Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tín dụng nông nghiệp đối với phát

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 25)

cây điều

1.3.1. Về phía ngân hàng

Dư nợ là một khái niệm quan trọng trong biểu hiện khả năng sử dụng vốn của mỗi ngân hàng. Dư nợ cho vay nông nghiệp, dư nợ cho vay cây điều càng cao thì biểu hiện quy mô hoạt động của ngân hàng càng lớn.

Dư nợ cho vay nông nghiệp - Tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp = —————————— x 100

Tổng dư nợ

Dư nợ cho vay cây điều - Tỷ lệ dư nợ cho vay cây điều = —————————— x 100 Tổng dư nợ

Nợ xấu là những khoản nợ có vấn đề, đặc trưng của những khoản nợ này là: Cam kết trả nợ đã đến hạn mà khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn tới khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn và lãi. Tài sản đảm bảo được đánh giá lại mà giá trị phát mãi không đủ trang trải cả gốc lẫn lãi. Thông thường về thời gian các khoản nợ quá hạn ít nhất từ 60 – 90 ngày. Các khoản nợ này được chuyển về cho bộ phận chuyên môn hoá (quản lý rủi ro hoặc truy hồi tài sản).

Nợ xấu cho vay nông nghiệp - Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp = ———————————— x 100 Tổng số nợ xấu

Mỗi món vay đều có hạn trả vốn gốc và lãi xác định trong tương lai, khách hàng không thực hiện nhiệm vụ hoàn trả đúng ngày mà chưa đựơc gia hạn nợ được coi là nợ quá hạn.

Nợ quá hạn nông nghiệp - Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay nông nghiệp = ————————— x 100 Tổng số nợ quá hạn

1.3.2. Về phía nông hộ trồng điều

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, ta xem xét kết quả sản xuất sau khi thu hồi vốn. Đánh giá , nhận xét trên các mặt sau:

- Lợi ích về mặt kinh tế đối với các hộ nông dân: + Doanh thu 1ha điều = sản lượng/ha x giá bán.

+ Thu nhập 1ha điều = Doanh thu/ha – chi phí/ha (Chi phí vật chất + chi phí lao động thuê ngoài)

+ Lợi nhuận 1ha điều = Doanh thu/ha - chi phí/ha (chi phí sản xuất).

Dựa vào hai tiêu chí này, để so sánh sự tăng lên về thu nhập của người trồng điều. Trong đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp:

+ Quy mô diện tích. + Năng suất cây trồng. + Sản lượng

- Đánh giá các nhân tố này dưới sự tác động của nguồn vốn. Dựa vào phân tích hàm tương quan giữa sản lượng - vốn và thu nhập - vốn.

+ Mối quan hệ giữa sản lượng và vốn là mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và sản phẩm sản xuất ra. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng hàm gọi là hàm sản xuất. Hàm sản xuất cho phép tạo ra lượng nông sản tối đa ứng với từng sự phối hợp của những yếu tố đầu vào nhất định, gắn liền với một trình độ công nghệ nhất định và trong điều kiện thời tiết, khí hậu xác định. Trong sản xuất nông nghiệp, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, mối tương quan giữa yếu tố với sản phẩm trên đồ thị là đường phi tuyến. Đó có thể là đường cong và đôi khi là hàm Parabol, hàm sản xuất nông sản được biểu diễn dưới dạng: Q = ax2 +bx +c. Khi ta cho x biến đổi một lượng thì tương ứng sản phẩm cũng tăng lên một lượng. Nhưng do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống nên việc tiếp nhận các yếu tố đầu vào phụ thuộc vào ngưỡng sinh học của cây trồng, vật nuôi.

Vì vậy, khi mức độ đầu yếu tố đầu vào biến đổi x còn thấp, việc tăng yếu tố đầu tư này sẽ làm cho sản lượng tăng theo. Mức tăng sản lượng Q sẽ giảm dần và

không tăng khi yếu tố x có mức tăng cao, vượt qua ngưỡng sinh học của cây trồng. + Mối quan hệ giữa vốn và thu nhập: Đây là mối quan hệ tuyến tính, vốn đầu tư lớn nếu đầu tư hiệu quả sẽ đem lại thu nhập cao. Xét trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Nên có trưòng hợp mặc dù vốn được đầu tư lớn nhưng thu nhập lại không đáng kể là do khí hậu thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng. Hơn nữa, cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp có độ co giãn lớn, đã có nhiều mùa vụ nông dân chưa kịp vui mừng vì được mùa thì đã lo vì nông sản mất giá.

Nhưng đối với cây điều, là cây công nghiệp lâu năm, có điều kiện sống thích nghi với những vùng nhiệt đới, được trồng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên đất nước ta. Hơn nữa hàng năm, nước ta xuất khẩu hạt điều đạt kim ngạch hàng tỷ USD. Các nhà máy chế biến trong nước còn phải nhập thêm điều thô từ nước ngoài về chế biến nên người dân trồng điều không lo không tiêu thụ được sản phẩm.

Như vậy, đánh giá tác động của nguồn vốn với thu nhập theo hàm tuyến tính. Vốn đầu tư tăng thì thu nhập tăng. Ngoài yếu tố vốn thì thu nhập còn bị ảnh hưởng của yếu tố giá cả.

Chương 2

Tác động của tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước đến sự phát triển cây điều ở

tỉnh Bình Phước 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bình Phước 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của Đông Nam Bộ, mới được thành lập, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ (từ 01/01/1997), với tổng diện tích đất tự nhiên là 6882,8km2 với lượng dân số là 828.550 người, bằng khoảng 1% dân số cả nước, được chia làm 8 đơn vị hành chính gồm các các huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long, Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài.

Vị trí địa lý của tỉnh Bình Phước được xác định:

Phía Bắc giáp: Tỉnh Đắc Nông và Vương quốc Campuchia. Phía Đông giáp : Tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.

Phía Nam giáp: Tỉnh Bình Dương.

Phía Tây giáp: Tây Ninh và Vương quốc Campuchia.

2.1.1.2. Địa hình, địa chất

- Địa hình: Tuy là một tỉnh miền núi, nhưng Bình Phước có địa hình tương đối bằng so với các tỉnh miền núi khác trong cả nước, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu là địa hình đồi và đồi thấp, độ cao tuyệt đối từ 100-300m, có bề mặt lượn sóng nhẹ, kết nối với các dãy bazan, đá phiến và phù sa cổ. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc thoải. Trên kiểu địa hình này rất thuận tiện cho việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp nói chung và cây Điều nói riêng.

- Địa chất: chủ yếu là đất đá bazan, từ các lớp đất đá bazan hình thành ra các loại đất đỏ bazan màu mỡ rất thích hợp với loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Điều, cao su, cà phê và tiêu…

- Nhận xét về quỹ đất và khả năng sử dụng trong nông nghiệp và trồng Điều: + Loại đất rất tốt (đất nâu vàng, nâu đỏ trên bazan) có khoảng 369.697ha, chiếm 53,91% là loại đất thích hợp với các cây trồng chủ lực của tỉnh như: Tiêu, cao su, điều và cây ăn trái.

+ Loại đất tốt (đất phù sa, đất nâu vàng trên nền phù sa cổ và đất nâu thẩm trên đá bọt bazan) với diện tích khoảng 58.229 ha, chiếm khoảng 8,49%. Là loại đất thích hợp với các cây trồng như: cao su, cây ăn trái, điều, tiêu và các loại cây hàng năm khác như: lúa, khoai mì, bắp, rau màu các loại…

+ Loại đất trung bình (đất xám trên nền phù sa cổ và đất xám gley) với diện tích khoảng 93.889 ha, chiếm 13,96%. Đây là loại đất thích hợp với các loại cây lâu năm như: cao su, điều, cây ăn trái và các loại cây hàng năm như: lúa, khoai mì, bắp, rau màu….

+ Loại đất kém (đất đỏ vàng trên đá phiến, đất dốc tụ) có diện tích khoảng 113.574ha, chiếm khoảng 16,56%. Là loại đất thích hợp với các loại cây trồng như điều và khoai mì.

Như vậy trong quá trình phân loại đất chứng tỏ hầu hết các loại đất của tỉnh Bình Phước đều có thể trồng được cây Điều và hứa hẹn một tiềm năng trồng Điều là rất lớn.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên nước.

Bình Phước có vị trí là thượng nguồn của khu vực, là nơi duy trì nguồn nước và là nơi xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn, nhưng khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất hạn chế. Vì vậy, việc ưu tiên bố trí các cây trồng không hoặc ít cần tưới là cần thiết. Trong đó có cây điều, cao su là một vấn đề lợi thế lớn và phù hợp với điều kiện khai thác nguồn nước của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 4 sông lớn: Sông Bé, Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Măng. Nhìn chung hệ thống sông suối tỉnh Bình Phước tương đối nhiều với mật độ khoảng 0,7- 0,8 km/km2. Nhưng sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy khả năng

cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp rất ít. Muốn sử dụng được nguồn nước này cho sản xuất nông nghiệp cần lượng vốn đầu tư rất cao.

Nguồn nước ngầm không nhiều, chỉ nên khai thác nguồn nước này cho sinh hoạt, hạn chế khai thác cho sản xuất nông nghiệp .

2.1.1.4. Thời tiết, khí hậu.

Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, rất thuận lợi cho sản xuất các cây trồng nhiệt đới.

Bình Phước nằm trong vành đai có lượng mưa cao nhất vùng ĐNB, lượng mưa bình quân 2.045- 2.315mm, nhưng phân hoá theo mùa, chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp

+ Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi chiếm 64-67% tổng lượng bốc hơi trong cả năm và cán cân ẩm rất cao.

+ Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa tập trung, lượng mưa trong 6 tháng chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh.

Lượng mưa phân hoá theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp: Mùa mưa (vụ hè thu và mùa) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ Đông Xuân), cây cối khô cằn phát triển kém. Là một tỉnh khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất khó khăn, chưa đầy 10% diện tích đất nông nghiệp có nước tưới, vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần tưới nước như cao su, điều, mì…

2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm xã hội

Bình Phước là tỉnh có dân số chưa nhiều, mật độ dân số thấp hơn toàn quốc, vì vậy sức ép của dân số đến việc sử dụng đất đai chưa cao.

Theo số liệu thống kê năm 2006, dân số của tỉnh Bình Phước là 828.550 người, bằng khoảng 1% dân số toàn quốc, mật độ dân số 121 người/km2, thấp hơn toàn quốc và thấp nhất vùng ĐNB.

Tốc độ tăng dân số khá cao, nhưng có chiều hướng giảm nhanh trong những năm gần đây. Năm 2002, tốc độ tăng dân số là 5,23%/ năm, năm 2003 là 3,57%, năm 2004 là 2,87%, năm 2005 là 1,65% và năm 2006 là 1,62%.

Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: nông thôn chiếm tỷ lệ lớn 84,77% (năm 2006), tỷ lệ này có xu hướng giảm theo từng năm, nhưng tỷ lệ giảm ít. Tỷ lệ thành thị tăng hàng năm, nhưng tăng chậm. Vậy, dân cư chủ yếu sống ở nông thôn và sống bằng nông nghiệp.

Bảng 2.1. Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn.

Đơn vị tính: Người, %

Năm Tổng số Thành thị Nông thôn

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1999 643.137 96.475 15,04 546.662 84,96 2000 675.186 100.635 14,91 574.551 85,09 2003 773.297 116.431 15,05 656.866 84,95 2004 794.841 120.787 15,19 674.054 84,81 2005 814.528 123.749 15,19 690.581 84,81 2006 828.550 126.170 15,23 702.380 84,77

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2006.

Bình Phước là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc cư trú, bao gồm: Kinh, Stiêng, Tày, Hoa, Khơ-me, Mường, Nùng, Hoa, Chăm, Mnông...

Là một tỉnh mới được thành lập 10 năm, nên hầu như dân cư trên địa bàn là người từ các vùng khác tới lập nghiệp, tỷ lệ người bản địa rất ít (chủ yếu là người dân tộc Stiêng). Vì vậy, hầu hết dân cư trên địa bàn là dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ lớn nhất 81,53%, kế tiếp là dân tộc Stiêng: 9,02%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu sống ở khu vực vùng sông vùng xa. Người Kinh được tiếp cận với sự phát triển của xã hội, việc phát triển kinh tế đối với họ có hiệu quả cao hơn. Do đó phần

nào góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Bảng 2.2. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (tại thời điểm 1/7 hàng năm)

Đơn vị tính: Người

Năm

Ngành 2000 2004 2005 2006

Nông- lâm nghiệp 269.951 289.912 297.319 298.631

Thủy Sản 413 919 971 1.043

Công nghiệp 12.800 40.901 45.124 53.981

Dịch vụ 17.761 32.357 34.154 36.532

Tổng số 300.925 368.917 378.062 390.187

Nguồn: Niên giám thống kê 2006

Qua bảng trên ta thấy, lao động làm việc trong ngành nông- lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là ngành dịch vụ. Tỷ lệ lao động làm trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm và chuyển dần sang các ngành công nghiệp và dịch vụ; nhưng giảm chậm và vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Như vậy, phần lớn lực lượng lao động tập trung ở ngành nông - lâm nghiệp.

Trong đó, ngành điều là nguồn thu nhập và mang lại công ăn việc làm chính cho cả tỉnh. Gần 60% lực lượng lao động và 30% dân số hoạt động trong ngành điều. Chỉ tính riêng năm 2006 số lượng lao động hoạt động trong ngành điều là 223.604 người, trong đó huyện Bù Đăng tỷ lệ dân số hoạt động trong ngành điều là lớn nhất chiếm tỷ lệ khoảng 54% dân số và huyện Lộc Ninh chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, khoảng 5% dân số của toàn huyện.Cụ thể cho từng huyện được thể hiện chi tiết như sau:

Bảng 2.3. Mức phụ thuộc dân số vào ngành Điều theo từng huyện năm 2006.

Huyện Dân số Số người tham

Bù Đăng 115.116 62.395 54 Phước Long 184.483 91.056 49,4 Đồng Phú 79.894 23.815 29,8 Bình Long 142.776 22.975 16,1 TX Đồng Xoài 65.878 9.603 14,6 Chơn Thành 62.329 5.170 8,3 Bù Đốp 50.135 2.905 5,8 Lộc Ninh 113.219 5.685 5,0 Toàn tỉnh 825.550 223.604 27,5

Nguồn: Niên giám thống kê 2006

Như vậy, dân số tỉnh Bình Phước chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp và chủ yếu dựa vào cây điều (có tới 60% lực lượng lao động hoạt động trong ngành điều), tỷ lệ nông thôn còn cao. Tỷ lệ người Kinh chiếm phần lớn nên việc sản xuất và phát triển kinh tế cũng có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và áp dụng chúng vào sản xuất, canh tác điều.

2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế

Từ một nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, sau ngày thành lập Tỉnh đến nay, kinh tế của Tỉnh đã được những thành tựu quan trọng, giữ được tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người tăng cao qua các năm. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2006 đạt 12,31% bình quân GDP/người năm 2000: 242 USD/người/năm đến năm 2006 ước đạt 469 USD/người/năm (tăng 1,93 lần). Trong đó mức tăng GDP trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000-2006 đạt khá cao 13,56%.

Qua 2 biểu 2.1 và 2.2 ta thấy, cơ cấu kinh tế của tỉnh : Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (53% - năm 2006), tiếp đến là dịch vụ 28%, công nghiệp xây dựng chiếm 19%. Như vậy, Bình Phước là một tỉnh nông nghiệp.

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước 2006

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GDP 2006 theo nhóm ngành tính theo giá so sánh 1994.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 25)