Tình hình sử dụng vốn vay để phát triển cây điều

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 55 - 56)

Hiện nay, diện tích trồng điều của tỉnh Bình Phước lên tới 191.482 ha, trong đó diện tích điều cho thu hoạch là 121.267ha (chiếm 63,3%). Nhu cầu sử dụng vốn vào đầu tư phát triển cây điều là rất lớn. Đối với điều cho thu hoạch, chi phí đầu tư cho 1ha điều mỗi năm là hơn 6 triệu đồng; chi phí đầu tư trồng mới + KTCB là: 5,8 triệu đồng (Theo định mức khoa học của Sở NN&PTNT tỉnh Bình phước). Đối với ngân hàng, do giai đoạn trồng mới + KTCB kéo dài tới 4 năm. Đây lại là giai đoạn mang tính rủi ro cao nên ngân hàng ít cho vay vốn đối với các đối tượng này. Do đó ngân hàng chủ yếu cho vay vốn đối với các nông hộ có vườn điều đã cho thu hoạch, tức là điều từ năm thứ 4 trở lên.

Qua kết quả điều tra ta đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn vay: * Về mục đích sử dụng vốn:

Tỷ lệ số hộ sử dụng đúng mục đích: hầu như số hộ sử dụng vốn vay của ngân hàng Sacombank đều sử dụng đúng mục đích. Hầu hết các hộ sử dụng vốn vay để

đầu tư chăm sóc điều. Cây điều cho thu hoạch được chăm sóc 2 lần / năm, thường vào thời điểm điều đang ra hoa, chuẩn bị cho thu hoạch, và sau khi thu hoạch. Ở giai đoạn trước khi điều cho thu hoạch, yêu cầu phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cây: phân bón (đạm, lân, kali...), thuốc xịt cỏ, thuốc kích thích ra hoa, thuốc đậu trái. Mặc dù cây điều được gọi là cây của người nghèo, nhưng cũng cần chăm sóc kỹ lưỡng để có được vụ mùa bội thu. Lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật yêu cầu được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cây để đạt kết quả cao nhất.

Qua kết quả điều tra có tới 80% số hộ sử dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật sau khi vay vốn. Đối với những hộ có diện tích vườn điều nhỏ, thường kết hợp với chăn nuôi, chủ yếu là nuôi bò và nuôi heo. Hàng năm nguồn thu nhập từ chăn nuôi cũng đóng góp khoảng từ 15-20 triệu đồng vào thu nhập gia đình.

* Tình hình chung về các kết quả đạt được

Nhìn chung, việc sử dụng nguồn vốn vay của các hộ nông dân khá hiệu quả, Đã có tới 30% số hộ sau khi sử dụng nguồn vốn vay đã mở rộng thêm được diện tích trồng điều , trong đó có 10% là trồng mới vườn điều, cải tạo vườn điều già cỗi; tốc độ tăng diện tích khoảng 12%. Năng suất đã tăng lên rõ rệt, năng suất bình quân năm 2007 là 2,084 tấn/ ha tăng 28,5% so với năm 2005 và 30,4% so với năm 2004. Sản lượng năm 2007 tăng 34% so với năm 2005. Cuộc sống của người dân trồng điều cũng được cải thiện. Do điều kiện thời tiết trong những năm gần đây có những thay đổi bất lợi cho người trồng điều, thường có mưa vào dịp điều đang ra hoa, nên có ảnh hưởng tới năng suất điều. Vì thế cây điều vẫn chưa đạt tới mức hiệu quả cao nhât.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Bình Phước đối với việc phát triển cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Trang 55 - 56)