hệ thống ngân hàng, một phần tác động lên lãi suất cho vay liên ngân hàng, và các hoạt động cầm cố giấy tờ có giá. Tăng thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Như vậy, trong thời gian tới hoạt động của ngân hàng bị chững lại. Nhưng, Nhà nước thể hiện rõ quan điểm vẫn cho vay đầu tư vào sản xuất bởi bản chất của lạm phát là sự thiếu hụt của hàng hóa so với lượng tiền mặt. Vì vậy, để giảm bớt lạm phát thì bên cạnh những chính sách tiền tệ và tài khóa cũng cần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Do đó, sự phát triển của cây điều cũng phần nào chịu sự tác động của tình hình chung, nhưng không gây ảnh hưởng lớn.

3.1.2. Các dự báo liên quan đến phát triển ngành điều của tỉnh

Dự báo về tình hình tiêu thụ: Theo Đề án chiến lược thị trường nông – lâm sản đến năm 2010, giá nhân điều xuất khẩu sẽ tăng từ năm 2006 -2010 và đạt 4.621 USD/ tấn. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chủ yếu là châu Mỹ (42% sản lượng), châu Âu (22% sản lượng), các nước EU và châu Á (22,26%).

- Phân tích lợi thế cạnh tranh: Điều Việt Nam đủ 4 điều kiện quan trọng để có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới là:

+ Năng suất điều Việt Nam năm 2005 đã gấp 2 lần thế giới và cao hơn so với Ấn Độ và Brazil.

+ Giá thành hạt điều bình quân tương đối thấp (Theo FAO giá thành1 tấn hạt điều Việt Nam là: 247 USD, trong khi Ấn Độ là 459 USD và Brazil là 288 USD) .

+ Thị phần xuất khẩu nhân điều Việt Nam năm 2005 đã chiếm 54% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới, tỷ lệ này sẽ được duy trì bởi khả năng đến năm 2010 Việt Nam sẽ đạt 500.000 tấn hạt điều sản xuất trong nước và nhập khả 120.000 tấn hạt điều về chế biến, tạo ra lượng nhân điều 145.000 tấn, chiếm gần 50% so với sản lượng nhân điều buôn bán trên thị trường thế giới. Đây cũng là lợi thế quan trọng trong việc chi phối thị trường điều trong buôn bán.

Năng lực chế biến nhân điều của Việt Nam năm 2005 đã có tổng công suất thiết kế 742.200tấn, lại đang được đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; đặc biệt là tăng cường quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

được áp dụng vào ngành điều.

Từ những kết quả nghiên cứu khoa học đã đạt được trong nước ở các lĩnh vực chọn tạo giống điều có năng suất và chất lượng cao, các quy trình kỹ thuật ghép điều, kỹ thuật cải tạo thâm canh điều, trồng mới + KTCB vườn điều và kỹ thuật chăm sóc điều kinh doanh (điều năm thu hoạch). Đặc biệt là quy trình kỹ thuật và dây chuyền thiết bị công nghệ mới trong lĩnh vực chế biến nước ép – rượu quả điều, chế biến nhân điều, dầu vỏ hạt điều, các kỹ thuật chế biến sản phẩm sau nhân điều thành các loại thực phẩm, kỹ thuật chế biến gỗ điều (Thuộc chương trình cây điều và Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC-06-04-NN đã nghiệm thu năm 2005). Các kết quả này hoàn toàn có thể áp dụng ngay vào khâu sản xuất và chế biến. Ngoài ra, trong 5-10 năm tới, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới dự kiến sẽ áp dụng vào sản xuất điều với các nội dung sau:

+ Việt Nam có bộ giống điều thích nghi với điều kiện sinh thái, có năng suất và chất lượng cao ( ≥ 2.0 tấn/ha) .

+ Quy trình kỹ thuật trồng mới + KTCB và chăm sóc điều năm kinh doanh áp dụng cho trồng điều trên từng loại đất (đât đỏ bazan, xám , đất cát...) của vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải trung bộ....

+ Quy trình sản xuất kỹ thuật điều an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Dây chuyền thiết bị công nghệ cơ giới hóa hoặc đã tự động hóa khâu cắt tách hạt điều và bóc vỏ lụa nhân điều.

+ Quy trình kỹ thuật và dây chuyền thiết bị hiện đại chế biến các sản phẩm sau nhân điều đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Dự báo về quỹ đất dành cho trồng điều.

Thực tế diện tích trồng điều trên địa bàn tỉnh năm 2007 là 171.942 ha. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006 -2010 tỉnh Bình Phước, diện tích đất chưa sử dụng là 1.262 ha, nhưng diện tích đất có thể trồng được điều là 252 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có thể trồng được điều là 67.317,5 ha.

Như vậy, trong thời gian tới ngành điều có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đặc biệt hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO, sẽ tạo thêm nhiều cơ hội và thách thức cho ngành điều phát triển.

3.2. Phương hướng phát triển cây điều và cho vay

3.2.1. Phương hướng phát triển cây điều

+ Xác định vùng sản xuất điều tập trung nhằm đảm bảo cung cấp đủ và ổn định nguồn nguyên liệu có chất lượng cao cung cấp cho các nhà máy chế biến hạt điều đóng trên địa bàn tỉnh. Nhằm tại tiền đề cho các dự án đầu tư về giống, cải tạo vườn điều đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân trồng điều trong tỉnh.

+ Xây dựng phương án sản xuất tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cao cho người dân trồng điều vùng quy hoạch.

+ Xem cây điều là cây công nghiệp chứ không phải cây lâm nghiệp nên việc trồng cây trên đất lâm nghiệp là không khả thi.

+ Phát triển ngành điều bền vững, trên cơ sở phát huy đầy đủ hiệu quả mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất – thu mua – chế biến và tiêu thụ.

+ Phát triển công nghiệp chế biến điều theo hướng công nghiệp hiện đại với bước đi phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến đồng thời với nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường xuất khẩu nhân điều và tiêu thụ trong nước.

3.2.2. Phương hướng hoạt động của chi nhánh

+ Tiếp tục cho vay vốn để mở rộng diện tích. Đặc biệt là đối tượng trồng mới. + Cho vay phát triển đầu tư thâm canh, tăng năng suất và thu nhập, phát triển mô hình kinh tế trang trại.

+ Cho vay sản xuất, chế biến sản phẩm từ điều.

Cho vay đối tượng này để tạo đầu ra cho nông sản. Đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành chế biến điều tạo cơ sở cho người dân đầu tư sản xuất.

Trong những năm tới, chi nhánh tiếp tục mở thêm phòng giao dịch để mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn của tỉnh.

Khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và đẩy mạnh hoạt động cho vay các dự án. Bên cạnh đó vẫn phát triển hoạt động cho vay cá nhân. Kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp nên mảng cho vay nông nghiệp – nông thôn vẫn tiếp tục được phát triển và mở rộng xuống các huyện.

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên , năng động, nhiệt tình, cộng với phong cách làm việc trẻ trung, nhanh nhẹn của thế hệ trẻ. Em tin rằng Sacombank sẽ là một ngân hàng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Bình Phước , góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh nói chung và kinh tế nông nghiệp – nông thôn của Bình Phước nói riêng.

3.3. Giải pháp phát triển cây điều và sử dụng từ vay phát triển từ vay phát triển cây điềutriển cây điều triển cây điều

3.3.1. Đối với ngân hàng

+ Mở rộng lĩnh vực cho vay trồng mới, cho vay theo phương thức trả chậm. Với đối tượng vay này, ngân hàng chưa mở rộng.

- Đối tượng vay: các hộ, trang trại. Trong thời gian tới, tiếp tục cho vay các hộ nông dân, đặc biệt là hình thức trang trại. Với hình thức trang trại cần có quy chế về thủ tục và lãi suất riêng.

- Chủ thể vay: Trồng mới được phân làm 2 đối tượng: Thứ nhất là đối với vườn điều đã già cỗi, cần chặt bỏ để trồng giống điều mới. Thứ hai là đối tượng trồng mới trên đất trống. Với đối tượng thứ hai, nhu cầu về vốn lớn hơn, bởi vì trước đó, đất chưa được trồng điều nên cần đầu tư cho khâu cải tạo đất nhiều hơn. Do đó Ngân hàng mở rộng mức tín dụng hơn đối với những đối tượng trồng mới hoàn toàn.

- Thời hạn vay: cho vay theo phương thức trả chậm, cho vay trung hạn và dài hạn để phù hợp với mục đích trồng mới và KTCB của các nông hộ trồng điều. Đòi hỏi cần có sự hợp tác hỗ trợ từ các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguồn vốn được cung ứng ổn định.

Thực tế, trong thời gian trồng mới + KTCB, vẫn có thể trồng xen một số cây ngắn ngày như : mì, các loại đậu đỗ… Những loại cây trồng xen này, hàng năm cho thu nhập khá ổn định từ 6– 8 triêu đồng/ ha; cũng làm giảm thiểu một phần độ rủi ro cho cây điều trong giai đoạn này.

- Lãi suất: Định mức lãi suất cho vay sao cho đảm bảo được mức lợi nhuận cho Ngân hàng, hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, nguồn cung tiền khan hiếm, lãi suất huy động tăng cao. Nên lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo để đảm bảo mức lợi nhuận. Đối với lãi suất cho vay nông nghiệp, Ngân hàng luôn có chính sách khuyến khích, mức lãi suất vẫn thấp hơn so với các món vay khác. Mức lãi suất cho vay nông nghiệp phân theo đối tượng vay. Đối với các hộ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chi phí tổ chức cho vay cao hơn so với hình thức trang trại. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển, mức lãi suất cho vay trang trại thấp hơn mức lãi suất cho vay nông hộ.

- Thủ tục vay: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín được đánh giá là ngân hàng có thủ tục cho vay đơn giản và nhanh chóng nhất trên địa bàn tỉnh, hầu hết các hộ được điều tra đều hài lòng với dịch vụ của Ngân hàng. Trong thời gian tới Ngân hàng tiếp tục phát huy để khách hàng thấy hài lòng hơn nữa về thủ tục và dịch vụ của Ngân hàng.

Ngân hàng đầu tư cho vay với đối tượng này, trong giai đoạn KTCB, cây trồng được chăm sóc cẩn thận, đúng kỹ thuật, cây sinh trưởng và phát triển tốt, giúp cho sản lượng những năm thu hoạch tăng cao. Để cho vay đối tượng này đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, Ngân hàng cần có sự điều tra xác minh cụ thể đối với diện tích được cải tạo, trồng mới. Xét xem đất đai, điều kiện khí hậu, có phù hợp để trồng điều hay không?

+ Điều tra xác minh cụ thể đích sử dụng vốn đối với nông hộ có nhu cầu vay vốn và theo dõi thường xuyên tình hình sử dụng vốn của nông hộ.

Điều tra, xác minh để đánh giá đúng mục đích sử dụng vốn vay, nhu cầu vay có phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa việc theo dõi thường xuyên tình hình sử dụng vốn của các nông hộ để nắm

bắt kịp thời những khó khăn mà nông hộ gặp phải, kịp thời đưa ra các giải pháp để tháo gỡ giúp hộ. Một mặt giúp nông hộ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn; một phần tạo dựng niềm tin và uy tín của Ngân hàng nơi khách hàng. Khi hộ sử dụng vốn có hiệu quả thì chính họ là nguồn cung tiền cho ngân hàng.

Trong thời gian qua, do mạng lưới hoạt động của chi nhánh còn mỏng, nên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng chưa được thường xuyên. Vẫn còn có những hộ sử dụng không đúng mục đích, nhưng tỷ lệ này không nhiều.

Để thực hiện được điều này, phải mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, bổ sung thêm lực lượng, nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng. Trình độ của cán bộ là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình kinh tế của gia đình khách hàng là do cán bộ tín dụng trực tiếp đánh giá. Và là người đề xuất lượng tiền cho vay với Ngân hàng. Do đó, yêu cầu về trình độ của cán bộ tín dụng cao hơn. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng nông nghiệp, ngoài yếu tố về trình độ, đòi hỏi sự am hiểu về kiến thức nông nghiệp- nông thôn và thực sự tâm huyết với nghề.

3.3.2. Đối với người sử dụng vốn

Có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các nông hộ, cụ thể như sau:

+ Bổ sung thêm kiến thức về kỹ thuật canh tác điều ghép.

Hầu hết số hộ canh tác điều dựa trên kinh nghiệm sản xuất của bản thân, nên cần, tích luỹ thêm kiến thức về canh tác giống điều mới.

Trước hết, là kỹ thuật trồng điều ghép: Nông hộ bổ sung thêm kiến thức về những loại đất và khí hậu thời tiết thích hợp cho sự phát triển của cây điều ghép. Bên cạnh đó là kiến thức về giống. Như thế nào là cây giống tốt, để tránh tình trạng mua phải giống điều được gieo bằng hạt. Tiếp đến là kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc. Khi người dân được trang bị đầy đủ các kiến thức về trồng điều, cộng thêm kinh nghiệm được tích luỹ qua quá trình sản xuất. Thì hiệu quả sử dụng vốn ngày một cao hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chính nông hộ trồng điều.

Bên cạnh đó, mỗi hộ chủ động cập nhật những tin tức, thông tin về thị trường tiêu thụ để tránh tình trạng bị thương lái ép giá.

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Cải tạo những vườn điều già cỗi, cho năng suất thấp. Một số hộ do nguồn vốn hạn chế nên chưa phá bỏ vườn điều già cỗi để trồng giống điều mới, bởi một

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 72)