Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương với nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh điện năng, cung ứng điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn Tỉnh Hải Dương. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương phụ thuộc nhiều vào xu thế chung của tình hình phát triển kinh tế chính trị, xã hội của cả nước nói chung và của Tỉnh nói riêng. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh điện năng của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương luôn phát triển cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng tất cả các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng qua các năm. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương qua các năm thể hiện trong bảng Bảng 2.5:
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2010-2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Điện nhận Triệu kWh 2.318,544 2.652,698 2.882,808 3.264,823 3.759,744 Điện thương phẩm Triệu kWh 2.153,857 2.472,373 2.687,260 3.040,324 3.539,056 Tỷ lệ tổn thất điện
năng % 7,10 6,54 6,14 5,83 5,11
D/Thu đồngTỷ 2.022,389 2.744,250 3.352,220 4.150,972 4.979,305 Thu tiền điện đồngTỷ 2.021,048 2.749,921 3.345,143 4.151,461 4.990,760 Nộp tiền điện Tỷ
đồng 1.882,025 2.434,265 3.352,513 3.918,106 4.736,158 Giá bán điện BQ Đ/kwh 935,56 1.107,59 1.244,71 1.361,7 1.404,48
Tổng số KH Khách hàng 387.279 427.976 481.263 492.162 503.109 (Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương,2014)
a. Sản lượng điện thương phẩm:
Sản lượng điện thương phẩm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh điện năng, Hình 2.6 thể hiện sản lượng điện thương phẩm của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương giai đoạn 2010 - 2014.
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương,2014)
Hình 2.6: Sản lượng điện thương phẩm 2010-2014.
Bảng 2.6. Thành phần điện năng thương phẩm giai đoạn 2010 - 2014
(Đơn vị: triệu kWh)
Thành phần Sản lượng điện năng thương phẩm Tỷ lệ tăng 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng điện thương phẩm PCHD 2.153,92.472,4 2.687,3 3.040,3 3.539,1 13.3 1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 38.3 44.03 42.4 45.7 43.8 3.8
Tỷ trọng (%) 1.78 1.78 1.58 1.50 1.24
2. Công nghiệp xây dựng 1,505.21,747.21,883.002,188.202,508.6 13.7 Tỷ trọng (%) 69.88 70.67 70.07 69.80 70.88 3. Thương nghiệp, K.sạn, nhà hàng 17.3 21.1 26.6 33.7 40.8 23.9 Tỷ trọng (%) 0.80 0.85 0.99 1.11 1.15 4. Quản lý tiêu dùng 566.6 629.22 697.1 729 896.6 12.6 Tỷ trọng (%) 26.31 25.45 25.94 25.13 25.33 5. Hoạt động khác 26.6 33.9 38.20 43.70 47.3 15.7 Tỷ trọng (%) 1.23 1.37 1.42 1.44 1.34
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương,2014)
Qua số liệu ở bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng sản lượng điện năng của các thành phần kinh tế so với tổng sản lượng điện thương phẩm toàn Công ty như sau:
- Công nghiệp xây dựng chiếm 70,7%; - Quản lý tiêu dùng chiếm 25,4%;
- Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng chiếm 0,98%; - Hoạt động khác chiếm 1,36% ;
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,58%;
Sản lượng điện thương phẩm tăng qua các năm với tốc độ bình quân 13,3% trong đó: Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng có mức tăng trưởng bình quân cao nhất là 23,9%; Hoạt động khác tăng 15,7%; Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,8%; Quản lý tiêu dùng tăng 12,6%. Công nghiệp - xây dựng tăng (13,7% ) so với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn Công ty là 13,3%, song bên cạnh đó Ngành công nghiệp - xây dựng với những ngành sản xuất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng như: Nhà máy xi măng, sắt, thép,… vẫn là thành phần kinh tế chủ lực với số lượng hợp đồng lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng điện năng của cả tỉnh. Năm 2012 sản lượng điện của ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng thấp nhất trong các năm 2010-2014, chỉ tăng trưởng 7,8% so với năm trước đạt tỷ trọng 70% là do suy thoái kinh tế, các ngành sản xuất xi măng, săt, thép sản xuất cầm chừng.
- Ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hang + Quản lý tiêu dùng mức tiêu thụ điện năng tăng trưởng bằng nhau, chủ yếu tập trung vào khối dịch vụ bưu điện, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, khách sạn,... Năm 2014, lượng điện năng tiêu thụ điện của 2 ngành này tăng mạnh. Thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 20,35%, Quản lý tiêu dùng tăng 13%. Hai ngành nghề này chiếm hơn 26,7% tỷ trọng điện thương phẩm toàn tỉnh.
- Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có lượng điện năng tiêu thụ tăng bình quân 3,8% là do từ đầu năm 2010 đến 2011 Công ty Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương tiếp nhận toàn bộ lưới điện nông thôn. Đến nay điện năng cung cấp cho khu vực này chiếm hơn 1,58% tổng điện thương phẩm của cả tỉnh.
- Hoạt động khác có lượng điện năng tiêu thụ tăng mạnh 15,7%, nhưng tỷ trọng của thành phần này chỉ chiếm 1,36% tổng điện thương phẩm của cả tỉnh.
b. Tỷ lệ tổn thất điện năng:
Qua báo cáo kết quả SXKD các năm 2010 - 2014 của phòng kinh doanh điện năng ta thấy tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương như sau:
Bảng 2.7: Tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương giai đoạn 2010 - 2014
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Kế hoạch 7,2% 6,7% 6,3% 6% 5,5%
Thực hiện 7,1% 6,54% 6,14% 5,83% 5,11%
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, 2014)
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương là kinh doanh điện năng. Vì vậy chỉ tiêu tổn thất điện năng là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Công ty Điện lực nói chung và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương nói riêng. Nhận thức được điều này nên những năm qua Công ty đã không ngừng nổ lực phấn đấu, áp dụng rất nhiều biện pháp, không ngừng cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, cải tạo nâng cấp, xây dựng mới lưới điện, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao hiệu quả của công tác giảm tổn thất điện năng
Từ chỗ xác định được nhiệm vụ quan trọng như vậy, trong những năm qua Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương đã luôn phấn đấu hoàn thành kế hoạch Tổng Công ty giao.
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương,2014)
Hình 2.7: Đồ thị tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương giai đoạn 2010 - 2014
c. Giá bán điện bình quân:
Hải Dương với đặc thù là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển kinh tế phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương), tỉnh có cả khu vực đồng bằng và trung du có đầy đủ các thành phần kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, tiêu dùng, nông thôn…
Công nghiệp xây dựng chiếm 70,7%; Quản lý tiêu dùng chiếm 25,6%; Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng chiếm 0,98%; Hoạt động khác chiếm 1,36%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,58% so với tổng sản lượng điện năng của toàn Công ty. Vì vậy, giá bán bình quân trên địa là cao trong toàn Tổng Công ty.
Bảng 2.8: Giá bán điện bình quân của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương giai đoạn 2010 - 2014
(Đơn vị tính: đồng)
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Kế hoạch 935,5 1.104,3 1.240,1 1.354,5 1.403,13 Thực hiện 935,56 1.107,59 1.244,71 1.361,7 1.404,48
(Nguồn: Phòng kinh doanh điện năng-Công ty TNHH MTV ĐL Hải Dương,2014)
năm 2010 tăng lên 1.107,59 đồng/kWh năm 2011; 1.244,71 đồng/kWh năm 2012; 1.361,7 đồng /kWh năm 2013 và 1.404,48 đồng/kWh năm 2014. Giá bán điện thống nhất trong cả nước do Bộ Công thương quy định, Công ty luôn kiểm tra, theo sát khách hàng để áp giá, bóc tách giá chính xác nên chỉ tiêu này Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương thực hiện rất tốt. Mặt khác trong những năm qua do Nhà nước tăng giá điện nên giá bán điện bình quân cũng tăng trưởng theo.
(Đơn vị: đồng)
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương,2014)
Hình 2.8: Đồ thị mức tăng trưởng giá điện bình quân giai đoạn 2010 - 2014
Giá bán điện bình quân phụ thuộc vào sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn nên bán đúng giá, đúng đối tượng và đúng mục đích sử dụng điện cùng nhiều biện pháp khác nữa, chắc chắn mặt bằng giá bán điện bình quân sẽ còn tiếp tục được tăng cao.