Chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ điều

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 46 - 47)

2.2.3.1.Chế biến hạt điều (sản phẩm chính là nhân điều thô xuất khẩu).

Công nghiệp chế biến hạt điều trong tỉnh có mức gia tăng rất cao cả về số lượng cơ sở và công suất thiết kế. Nếu như năm 2002 chỉ có 33 cơ sở với tổng công suất: 25.230 tấn/năm, đến năm 2006 đã tăng lên 71 cơ sở với tổng công suất 130.000tấn hạt/năm; đánh dấu việc hình thành một ngành chế biến nông sản mới ở tỉnh. Các cơ sở chế biến hạt điều đã có mặt tại 7/8 huyện thị trong tỉnh. Do bị áp lực thu mua của các doanh nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ và các địa phương khác, nên một số doanh nghiệp trong tỉnh để đảm bảo nguyên liệu hạt điều chế biến, các nhà máy phải nhập khẩu từ châu Phi, Inđônêxia, Campuchia. Mặt khác, các cơ sở chế biến tranh mua hạt điều tại các địa phương dẫn đến tình trạng gian lận thương mại, đẩy giá hạt điều lên cao, làm cho không ít cơ sở chế biến hạt điều năm 2005 bị thua lỗ.

Trên địa bàn tỉnh chỉ có một đơn vị chế biến dầu vỏ hạt điều. Nhưng công suất đang còn ở mức khiêm tốn.

Chế biến sản phẩm sau nhân điều (nhân điều rang muối, chiên dầu, kẹo, bánh) cũng đang đựơc quan tâm đáng kể. Năm 2006 đã có đến 6 cơ sở chế biến sản phẩm nhân điều ăn liền, bao gồm: nhân điều rang muối, nhân điều gia vị, nhân điều hương tỏi, nhân điều Wasabi, kẹo nhân hạt điều, kẹo nhân hạt điều thập cẩm…. Với tổng công suất thiết kế 9.360 tấn/năm.

Thiết bị lắp đặt tại các cơ sở chế biến hạt điều, chế biến dầu vỏ hạt điều, chế biến sau nhân điều do các cơ sở cơ khí chế tạo trong nước đảm nhận, giá chỉ bằng 1/3 – ¼ so với thiết bị cùng chức năng cũng như công suất nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chính là lợi thế và cũng là lí do tại sao số lượng và công suất thiết kế của các cơ sở công nghiệp chế biến đều tăng nhanh bởi vốn đầu tư thấp.

- Sơ đồ chế biến: (phụ lục 1) 2.2.3.2. Kênh tiêu thụ

Hoạt động thu mua hạt điều theo 3 kênh tiêu thụ như sau:

+ Kênh 1: Nông hộ trồng điều Thương lái mua gom Đại lý thu mua hoặc chủ vựa thu mua hạt điều Doanh nghiệp chế biến hạt điều.

+ Kênh 2: Nông hộ trồng điều Thương lái mua gom Trạm thu mua hạt điều của doanh nghiệp chế biến.

+ Kênh 3: Nông hộ trồng điều Thương lái mua gom Đại lý thu mua Trạm thu mua hạt điều của doanh nghiệp chế biến, quy mô nhỏ tại địa phương, Nhà máy chế biến hạt điều của địa phương khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 46 - 47)