Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 78)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được đáng khích lệ thì công tác kinh doanh điện năng của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

* Về tổn thất điện năng:

- Tồn tại: Chỉ tiêu về tổn thất điện năng của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương tuy có xu hướng giảm những vẫn chưa thực sự ổn định và vẫn ở mức cao, nó là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh điện năng cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Gây nên tình trạng tổn thất điện năng cao gồm các nguyên nhân:

+ Do lưới điện được xây dựng từ lâu hiện đã cũ nát, chưa được đầu tư cải tạo, bán kính cấp điện quá lớn, không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây nên thất thoát điện trong quá trình truyền tải.

+ Do một số thiết bị trên lưới điện vận hành lâu ngày, chất lượng không đảm bảo, thường xuyên xảy ra hỏng hóc, chết cháy ở các trạm biến áp, đường dây tải điện (Dây dẫn, cách điện, thiết bị chống sét, máy biến áp, các thiết bị đo đếm,...).

+ Việc kiểm tra và thay thế công tơ, thiết bị đo đếm sự cố chưa kịp thời đặc biệt là những xã mới tiếp nhận bán điện, vùng xa, vùng nông thôn dẫn đến tổn thất cao.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là kiểm tra chống lấy cắp điện chưa được thực hiện tốt. Nên hiện tượng đối phó tình hình thường xuyên diễn ra ở một số nơi trong đơn vị.

* Về công tác tiết kiệm chi phí trong SXKD:

- Tồn tại: Trong những năm qua, tình trạng chi phí trong sản xuất kinh doanh còn cao, sử dụng lãng phí tài sản công vẫn còn tồn tại, Công ty chưa có biện pháp tuyên truyền, cơ chế thưởng phạt rõ ràng và triệt để cho nên tình trạng này xẩy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Gây nên tình trạng lãng phí tại một số công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty được xác định do một số nguyên nhân sau:

+ Chưa xây dựng được đầy đủ các quy định cũng như công tác tổ chức việc thực hiện tiết kiệm chi phí còn chưa tốt.

+ Công tác quản lý các phương tiện vận tải, quản lý chi phí sửa chữa tài sản cố định chưa chặt chẽ.

+ Các chi phí thường xuyên trong sản xuất chưa được các đơn vị quản lý có hiệu quả (chi phí sử dụng điện tự dùng, nước sinh hoạt, điện thoại,...)

* Về các nghiệp vụ kinh doanh và giá bán điện bình quân

Tồn tại:

Thời gian cấp điện cho các khách hàng mới còn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn khách hàng than phiền về trình tự, thủ tục cấp điện phức tạp, gây mất nhiều

thời gian. Giá bán điện bình quân của Công ty còn ở mức thấp trong các đơn vị trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Tình trạng áp giá bán điện ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh vẫn chưa chính xác đặc biệt là các khách hàng mua điện qua công tơ tổng làm ảnh hưởng đến giá bán điện bình quân của toàn Công ty; Công tác kiểm tra sử dụng điện khách hàng chưa tốt nên tổn thất thương mại còn lớn, vẫn còn tình trạng lấy cắp điện xẩy ra.

Nguyên nhân:

Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ công nhân viên làm công tác tiếp nhận hồ sơ cấp điện cho khách hàng còn chưa tốt, còn có thái độ, ý thức là nhân viên ngành độc quyền.

Còn mốt số cán bộ công nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý khu vực chưa nắm trắc chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức quản lý khách hàng còn lỏng lẻo, chưa nắm bắt được tình hình và mục đích sử dụng điện của các khách hàng thuộc phạm vi quản lý. Khi khách hàng thay đổi mục đích sử dụng điện không thực hiện lập biên bản áp giá theo quy định; Lực lượng nghiệp vụ tác nghiệp các khâu kinh doanh bán điện còn mỏng. Việc trang bị các thiết bị hiện đại để thực hiện cho công tác kinh doanh bán điện có nhiều điểm chưa đồng bộ

Do việc tỉ trọng tiêu dùng điện vào các mục đích sản xuất kinh doanh không ngừng tăng lên, việc áp dụng mức giá tiêu thụ điện năng không chính xác. Tình trạng bỏ sót, chưa áp giá bán điện kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị vẫn còn xẩy ra.

* Về công tác quản lý vận hành thiết bị trên lưới điện

Tồn tại:

Tình hình sự cố lưới điện vẫn xảy nhiều, đặc biệt trong các tháng mùa mưa bão hằng năm, làm ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng.

Hệ thống lưới điện, thiết bị điện mới chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt, công nghệ chưa đồng bộ, một số thiết bị đã được đầu tư hiện đại, độ tin cậy cao, nhưng một số thiết bị điện vẫn chưa được thay thế, công nghệ lạc hậu thường xuyên hư hỏng, chất lượng điện ở khu vực nông thôn còn thấp. Do vậy, gây sự cố lưới điện giảm hiệu quả kinh doanh chung.

Nguyên nhân

Công tác quản lý kỹ thuật đôi khi còn lỏng lẻo; cán bộ kỹ thuật, người trực tiếp quản lý chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi bất thường của hệ thống điện, chưa đầu tư thoả đáng cho công tác quản lý vận hành; công tác kiểm tra định kỳ, thí nghiệm định kỳ, sửa chữa nhỏ mang lại hiệu quả chưa cao…

Việc khắc phục các tồn tại trong công tác quản lý kỹ thuật - vận hành còn chậm; chưa đôn đốc, nhắc nhở kịp thời,...

Trong những năm qua Công ty thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ thế với khối lượng lớn của các địa phương, lưới điện mới tiếp nhận đa phần được đầu tư xây dựng không đồng bộ, cũ nát không đảm bảo an toàn.

* Về nhân lực:

- Tồn tại: Bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty còn chưa gọn nhẹ, năng suất lao động chưa cao, năm 2014 chỉ tiêu bình quân số khách hàng/1 CBCNV của Công ty đạy Điện lực đạt 333 khách hàng là một trong những đơn vị có chỉ tiêu quản lý khách hàng/CBCNV thấp của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; công tác dịch vụ khách hàng, cải tiến và hoàn thiện các thủ tục cấp điện còn hạn chế.

- Nguyên nhân: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng cán bộ quản lý có trình độ Đại học và trên Đại học vẫn còn ở mức khiêm tốn kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, tinh thần trách nhiệm đối với công việc chưa cao, còn ỷ lại vào cấp trên; Hệ thống các quy chế lương và thưởng phạt chưa thực sự kích thích cán bộ công nhân viên làm việc có trách nhiệm và hiệu quả.

Kết luận chương 2

Là một đơn vị hạch toán độc lập mục tiêu phấn đấu của Công ty Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương là tính toán, cân đối thực hiện các giải pháp kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất mà đặc biệt quan tâm hàng đầu là các chỉ tiêu: Điện năng thương phẩm, giá bán điện bình quân và tổn thất điện năng. Để công tác SXKD điện đạt hiệu quả cao cần thực hiện tốt một số việc chính sau đây: (1) Đẩy mạnh công tác giảm thất điện năng cả về kỹ thuật và thương mại; (2) Hoàn

thiện củng cố các mặt nghiệp vụ kinh doanh và thực hiện các biện pháp để tăng giá bán điện bình quân; (3) Tiết kiệm chi phí, giảm chi phí giá thành trong SXKD; (4) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành thiết bị điện đảm bảo lưới điên vận hành an toàn, liên tục, đầu tư, đầu tư thay thế các thiết bị hiện đại; (5) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 ÷ 2020 3.1. Bối cảnh thực tế và định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương giai đoạn 2015 ÷ 2020

3.1.1. Bối cảnh thực tế

Năm 2015, tình hình kinh tế trong nước tiếp tục phát triển trên đà phục hồi, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh Hải Dương cũng có chiều hướng phục hồi hơn so với cùng kỳ năm 2014, quý 1/2015 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương (GRDP) tăng 7,9 %, trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,95%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,1%; thu ngân sách nội địa đạt khá, ước đạt 2.032 tỷ, bằng 32,9% dự toán năm. Tỷ trọng điện sử dụng trong lĩnh vực Công nghiệp xây dựng và Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (51,2% - 32,3%). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch điện năng thương phẩm Tổng Công ty giao năm 2015, tăng trưởng điện năng thương phẩm so với cùng kỳ năm 2014 tăng 18,4%.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tình hình thời tiết nước ta và đặc biệt là các tỉnh khu vực Bắc bộ trong đó có Hải Dương luôn diễn biến phức tạp và đi theo tình huống xấu: Mùa khô kéo dài, lượng mưa ít nên lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp; trong khi đó lại phải xả nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp; nhu cầu phụ tải điện tăng cao, do đó nguồn cung cấp điện thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là vào các tháng mùa khô. Hiện tượng El Nino đã xảy ra nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày liên tục với nền nhiệt độ từ 36-39oC dẫn đến phụ tải tăng đột biến; hiện tượng mưa lớn cục bộ gây lũ quét, ngập úng nghiêm trọng, phá hủy các công trình điện,... Thời tiết xấu, bão gió còn ảnh hưởng đến tài sản của ngành Điện lực, chất lượng đường dây, trạm biến áp, hệ thống truyền tải điện,... khấu hao nhanh hơn (do hầu hết chúng đều đặt ngoài trời).

Nguồn vốn cho công tác ĐTXD vẫn còn thiếu, nên việc thực hiện công tác ĐTXD lưới điện, cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận, chống

quá tải lưới điện trung áp nông thôn gặp nhiều khó khăn; một số TBA 110 kV quá tải cần phải nâng công suất cấp bách như trạm 110 kV Nhị Chiểu, Thanh Miện, Ngọc Sơn; Lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận chưa được cải tạo hết do thiếu vốn như các dự án cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp; các dự án sử dụng nguồn vốn KFW chưa được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phê duyệt; Công ty đã sử dụng vốn SCL để thực hiện cải tạo lưới điện các xã chưa có vốn để ĐTXD cải tạo lưới hạ áp toàn xã, do đó khối lượng cải tạo chưa được nhiều nên tổn thất điện năng ở khu vực lưới điện nông thôn các xã này sau tiếp nhận vẫn còn ở mức cao; Lưới điện một số xã huyện Bình Giang, Cẩm Giàng thuộc dự án sử dụng vốn KFW chưa được đầu tư cải tạo nên chất lượng điện năng còn chưa được cải thiện, tổn thất điện năng còn cao.

Việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn gặp rất nhiều khó khăn, Công ty đã cố gắng để thực hiện tiếp nhận LĐHANT theo kế hoạch Tổng Công ty giao nhưng đến nay vẫn còn 44 xã, 01 thị trấn và một số thôn chưa bàn giao lưới điện HANT cho ngành điện quản lý.

Trong các tháng đầu năm 2015, Công ty đã áp dụng một số biện pháp, các công việc thực hiện giảm tổn thất điện năng lưới điện, tuy nhiên tỷ lệ tổn thất toàn Công ty vẫn ở mức cao 5,8 % so với kế hoạch năm 2015 là 5,2 %.

Từ những thực tế trên nhận thấy, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương là đơn vị cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, kinh doanh điện năng để đáp ứng nhu cầu gia tăng trên địa bàn, tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

Hải Dương với đặc thù là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển kinh tế phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương) có vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiều ngành nghề công nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn đều là những doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt, thép và chế biến các sản phẩm xuất khẩu, kinh doanh du lịch dịch vụ,... có nhu cầu sử dụng điện ở mức cao.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương luôn luôn theo sát những định hướng phát triển của Tập đoàn. Với tầm nhìn “Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong

lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia” và sứ mệnh: “Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn” được Tập đoàn đặt ra, Công ty luôn nỗ lực phát triển, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao. Cùng với tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước và địa phương, Công ty đã đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2020, cụ thể như sau:

- Phấn đấu cùng với các đơn vị thành viên khác xây dựng Tổng Công ty Điện lực miền Bắc luôn là lá cờ đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân phối điện năng trong tập đoàn điện lực Việt Nam.

- Giữ vững là một trong những đơn vị dẫn đầu thi đua tại Tổng Công ty điện lực miền Bắc trong lĩnh yực sản xuất kinh doanh và phân phối điện năng.

- Đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ phát triển KT-XH của địa phương trong giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý vận hành lưới điện, nâng cao năng suất lao động.

- Quản lý đo đếm và tổn thất tốt hơn phòng chống thất thoát điện năng kỹ thuật và tổn thất thương mại, từng bước thay thế công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử, quản lý và đọc chỉ số công tơ từ xa để có thể làm giảm thiểu tổn thất điện năng cho ngành điện và tránh sai sót đối với khách hàng, tiết kiệm được nhân lực, chi phí trong quản lý. Thực hiện quản lý GCS công tơ, quản lý thu và theo dõi nợ tiền điện bằng các phương pháp mới,

- Sắp xếp lao động hợp lý, hiệu quả hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, đặc biệt là chỉ tiêu tổn thất điện năng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, phấn đấu giảm thời gian tiếp cận điện năng của khách hàng mua điện mới, đa dạng hình thức giải quyết cấp điện.

- Mở rộng thị trường, nâng cao quy mô số lượng khách hàng để tăng doanh thu. - Từng bước đầu tư cải tạo hoàn thiện lưới điện đảm bảo an toàn cấp điện và nâng cao chất lượng điện.

- Giảm tối đa sự cố lưới điện, nâng cao chất lượng điện đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và chất lượng cho các khách hàng dùng điện;

- Thực hiện và làm tốt công tác quản lý tài chính để đảm bảo các mục tiêu chính như sau:

+ Mục tiêu lợi nhuận: Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các khoản mục chi phí có thể được, cố gắng nâng cao mức tăng trưởng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.

+ Mục tiêu ổn định và phát triển: Sự ổn định được thể hiện ở nhiều mặt như: ổn định SXKD, ổn định việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động, ổn định về cơ cấu tổ chức quản lý, ổn định mục tiêu SXKD,... để làm cơ sở cho sự phát triển.

- Xây dựng bố trí sắp xếp lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên trách, đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao, cán bộ quản lý giỏi có năng lực lãnh đạo. Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho số công nhân trực tiếp sản xuất trong Công ty .

Trong giai đoạn 2016 - 2020, đội ngũ cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w