Giải pháp 5: Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 100 - 108)

a. Căn cứ đề xuất giải pháp

Trình độ, ý thức, trách nhiệm và khả năng làm việc của CBCBV trong ngành điện không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của đơn vị mình mà còn ảnh hưởng đến toàn

ngành và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Chính vì vậy việc đào tạo và phát triển hoàn thiện nguồn nhân lực phải được quan tâm phát triển. Đây chính là chiến lược trong dài hạn của doanh nghiệp vì con người chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty còn chưa gọn nhẹ, năng suất lao động chưa cao là một trong những đơn vị có chỉ tiêu quản lý khách hàng/CBCNV thấp của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; công tác dịch vụ khách hàng, cải tiến và hoàn thiện các thủ tục cấp điện còn hạn chế.

Để có được đội ngũ CBCNV đảm bảo cho sự phát triển, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương cần thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực và đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Công ty phải căn cứ vào nhu cầu lao động trong những năm tiếp theo để có kế hoạch tuyển dụng người sao cho đủ số lượng và chất lượng cần thiết để đảm bảo công tác kinh doanh của Công ty hoạt động được tốt hơn. Không để tình trạng thiếu lao động ảnh hưởng đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

b. Nội dung của giải pháp

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương cần rà soát, củng cố đội ngũ CBCNV hiện tại, tập trung giải quyết các tồn tại yếu kém trong các mặt công tác, thống nhất thực hiện chức năng nhiệm vụ, phương thức hành động, kiện toàn bộ máy tổ chức cho phù hợp tình hình mới. Đó là yêu cầu mà mỗi một cán bộ quản lý kinh doanh và mỗi lao động trong Công ty phải tự rèn luyện, học tập, phải tự nâng cao năng lực của mình cộng với đào tạo, bồi dưỡng định kỳ hàng năm về chiều rộng kiến thức kỹ thuật, kinh tế và đạo đức nhằm mục đích xây dựng Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, xây dựng ngành điện ngày càng phát triển lớn mạnh với những con người lao động lành nghề, tâm huyết và trong sáng.

Thực hiện các nội dung đào tạo:

- Đào tạo lý luận chính trị các lớp trung và cao cấp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với sự tồn tại phát triển của Công ty theo quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước.

- Đào tạo đại học và sau đại học kỹ thuật (Đại học khoảng 120 người, sau đại học 60 người), nâng cao trình độ chuyên môn từ chính lực lượng lao động của đơn vị, tự bổ xung lao động có trình độ đại học và trên đại học từ chính người lao động của Công ty. Loại hình đào tạo này đáp ứng yêu cầu của ngành nghề mà chính Công ty cần.

- Đào tạo nghiệp vụ theo các chuyên đề: đây là loại hình đào tạo ngắn hạn theo một nội dung nhất định nhằm bổ xung cặp nhật các thông tin mới liên quan đến nhiệm vụ SXKD và phục vụ ngay cho sản xuất, phù hợp với công nghệ áp dụng vào công tác quản lý và công tác SXKD (khoảng 30 lớp/năm với tổng số lượt người tham gia khoảng 1200 lượt người).

- Đào tạo công tác quản lý: gồm quản lý kinh tế, quản lý nhà nước. Đây là đội ngũ cán bộ trong diện phát triển để liên tục đủ lực lượng bổ xung cán bộ quản lý các cấp của Công ty (Số lượng người đào tạo khoảng 130 người chia ra từng năm). Nhằm bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức quản lý kinh tế phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

- Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ doanh nghiệp, quá trình này song song với quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ quản lý, lực lượng này hạn chế về lý thuyết, song họ lại có đôi bàn tay giỏi nghề nhằm giải quyết các lĩnh vực thực tiễn trong sản xuất, xử lý các hư hỏng của thiết bị nhanh, chính xác (số lượng khoảng 140 người được đào tạo trong thời gian 5 năm chiếm khoảng 10% trong tổng số lao động của Công ty ).

Bên cạnh các loại hình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trên còn cần có một cơ chế tiền lương, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt các chỉ tiêu, từ đó khuyến khích họ làm việc có tinh thần trách nhiệm cao hơn và phải có khung hình phạt rõ ràng thì mới có thể thắt chặt kỷ luật lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong toàn Công ty.

Về bộ máy tổ chức, cần có sự phân cấp rõ ràng từ trên xuống dưới, đúng người đúng việc, phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn để phát huy năng lực tối đa của người lao động, có sự kết hợp với nhau để hỗ trợ nhau trong công việc. Công ty

cần thường xuyên nâng cao và nghiêm túc thực hiện kiểm tra định kỳ tay nghề đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công vận hanh, vì đây là những người trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị nên họ quyết định năng suất của máy móc và hiệu quả sử dụng vốn cố định. Về đội ngũ làm công tác kế toán, cần có nhóm chuyên thực hiên phân tích tài chính, thực hiện đều đặn theo quý và theo yêu cầu của Công ty. Thực hiện phân tích cụ thể, chi tiết hơn để kịp thời phát hiện ra những rủi ro tiềm tàng.

c. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Để thực hiện được các giải pháp về nguồn nhân lực trên, bản thân Công ty phải đầu tư thời gian, kinh phí cho các lớp đào tạo, với thời gian 5 năm từ 2015 - 2020, kinh phí đầu tư cho đào tạo trên 3,8 tỉ đồng trong đó Công ty hỗ trợ kinh phí là chủ yếu, bản thân CBCNV được tham gia đào tạo cũng phải tự đóng góp một phần kinh phí trên tinh thần Công ty và người lao động cùng chung sức, chung lòng vì sự phát triển của Công ty trong đó có bản thân. Như vậy sẽ gắn bó trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp và ngược lại gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động. Quá trình này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp liên tục phát triển.

d. Dự kiến kết quả mà giải pháp mang lại

Dự kiến 5 năm sau khi áp dụng các giải pháp về nguồn lực thì Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương khi đó sẽ có có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, năng động và toàn diện đáp ứng được yêu cầu SXKD ở mức độ cao. Với nội dung và kế hoạch đào tạo trên sau 5 năm đội ngũ CBCNV từ tổ trưởng trở lên đều có trình độ tối thiểu là đại học, 100% cán bộ quản lý và cán bộ kế cận có trình độ quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

Kết luận chương 3

Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế công tác kinh doanh điện của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương trên cơ sở thực tiễn và lý luận, những tồn tại cần củng cố để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tác giả đã đưa ra một số giải pháp khả thi để giúp cho Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương hoàn thiện phát triển. Các giải pháp đưa ra đều dựa trên những căn cứ xác đáng và nội dung cụ thể, rõ dàng, có nêu ra điều kiện thực hiện và dự tính hiệu quả mang lại thể hiện được tính khả thi của giải pháp.

Trong một thời gian không dài, với nguồn số liệu chưa thật sự đầy đủ, các giải pháp được tác giả đề xuất trên không tránh khỏi những khiếm khuyết, nếu như được nghiên cứu với một số liệu đầy đủ hơn và có những thông tin chính xác hơn thì chắc chắn là những giải pháp đưa ra sẽ còn hiệu quả hơn nữa. Vì vậy khi đơn vị áp dụng các giải pháp này thì đề nghị đơn vị nên cập nhật bổ sung thêm những thông tin để cho các giải pháp trên sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Những giải pháp này được áp dụng trên cơ sở đồng bộ chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thời điểm hiện tại cũng như trong giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hiệu quả kinh doanh vốn là một điều mà tất cả các doanh nghiệp đều phải phấn đấu thực hiện đặc biệt trong trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Lĩnh vực kinh doanh điện năng là một ngành kinh doanh đặc thù cho nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong kinh doanh điện có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của các ngành trong nền kinh tế mà còn đối với bản thân doanh nghiệp. Xuất phát từ điều đó tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn cao học “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương”.

Thông qua quá trình nghiên cứ thì luân văn đã giải quyết được những vấn đề khoa học sau đây:

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh điện nói riêng.

- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh điện và ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh điện của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương giai đoạn 2010 đến năm 2014.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh điện của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.

Do kinh nghiệm chưa nhiều và với kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi có những khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để cho đề tài của tác giả được hoàn thiện hơn, có tính thực tiễn cao hơn.

2. Kiến nghị

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để ngành điện nói chung và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương nói riêng phát triển bền vững, đảm bảo cung cấp và đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện của đơn vị tác giả có một số kiến nghị:

Đối với Nhà nước

- Đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng không buông lỏng quản lý, không can thiệp sâu vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đơn giản hóa, minh bạch hóa và ban hành quy trình rõ ràng về các thủ tục hành chính. Cấu trúc lại bộ máy hành chính, nâng cao trình độ chất lượng của bộ máy công chức. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, có chế tài đủ mạnh đối với cán bộ hành chính nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến doanh nghiệp để hạn chế tệ nhũng nhiễu, làm phiền, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh đúng pháp luật của doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện nghiêm luật Cạnh tranh, từng bước hoàn thiện chính sách cạnh tranh phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam để thị trường điện cạnh tranh hình thành và phát triển.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp như chính sách tín dụng, chính sách tài chính, chính sách thương mại, chính sách khoa học công nghệ, chính sách đầu tư, giáo dục và đào tạo… để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh. Đối với ngành điện cần có chính sách giá điện hợp lý trong đó quy định biểu giá bán lẻ, khung giá bán lẻ, giá trần sinh hoạt điện nông thôn, cơ chế và điều kiện bù giá áp dụng cho từng vùng, từng khu vực phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường điện cạnh tranh.

Đối với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

- Cấp đủ vốn để đơn vị thực hiện đầu tư mới cũng như bảo dưỡng các công trình nguồn điện, lưới điện nhằm đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và an toàn cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của phụ tải.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển. - Xây dựng các trung tâm chăm sóc khách hàng theo hướng hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Đối với tỉnh Hải Dương

- Sớm hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh hải Dương giai đoạn 2016 - 2020 xét đến 2025 để Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương có căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh.

- Làm tốt công tác quy hoạch trong đó có quy hoạch cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và cho PCHD thực hiện quy hoạch lưới điện trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt các nội dung của Luật Điện lực và những văn bản liên quan đến hoạt động điện lực, đặc biệt về công tác đảm bảo HLATLĐCA, tránh sự cố lưới điện làm thiệt hại về người và tài sản do vi phạm HLATLĐCA, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để ĐHY nhanh chóng triển khai thi công công trình đầu tư, cải tạo lưới điện.

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với PCHD làm tốt công tác tuyên truyền ý thức tiết kiệm điện, ban hành quy chế phối hợp giữa PCHD và các sở, ban, ngành liên quan trong việc xử lý những hiện tượng tiêu cực trong cung ứng và sử dụng điện.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp.

nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế công nghiệp mỏ, trường Đại học Mỏ Địa chất;

2. Ngô Thế Bính (2007), Bài giảng phân tích kinh tế dự án đầu tư, bài giảng dùng cho cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế công nghiệp mỏ, trường Đại học Mỏ Địa chất;

3. Chính Phủ (2011), Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030;

4. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (2010 - 2014), Báo cáo công tác SXKD và mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch SXKD 2010 - 2014, Hải Dương; 5. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (2010 - 2014), Báo cáo tài chính

hợp nhất 2010 - 2014, Hải Dương;

6. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (2010-2014), Kế hoạch SXKD của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương năm 2010 - 2014;

7. Bùi Đức Tuân (2007), Giáo trình “Kế hoạch kinh doanh”, Khoa kế hoạch và phát triển, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội;

8. Đỗ Hữu Tùng (2001) Giáo trình quản trị tài chính, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh , trường Đại học Mỏ Địa chất;

9. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2010-2014), Tạp chí Thông tin kinh tế kỹ thuật Điện của trung tâm thông tin;

10. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2014), Tạp chí quản lý ngành điện của trung tâm Thông tin;

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w