Tác động của những đặc điểm trên tới sự phát triển cây điều của Tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 38)

Với những đặc điểm trên, Bình Phước có những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển cây điều như sau:

2.1.3.1. Thuận lợi

Thứ nhất: Bình Phước nằm trong vùng điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi

cho việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm như: cao su, điều, tiêu, dừa, cà phê, … Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, thời tiết khí hậu đều thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán và phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp trong đó cây trồng chủ lực chính là cây điều. Cụ thể như sau:

+ Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng ĐNB nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật vào loại lớn nhất cả nước, sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp về huy động vốn, nguồn nhân lực tay nghề cao, khoa học kỹ thuật, chế biến và thị trường tiêu thụ…

+ Bình Phước tiếp giáp với vùng cao Tây Nguyên, là đầu nguồn, “mái nhà” của vùng ĐNB và cả khu vực Nam Bộ. Phát triển nông lâm nghiệp tại Bình Phước nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, không chỉ cho Bình Phước mà là cho cả khu vực. Rừng của Bình Phước là rừng đầu nguồn là nơi điều hoà nước của tất cả các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi quan trọng nhất của khu vực: Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng, Phước Hoà… Vì vậy, việc phát triển lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm như điều là vô cùng quan trọng.

+ Với khoảng 240km đường biên giới quốc gia với nước bạn Campuchia sẽ có những khó khăn trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nói riêng với nước bạn.

Thứ hai: Mới được tách tỉnh từ năm 1997, mật độ dân cư là 121 người/ km2, nên dân số chưa gây sức ép lên việc sử dụng đất đai. Điều này có thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp với quy mô lớn.

Bình Phước là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Kinh. Đối với bà con dân tộc thiểu số, việc trồng và chăm sóc điều rất đơn giản. Hầu như người ta không chăm sóc, chỉ trồng để đó đợi đến mùa thu hoạch. Như vậy, điều là cây dễ trồng, dễ chăm sóc mà vẫn đem lại khoản thu nhập tương đối. Đối với người Kinh, việc trồng và chăm sóc cây điều sao cho đem lại lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy mà người ta nói cây điều là “cây của người nghèo”. Do đó mà số lao động làm việc trong ngành điều chiếm tới hơn 60% lao động trong toàn tỉnh. Nhưng số lao động đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của ngành điều trong tỉnh.

Thứ ba: Bình Phước là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp (nông nghiệp chiếm

53% tỷ trọng kinh tế của tỉnh), có cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn định (12,31%). Như vậy, việc phát triển kinh tế trong những năm tới nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Để làm được điều đó thì trước hết phải phát triển vững chắc kinh tế nông nghiệp.

Ngành trồng trọt chiếm 92,3 % giá trị của ngành nông nghiệp. Ngành trồng trọt của tỉnh phát triển mạnh mẽ là do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển những cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. Trong số những cây công nghiệp lâu năm, cây điều và cây cao su luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả và giá trị sản xuất tăng dần qua từng năm. Quy mô diên tích của cây cao su và cây điều chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nhưng như phân tích ở trên, cây điều là cây của người nghèo, được phổ biến rộng rãi hơn cả. Do đó cây điều là cây hứa hẹn hiệu quả đầu tư và phát triển cao.

2.1.3.2. Khó khăn

là tỉnh có vị trí xa hơn cả, xa trung tâm kinh tế lớn như: TP. Hồ Chí Minh, xa bến cảng, xa sân bay… Vì vậy, từ mau đến năm 2010 và 2020 sức hút về đầu tư từ bên ngoài cho phát triển công nghiệp chưa có khả năng tăng cao. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và trở thành một ngành sản xuất hàng hoá thực sự là vấn đề cần được đặt ra và phát triển, đây là hướng đi đúng đắn trước ngưỡng cửa của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn chung, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đều thuận lợi cho việc phát triển cây điều, bên cạnh đó cũng có những khó khăn cần khắc phục để mang lại hiệu quả kinh tế của cây điều cao hơn nữa.

2.2. Khái quát tình hình phát triển cây điều tỉnh Bình Phước 2.2.1. Về bố trí sản xuất cây điều

Bảng 2.7. Diễn biến diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 - 2007

Đơn vị tính:ha

Năm Điều Khoai mì Tiêu Cà phê Lúa Cao su

2000 70.524 18.056 6.465 20.109 15.880 86.961 2001 66.887 17.472 8.246 18.786 14.111 68.904 2002 95.554 25.021 13.707 16.634 15.189 88.327 2003 99.539 24.735 8.932 15.713 15.143 88.738 2004 107.939 24.059 13.441 13.571 15.486 90.641 2005 110.445 24.100 13.441 13.571 15.220 92.841 2006 122.632 22.780 13.530 13.100 15.410 95.840 2007 171.942 21.120 13.330 12.900 15.720 99.340

Lượng tăng/giảm tuyệt đối 101.418 3.064 6.874 -7.209 -160 12.379

Tốc độ tăng bình quân (%/năm)

13,53 2,26 10,89 -6,14 -0,14 1,92

Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (ha)

1065,9 193,6 90,2 -167,7 -163,2 921,1

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước

Trên thực tế hiện nay, diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh diễn biến theo chiều hướng tích cực. Cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh bao gồm: cao su, điều, cà

phê, tiêu, khoai mì, lúa; trong đó điều là cây trồng có diện tích cao nhất là 171.942ha, tiếp đó là cao su: 99.340ha. Tốc độ tăng diện tích cây điều trên địa bàn tỉnh nhìn chung là ổn định, tốc độ tăng bình quân 13,53%/năm, tiếp đến là tốc độ tăng của tiêu là 10,89%, khoai mì 2,86%/năm, cao su 1,92, cà phê và lúa giảm -6,14 và 0,14%/năm. Như vậy cây điều là cây trồng chủ lực của kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Phước, cứ 1% tốc độ tăng trưởng tương ứng là 1065,9ha diện tích cây điều tăng hàng năm.

Qua bảng trên (bảng 2.7) ta thấy cây điều là cây có tốc độ tăng về diện tích cao và ổn định, tiếp đến là cây cao su, tiêu. Cây tiêu là cây có tốc độ tăng mạnh hơn cây cao su, nhưng diện tích của tiêu còn thấp, cho nên giá trị của 1% tốc độ tăng của tiêu nhỏ hơn cao su.

Bình Phước có diện tích đất bazan khá lớn, loại đất này rất thích hợp trồng với cây cà phê, điều, cao su… nhưng như đã phân tích ở phần trên (phần 2.1.1), nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế do đó việc lựa chọn cây trồng sao cho thích hợp với điều kiện khô hạn là tối ưu. Với đặc tính không cần nhiều nước như cây cà phê; cây điều và cao su là hai cây trồng được lựa chọn của các nông hộ nơi đây. Mặt khác, thời gian KTCB của cây điều không dài (3 năm) so với cây cao su (6 năm), nên cây điều chiếm ưu thế hơn.

Qua đây ta cũng thấy được thế mạnh của điều trong nền kinh tế của tỉnh; cần có sự đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa từ các ban ngành liên quan.

Để thấy rõ hơn về bố trí sản xuất cây điều theo từng khu vực huyện thị xã ta xem qua bảng sau:

Bảng 2.8. Diễn biến diện tích điều cho thu hoạch từ năm 2000-2006. Đơn vị tính:ha TT Nội dung 2000 2003 2004 2005 2006 2006- 2000 tốc độ tăng BQ (%/năm) 1 TX. Đồng Xoài 1305 3457 3594 4234 4469 3164 22.77 2 H. Đồng Phú 4098 10642 12145 10844 10844 6746 17.61 3 Phước Long 18400 31608 35333 39096 44162 25762 15.71 4 Lộc Ninh 2504 2541 2416 2644 3290 786 4.66 5 Bù Đốp 1200 902 962 1258 1504 304 3.84 6 Bù Đăng 12435 19801 24579 27858 30753 18138 16.29 7 Bình Long 5810 5271 5297 5430 6352 542 1.50 8 Chơn Thành 2281 2215 1989 1707 1967 -314 -2.44 Toàn Tỉnh 48033 76437 86315 93071 103341 55308 13.62

Nguồn:Niên giám thống kê năm 2006 tỉnh Bình Phước

Diễn biến diện tích điều ở các huyện tăng mạnh và khá ổn định, giai đoạn 2000 – 2006 , trung bình 13,26%./năm.

Đối với diện tích cho thu hoạch có 1 huyện thị giảm đó là huyện Chơn Thành (giảm 2,44%/năm). Song các huyện thị còn lại đều tăng diện tích ở mức khá cao như: Đồng Xoài: 22,77%/năm, Đồng Phú 17,61%/năm, Bù Đăng 16,29%/năm, Phước Long: 15,71%/năm.

Nguyên nhân giảm diện tích điều cho thu hoạch chủ yếu là do người dân cải tạo vườn điều già cỗi, cho năng suất thấp, mặt khác do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một phần diện tích chuyển sang trồng cao su và công nghiệp.

Phước Long là huyện có diện tích điều cho thu hoạch lớn nhất tỉnh, sau đó đến Bù Đăng, kế đến là Đồng Phú; đây là những địa bàn có điều kiện về thời tiết, khí hậu, đất đai phù hợp nhất đối với trồng điều. Còn hai huyện Bù Đốp và Lộc Ninh là hai huyện có khí hậu lạnh hơn so với địa bàn tỉnh cho nên diện tích cây điều ở đây còn khiêm tốn.

đến 2006 vẫn tăng, tăng bình quân 13,26%/năm.

Cây điều nguyên sản ở vùng bán khô hạn ven biển Đông Bắc Brazin, có khả năng thích nghi khá rộng, chịu được hạn, ít kén đất, nên sau một thời gian trồng tỉnh Bình Phước đã có diện tích: 181.632,38ha. Trong đó nghiên cứu diện tích điều phân theo đơn vị hành chính như sau:

Điều đựơc trồng ở tất cả 8/8 huyện, thị của tỉnh Bình Phước; trong đó, ít nhất là huyện Chơn Thành: 2.467,27 ha và nhiều nhất là huyện Bù Đăng: 82.564,7ha, kế tiếp là huyện Phước Long: 57.243ha, huyện Đồng Phú: 12.686ha ….

Số huyện, thị xã có diện tích trồng điều ≥ 10.000ha là: 3. Số lượng xã (thị trấn) có trồng điều với diện tích ≥ 300ha là: 68 xã.

Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Diện tích điều phân theo đơn vị hành chính (Kể cả diện tích trồng ở đất lâm phần)

STT Nội dung Diện tích trồng năm 2006 (ha)

1 Thị xã Đồng Xoài 5893,20 2 Huyện Bình Long 9.542,26 3 Huyện Bù Đăng 82.579,20 4 Huyện Bù Đốp 3.235,00 5 Huyện Lộc Ninh 7.985,50 6 Huyện Đồng Phú 12.686,65

7 Huyện Phước Long 57.243,00

8 Huyện Chơn Thành 2.467,27

Toàn tỉnh 181.632,38

Nguồn: Sở NN &PTNT tỉnh Bình Phước

Trên đây (bảng 2.9) là diện tích trồng điều có tính cả diện tích trồng trên đất lâm phần. Đất lâm phần là đất lâm nghiệp (đất rừng) bị phá bỏ chuyển sang trồng cây khác, trong đó có cây điều. Diện tích cây trồng được canh tác trên đất lâm phần này không ổn định, có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, không được công nhận chính thức. Do đó, theo thống kê hàng năm để theo dõi tình hình biến động diện tích, năng suất, sản lượng của Sở NN & PTNT không thống kê diện tích điều trồng trên đất lâm phần. Vì vậy có sự khác nhau giữa số liệu của bảng 2.9 và bảng 2.7.

trong tỉnh. Song nơi trồng điều có diện tích lớn nhất lại là 2 huyện: Bù Đăng và Phước Long với tổng diện tích là 139.807,7ha chiếm 77% diện tích toàn tỉnh. Đây chính là vùng sản xuất hạt điều nguyên liệu lớn nhất cung cấp cho các cơ sở chế biến điều xuất khẩu.

2.2.2. Kết quả sản xuất cây điều

Bảng2.10. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng điều từ năm 1997-2007. Năm Tổng diện tích (ha) Diện tích cho thu hoạch (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

1997 63.620 48855 0.23 10.594 1998 62.538 52582 0.25 13.213 1999 64.830 50.371 0,19 9.570 2000 70.524 48.033 0,40 19.214 2001 69.887 50.888 0,381 19.396 2002 95.554 68.647 0,902 61.919 2003 99.539 76.437 0,903 69.032 2004 107.939 86.315 1,137 98.134 2005 116.445 93.017 1,236 114.985 2006 122.632 103.340 1,065 110.053 2007 171.942 121.267 1,283 155.623 Tốc độ tăng bình quân (%/năm) 11,64 10,63 21,05 34,79 2002/1997 10,7 8,87 40,7 2007/2002 15,7 15,28 9,2

Nguồn: Số liệu tích luỹ Sở NN & PTNT Bình Phước

Nhìn chung diện tích điều toàn tỉnh tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân diện tích điều trên toàn tỉnh trong giai đoạn 1997-2007 là 11,64%. Diện tích điều cho thu hoạch cũng tăng với tốc độ bình quân là 10,63%/năm. Trong giai đoạn đầu khi tỉnh mới được tách, diện tích cây trồng còn khá khiêm tốn, tốc độ tăng về diện tích từ năm 1997 đến 2002 là 10,07%/năm; nhưng đến những năm gần đây, do nhận thức của người dân về giá trị của cây điều, nên diện tích cây điều tăng mạnh, trong giai đoạn năm 2002-2007, tốc độ tăng bình quân là 15,7%/năm. Tương ứng, là sự tăng lên của diện tích điều cho thu hoạch, tốc độ tăng bình quân chung trong 10 năm qua là 10,63%/năm, một con số đáng nể. Trong những năm từ 2002 đến 2007,

diện tích điều cho thu hoạch tăng 15,28%/năm, cao hơn tốc độ tăng từ những năm đầu thành lập tỉnh là 8,87%/năm.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, giá trị của cây điều cũng tăng theo, nhận thức của người dân về cây trồng mang lại giá trị cao này sâu rộng hơn. Giá trị kinh tế mà cây điều mang lại là nguyên nhân khích thích đầu tư của bà con nông dân vào cây trồng này. Hơn nữa sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ đã góp phần nâng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chế biến từ điều, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với sự hỗ trợ của kỹ thuật khuyến nông, việc trồng, chăm sóc cây điều đúng kỹ thuật đã góp phần làm tăng năng suất cây điều, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 21,05%. Năng suất cây trồng tăng, diện tích tăng dẫn đến sản lượng tăng, sản lượng tăng từ 10.954 tấn năm 1997 lên đến 155.623 tấn năm 2007 với tốc độ tăng bình quân là 3,79%/ năm.

Bảng 2.11: Diễn biến năng suất điều theo các huyện thị 2000-2006.

Đơn vị tính: tấn/ha

TT Nội dung 2000 2003 2004 2005 2006 tốc độ tăng bình

quân (%/năm) 1 Thị xã Đồng Xoài 0,51 0,72 0,72 0,77 0,88 9,52 2 Đồng Phú 0,53 0,93 0,91 0,99 0,93 9,82 3 Phước Long 0,40 0,94 1,27 1,25 0,69 18,18 4 Lộc Ninh 0,28 0,36 0,86 1,35 0,70 23,22 5 Bù Đốp 0,34 0,73 0,76 0,76 0,65 19,50 6 Bù Đăng 0,32 0,92 1,23 1,37 0,77 22,66 7 Bình Long 0,49 1,00 0,94 1,38 0,49 12,25 8 Chơn Thành 0,54 0,90 0,90 1,05 0,47 11,00 Toàn tỉnh 0,43 0,81 0,95 1,12 0,64 16,49

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Phước 2006

Năng suất điều bình quân toàn tỉnh 2000-2006 tăng từ 0,43tấn/ha lên đến 1,065 tấn /ha (gấp 2,48lần), tốc độ tăng bình quân là: 16,49%/năm.

suất bình quân thế giới và gấp 1,05 lần năng suất bình quân của cả nước). Yếu tố làm tăng năng suất chủ yếu là người trồng điều có ý thức được việc tăng áp dụng kỹ thuật chăm sóc điều theo quy trình kỹ thuật, có sự đầu tư hơn vào việc chăm sóc điều.

2.2.3. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ điều

2.2.3.1.Chế biến hạt điều (sản phẩm chính là nhân điều thô xuất khẩu).

Công nghiệp chế biến hạt điều trong tỉnh có mức gia tăng rất cao cả về số lượng cơ sở và công suất thiết kế. Nếu như năm 2002 chỉ có 33 cơ sở với tổng công suất: 25.230 tấn/năm, đến năm 2006 đã tăng lên 71 cơ sở với tổng công suất 130.000tấn hạt/năm; đánh dấu việc hình thành một ngành chế biến nông sản mới ở tỉnh. Các cơ sở chế biến hạt điều đã có mặt tại 7/8 huyện thị trong tỉnh. Do bị áp lực thu mua của các doanh nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ và các địa phương khác,

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w