Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 39)

Trong thời gian qua theo tác giả được biết cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại một số doanh nghiệp ngành điện, cụ thể như sau:

- Luận văn thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng ở Điện lực Hưng Yên - Tác giả Ngô Công Phương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, luận văn nghiên cứu những lý luận chung về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ngành điện, các yếu tố ảnh hưởng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện. Đánh giá được các thực trạng, các tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 1997- 2003 đồng thời luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Hưng Yên (nay là Công ty Điện lực Hưng Yên) giai đoạn 2005 - 2010.

- Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Điện lực Quảng Ninh - Tác giả Nguyễn Văn Hùng Trường Đại học Mỏ -

Địa chất, luận văn nghiên cứu những lý luận chung về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ngành điện. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ở Công ty Điện lực Quảng Ninh, thực trạng, các tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013 đồng thời luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Quảng Ninh.

- Luận văn thạc sĩ: Đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh bán điện trên địa bàn quận (ở Điện lực Đống Đa - Hà Nội) tác giả Quách Thị Hằng- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của việc tổ chức, quản lý kinh doanh đối với ngành điện nói chung và đối với Điện lực Đống Đa nói riêng. Nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Đống Đa giai đoạn 1991-1995. Từ đó, đưa ra các giải pháp hợp lý để đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Đống Đa.

Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về công tác kinh doanh điện năng khác nhau. Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện cũng khác nhau, vì vậy việc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã nêu trên về thời điểm, điều kiện kinh tế xã hội và địa chỉ kinh doanh cụ thể.

Kết luận chương 1

Thông qua những lý luận căn bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp quyết định để sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá mức độ mạnh yếu của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp có thể đưa ra có kế hoạch phát triển trong tương lai. Do vậy, doanh nghiệp cần đánh giá tỷ mỉ, chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh để có các giải pháp phù hợp.

Nội dung Chương 1 cho thấy được những khái niệm những lý thuyết liên quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đây là những tiêu thức quan trọng trong hệ thống lý luận, Chương 1 đã hệ thống hóa và tổng quan được một số vấn đề chính sau: (1) Khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; (2)

Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các doanh nghiệp ngành điện, các yếu tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành điện; (3) Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Các vấn đề nghiên cứu trên đây sẽ được vận dụng thực tế tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương như thế nào sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 2.1. Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Dương (Tên viết tắt: PCHD)

- Giám đốc: Ông Trần Văn Cường - Tổng số CBCNV: 1510 người.

- Trụ sở: 33 Đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

- Tel: 0320.2220611 - Fax: 0320.2220613

- Website: http://www.dlhaiduong.evn.com.vn/

- Lo go Công ty:

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương ra đời và phát triển có quan hệ tới quá trình phát triển của kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ngày nay và Hải Hưng trước kia. Sở quản lý và phân phối điện Hải Hưng được thành lập ngày 8 tháng 4 năm 1969. Từ năm 1979 đến 1982 và đổi tên là Sở điện lực Hải Hưng. Từ năm 1982 - 1985: Sở điện lực Hải Hưng được chuyển sang cho ngành điện quản lý.

Từ khi tái lập Tỉnh Hải Dương và Hưng yên Điện lực Hải Hưng đổi tên thành Điện lực Hải Dương.

Ngày 20/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 213/QĐ-TTg chuyển đổi Điện lực Hải Dương - doanh nghiệp trực thuộc Công ty điện lực 1 là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam thành Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.

Công ty có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty và Luật doanh nghiệp.

2.1.2. Khối lượng quản lý vận hành

Khối lượng tài sản (đường dây và trạm biến áp) Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương được giao quản lý vận hành phục vụ cho hoạt động kinh doanh bán điện được thống kê trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng khối lượng vận hành đường dây và trạm biến áp

Danh mục ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

ĐZ 110 kv km 251,228 286,866 296,803 329,664 341,485 ĐZ 35 kv km 1279,816 1.363,036 1.453,860 1.533,465 2224,55 ĐZ 22 kv km 285,001 295,982 302,090 308,085 311,565 ĐZ 10+6 kv km 255,486 258,755 255,300 246,135 228,011 ĐZ 0,4 kv km 2184,154 3.384,68 3.833,172 4.034,247 4.763,877 Trạm 110 kv Công xuất Trạm MVA 11/22 783,5 13/24 871,5 14/25 911,5 15/26 1.000,0 15/26 1.038 Tr 35/10-6kv Công xuất Trạm MVA 20/29 71,5 21/31 79,06 23/34 92,260 27/33 101,420 26/34 96,92 T. Phân phối Công xuất Trạm MVA 2.521/2.691 986,187 2.690/2.877 1.095,584 2.858/3.054 1.150,384 3.062/3.288 1.341,400 3188/3422 1.424,106

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, 2014)

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Việc xây dựng mô hình quản lý trên phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo tính linh hoạt, quyền lãnh đạo và tạo quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc. Thiết lập mối quan hệ hữu cơ giữa các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc với nhau nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty, việc xây dựng các nội quy, quy chế làm việc đảm bảo tính kỷ luật, tăng sức mạnh và hiệu quả trong công tác quản lý.

* Mô hình và cơ cấu tổ chức của Công ty:

Công ty hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV, cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại như sau:

- Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc;

- 04 Phó giám đốc; Kế toán trưởng; Kiểm soát viên; - Văn phòng và 13 phòng chuyên môn nghiệp vụ;

- 12 Điện lực, 03 Xí nghiệp, 2 Trung tâm, 01 Ban Quản lý dự án.

* Các tổ chức đoàn thể:

Các tổ chức đoàn thể gồm: Tổ chức Đảng; Tổ chức Công đoàn;Tổ chức Đoàn TNCSHCM.

* Ban Lãnh đạo:

Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước EVN NPC, EVN và Nhà nước về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của công ty theo đúng pháp luật, đúng các qui chế của nhà nước, các qui định, hướng dẫn của EVN NPC, EVN.

Các Phó giám đốc Công ty là những người giúp việc cho Giám đốc Công ty, do Giám đốc Công ty phân công giúp việc từng mặt công tác cho Giám đốc.

Giúp việc cho Ban giám đốc là 13 phòng nghiệp vụ. Công ty có 03 Xí nghiệp, 02 Trung tâm, 01 Ban Quản lý và 12 Điện lực trực thuộc. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương được định biên 1.510 cán bộ công nhân viên.

* Bộ phận sản xuất trực tiếp

Bộ phận sản xuất trực tiếp gồm 12 Điện lực trực thuộc có chức năng quản lý, vận hành và kinh doanh điện năng trên địa bàn được phân cấp quản lý nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khách hàng và thuận tiện cho việc kinh doanh điện năng.

Ngoài ra Công ty còn có 03 Xí nghiệp, 02 trung tâm trực thuộc.

Như vậy bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương được tổ chức tương đối gọn nhẹ với số lượng 3 cấp theo kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức này đã thể hiện rõ các chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, đảm bảo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở phát huy năng lực của cấp quản trị. Chủ tịch kiêm Giám Đốc Công ty là người lãnh đạo toàn quyền quyết định mọi hoạt động SXKD của Công ty.

(Nguồn: Phòng Tổ chức & Nhân sự Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương)

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương Điện vừa thể hiện tính tập trung lại vừa thể hiện tính phân tán. Tính tập trung do mô hình ít tầng cấp và do có bộ phận chức năng chuyên trách. Tính phân tán do các đơn vị trực thuộc quản lý lưới điện và kinh doanh điện năng được phân chia theo vùng lãnh thổ, các Điện lực nằm rải rác khắp tỉnh do địa bàn rộng làm cho điều kiện quản lý, giám sát khó khăn hơn. Tuy nhiên, mô hình tổ chức này lại có điều kiện để chuyên môn hoá cao trong phân công lao động. Từ đó có điều kiện thiết lập một số phòng ban chuyên môn xuyên suốt từ trên Công ty xuống các Điện lực trực thuộc. Đây là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự liên kết phối hợp thống nhất toàn bộ các phòng ban thực hiện một cách có hiệu quả toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.

2.1.3.2. Đặc điểm về tình hình nhân sự

Bảng 2.2. Cơ cấu cán bộ công nhân viên Công ty từ năm 2010-2014 Năm Tổng

số Trong đó

Phân theo

giới tính Phân theo độ tuổi Thạc Đại học Trun g học, cao đẳng Công nhân kỹ thuật Nam Nữ Dưới 30 Từ 30- 39 Từ 40- 49 Từ 50- 59 2010 981 4 400 254 323 726 255 385 327 148 121 2011 1140 13 499 297 331 847 293 533 353 149 105 2012 1299 22 592 359 326 966 333 619 406 172 102 2013 1510 24 705 439 342 1129 381 736 476 199 99 2014 1497 27 714 429 327 1117 380 644 533 219 101

(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Công ty Điện lực Hải Dương từ năm 2010-2014) - Số lượng:

Hiện nay, tổng số lao động của PCHD là 1510 người (1129 nam và 381 nữ). Số lao động thời vụ dao động từ 40÷60 người, tùy từng thời điểm khác nhau trong năm hoặc theo từng lĩnh vực công việc.

Chất lượng lao động được thể hiện thông qua các chỉ tiêu cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, theo trình độ học vấn,… Cụ thể, ở Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương tình hình chất lượng đội ngũ lao động như sau:

a. Xét theo cơ cấu tuổi:

(Nguồn: Báo cáo nhân sự - Phòng Tổ chức nhân sự - PCHD,2014)

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi lao động tại PCHD năm 2014

Như vậy, độ tuổi của nhân viên khá trẻ, số lượng lao động dưới 30 tuổi là 736 người, chiếm 48.7% tổng số lao động. Đây chính là đội ngũ lao động đang ở độ tuổi sung sức nhất và có thể phát huy khả năng của mình một cách cao nhất. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại những thuận lợi và khó khăn nhất định trong công tác quản trị nhân lực, đòi hỏi PCHD phải có những chính sách nhân sự thích hợp để khuyến khích, thu hút và giữ chân người tài, bồi dưỡng và phát triển để phát huy được sức lao động trẻ cho PCHD.

b. Xét theo trình độ học vấn:

Nhân viên làm việc trong PCHD đều có trình độ tối thiểu là tốt nghiệp hết phổ thông trung học. Trong đó, 24 CBCNV có trình độ trên đại học đều là những nhân viên giữ các vị trí như Giám đốc hay quản lý bộ phận, Phó trưởng phòng của đơn vị.

(Nguồn: Báo cáo nhân sự - Phòng Tổ chức nhân sự - PCHD,2014)

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn của nhân viên PCHD năm 2014

Khoảng 7% nhân viên đào tạo không đúng chuyên môn công việc đang thực hiện. Điều này gây nên khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của PCHD và đòi hỏi PCHD phải đầu tư khá nhiều vào công tác đào tạo nghiệp vụ cũng như kiến thức chuyên môn.

(Nguồn: Báo cáo sử dụng lao động, tiền lương, thu nhập năm 2010-2014)

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính (%)

Tỉ lệ nữ trong vòng 5 năm không có sự biến động đáng kể, tuy nhiên so với những năm mới thành lập Công ty thì hiện nay tỉ lệ CBCNV là nữ đã có phần tăng

đáng kể 19%. Do đặc thù của ngành nên hiện nay Công ty vẫn phải bố trí cho một số CBCNV nữ làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

2.1.3.3. Vốn và tài sản

Bảng 2.3: Tình hình vốn và tài sản của C.ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương giai đoạn 2010 - 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

S.lượng % S.lượng % S.lượng % S.lượng % S.lượng %

Tổng nguồn vốn 864,278 100 763,920 100 858,962 100 1,089,059 100 1,513,527 100 I- Vốn chủ sở hữu 184,316 21 252,747 33 269,787 31 300,008 28 812,445 54 II- Nợ phải trả 679,962 79 511,173 67 589,175 69 789,051 72 701,082 46 Tổng tài sản 864,278 100 763,920 100 858,962 100 1,089,059 100 1,513,527 100 I- TS cố định 345,893 40 404,985 53 381,377 44 429,531 39 1,011,455 67 II- TS lưu động 518,385 60 358,935 47 477,585 56 659,528 61 502,073 33

(Nguồn: Báo cáo của phòng tài chính kế toán - Công ty Điện lực Hải Dương, 2014 (Đơn vị: Triệu đồng)

Hình 2.5: Đồ thị so sánh mức độ tăng về cơ cấu nguồn vốn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Giá trị và cơ cấu vốn phản ánh quy mô kinh doanh, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tài sản cố định: Chủ yếu là tài sản cố định hữu hình dưới dạng các hệ thống đường dây điện và trạm biến áp cao, trung và hạ áp.

+ Tài sản lưu động: Bao gồm các khoản như phải thu ngắn hạn (phải thu tiền điện khách hàng, thu nội bộ,…), tiền mặt và các khoản tương đương tiền, nguyên vật liệu tồn kho, thuế và các khoản phải thu Nhà nước,…

* Nguồn vốn:

Trong mọi doanh nghiệp, nguồn vốn đều bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ; mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của chúng. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt nhân tố như: Trạng thái của nền kinh tế, ngành hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, chính sách thuế,…

Nguồn vốn bao gồm:

+ Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn KHCB của ngành (33%), vốn ngân sách xây dựng các công trình điện (15%), vốn vay chiếm phầnlớn (khoảng 52%). Bên cạnh đó còn có nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chưa phân phối và một số quỹ khác như quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn kinh phí sự nghiệp,… Tuy nhiên, tỷ trọng của các nguồn vốn này trong vốn chủ sở hữu là rất nhỏ.

+ Nợ phải trả: Chiếm phần lớn là phải trả nội bộ (doanh thu bán điện nhận từ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w