MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI DHTDA

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 107 - 139)

DHTDA

- Bất cứ một công việc nào muốn thành công thì phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. DHTDA cũng không ngoại lệ. Muốn thành công, GV phải lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, triển khai dự án cho đến khi hoàn thành và trình bày sản phẩm.

- Khi lên ý tưởng dự án, ngoài tính thực tiễn của đề tài, GV nên liên hệ, cập nhật thực trạng, tình hình của vấn đề được đề cập trong dự án để HS thấy được tính thời sự và sự hấp dẫn của đề tài.

- Khi giới thiệu dự án, GV đưa ra tình huống liên quan đến đề tài, cho HS thảo luận, đóng góp, xây dựng cho đề tài, làm cho đề tài thêm phong phú và hấp dẫn.

- Khi triển khai dự án cho HS, GV phát các tờ kế hoạch cụ thể, rõ ràng về các nhiệm vụ, công việc HS phải làm trong dự án, cho HS tham khảo một số sản phẩm dự án của các HS khác làm để các em có định huớng đúng về sản phẩm dự án của mình.

- GV công khai ngay từ đầu các tiêu chí đánh giá HS từ khâu lên kế hoạch, làm việc nhóm, đến hoàn thành và trình bày sản phẩm, nên có hình thức khen thưởng và xử phạt hợp lý đối với các nhóm làm tốt và không tốt để HS có nhiều động lực và trách nhiệm hơn trong công việc của mình.

- Trong quá trình làm dự án, GV phải theo dõi sát sao các nhóm để đánh giá công việc của nhóm và kịp thời hỗ trợ khi các em lúng túng, gặp khó khăn. Có thể yêu cầu các nhóm trưởng làm báo cáo tình hình cụ thể công việc của nhóm hàng tuần.

- GV nên yêu cầu học sinh nộp các sản phẩm dự án trước khi trình bày để kiểm tra, nếu thấy dự án nào chưa tốt, nên có hình thức phê bình và yêu cầu nhóm đó chỉnh sửa hay làm lại cho tốt hơn.

- Với những dự án có sử dụng công nghệ thông tin trước ngày báo cáo, trình bày sản phẩm, GV phải kiểm tra các máy tính, phòng ốc để đảm bảo các nhóm có thể trình bày các dự án một cách tốt nhất.

- GV nên mời một số chuyên gia cộng đồng có liên quan đến đề tài tham gia vào buổi trình bày để tăng sự hấp dẫn và làm tăng niềm tin và sự yêu thích môn học của HS.

- Vì DHTDA tốn khá nhiều thời gian nên GV phải cân nhắc khi tiến hành tổ chức cho HS thực hiện theo phương pháp dạy học này. Thông thường, GV cho các em thực hiện từ 1-2 dự án trong một năm học là vừa phải.

Tóm tắt chương 3

Ở chương này, sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT Nguyễn Huệ ( Bà Rịa- Vũng Tàu), Trung học Thực hành Sài Gòn và THPT Nguyễn Công Trứ ( Tp. HCM) với 4 cặp lớp TN- ĐC (182 HS lớp TN, 180 HS lớp ĐC); chúng tôi tiến hành kiểm tra thực nghiệm với 4 cặp lớp TN- ĐC bằng bài kiểm tra 30 phút. Chúng tôi đã thống kê và phân tích kết quả thực nghiệm, tính các tham số đặc trưng. Kết quả này là cơ sở để chúng tôi đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm. Ngoài ra, chúng tôi còn phát phiếu điều tra cho 182 HS lớp TN sau khi đã áp dụng PPDHTDA để thống kê ý kiến và phân tích. Số liệu thống kê trong phiếu điều tra là cơ sở để chúng tôi đánh giá định tính kết quả thực nghiệm.

Kết quả chúng tôi thu được rất khả quan, đa số HS đều yêu thích và muốn duy trì PPDHTDA và kết quả học tập được nâng cao. Điều đó chứng tỏ rằng PPDHTDA thật sự khả thi và hoàn toàn có thể áp dụng được trong quá trình giảng dạy hoá học ở trường THPT. Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình thiết kế và vận dụng DHTDA trong quá trình giảng dạy. Và chúng tôi hy vọng những kết quả mà chúng tôi có được qua quá trình thực nghiệm sẽ khích lệ mọi người mạnh dạn áp dụng PPDHTDA trong giảng dạy, góp phần đổi mới PPDH.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Tuy gặp không ít khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như trong quá trình thực nghiệm sư phạm, nhưng so với mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra về cơ bản luận văn cũng đã hoàn thành những công việc sau đây:

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

1.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của PPDHTDA.

- Tìm hiểu những khóa luận, luận văn, tài liệu, website về PPDHTDA và việc áp dụng DHTDA trong giảng dạy nói chung và giảng dạy hoá học nói riêng.

- Tìm hiểu các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và sự thay đổi của PPDH với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

- Nghiên cứu lí luận về PPDHTDA, cách thiết kế và triển khai DHTDA trong giảng dạy hóa học.

- Nghiên cứu, điều tra, tổng hợp và phân tích thực trạng của việc áp dụng PPDHTDA ở trường THPT hiện nay đối với 40 GV thuộc lớp Cao học LL & PPDH Hóa học K20. Qua việc điều tra này, chúng tôi thấy rằng các GV biết nhiều về PPDHTDA nhưng mức độ áp dụng thì không nhiều, vì nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, việc nghiên cứu PPDHTDA và thiết kế các dự án là việc cần thiết trong xu hướng đổi mới PPDH hiện nay.

1.3. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế các dự án trong chương trình Hóa học lớp 11 THPT.

- Nghiên cứu tổng quan chương trình Hoá học lớp 11 THPT về mục tiêu, cấu trúc và phân phối chương trình.

- Xây dựng các nguyên tắc lựa chọn bài để thiết kế thành dự án.

- Nghiên cứu các bước thiết kế dự án tạo cơ sở thiết kế các dự án hóa học.

1.4. Thiết kế dự án

Dựa trên nội dung chương trình SGK hoá học lớp 11 đang sử dụng kết hợp với những vấn đề thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế 7 dự án và TNSP 4 dự án thuộc lớp 11 cơ bản và nâng cao.

1.5. Thực nghiệm sư phạm

• Tiến hành TNSP 4/7 dự án đã thiết kế, với 3 GV và 362 HS khối lớp 11 thuộc trường THPT Nguyễn Huệ (Bà Rịa- Vũng Tàu), THPT Nguyễn Công Trứ và Trung học Thực hành Sài Gòn (Tp. HCM) cùng tham gia (ứng với 4 cặp lớp TN – ĐC).

• Tiến trình thực nghiệm chia làm 2 giai đoạn:

- Hướng dẫn giúp GV và HS làm quen với DHTDA, cách thức làm việc

trong một dự án, chỉ rõ vai trò của GV và HS trong một dự án. - TN chính thức lấy số liệu để chứng minh tính khả thi của đề tài. - Tiến hành phát phiếu điều tra 182 HS của 4 lớp TN.

• Tổng hợp, xử lý và phân tích kết quả định tính và định lượng cho kết quả rất khả quan về PPDHTDA. Cụ thể:

Học sinh hứng thú, phát triển được nhiều kỹ năng và kết quả học tập tốt hơn. Kết quả kiểm tra ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC do hiệu quả của PP không phải ngẫu nhiên. Điều này chứng tỏ đề tài nghiên cứu thật sự khả thi, mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh.

• Rút ra 10 kinh nghiệm trong quá trình thiết kế và triển khai PPDHTDA trong giảng dạy.

Từ những kết quả TNSP, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng PPDHTDA vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài. Và những dự án đã thiết kế phần nào trở thành nguồn tư liệu hữu ích cho các sinh viên và giáo viên.

2. KIẾN NGHỊ

DHTDA đã góp phần hình thành và rèn luyện những kỹ năng của con người thời đại tri thức cho học sinh như nhận biết và giải quyết vấn đề, tìm kiếm và sàng lọc thông tin, làm việc với tập thể, tự kiểm tra và đánh giá,...Ngoài ra, DHTDA còn giúp phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo cho HS. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả của PPDHTDA trong trường THPT, tác giả có một số ý kiến như sau:

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng khả năng tin học cho GV.

- Luôn cập nhật những PPDH hiện đại trên thế giới và tiến hành đổi mới dần PPDH.

- Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình đánh giá.

2.2. Với trường THPT

- Cần tạo điều kiện cho GV được học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tin học.

- Tạo cơ hội và khuyến khích GV mạnh dạn áp dụng các PPDH mới.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản của đổi mới PPDH, trong đó có PPDHTDA.

- Thường xuyên tổ chức các buổi rèn luyện kỹ năng tin học, kỹ năng làm việc theo nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề,... cho học sinh. Có thể lồng ghép việc rèn luyện các kỹ năng này thông qua các tiết dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa của trường.

2.3. Với giáo viên

- Thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật và mạnh dạn ứng dụng những đổi mới về PPDH trong giảng dạy.

- Thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu các bài học có thể phát triển thành dự án. Luôn cập nhật thời sự, lồng ghép và xây dựng nhiều loại dự án khác nhau, để luôn tạo hứng thú và hấp dẫn HS.

- Luôn lắng nghe ý kiến và những phản hồi của HS để kịp thời sữa chữa, bổ sung hay phát triển các dự án ngày càng hay và thiết thực hơn.

3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Vì DHTDA vẫn còn là PPDH khá mới mẻ nên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và áp dụng vào quá trình dạy học, giúp HS có cách học và phát triển hoàn thiện bản thân.

Trên nền tảng của đề tài, có thể mở rộng phạm vi thực hiện ở lớp 10, lớp 12, tiếp tục xây dựng một số dự án tiêu biểu cho lớp 10 và lớp 12, là tài liệu hữu ích cho giáo viên trong xu thế đổi mới PPDH.

Trên đây là một số hướng đề tài có thể phát triển (theo chúng tôi đề xuất). Như ng do thời gian không nhiều cũng như các điều kiện thực tế không cho phép, sự thiếu sót là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp của luận văn sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2010), Dạy học hoá học vô cơ 10 – nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông tin, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.

2. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

4. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông, Đại học Sư phạm TPHCM.

5. Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề cơ bản về Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

6. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thuỷ, Trịnh Lê Hồng Phương (2010). “Dạy học dự án – Từ lý luận đến thực tiễn. Tạp chí khoa học giáo dục số tháng

10/2010. ĐHSP Tp. HCM.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, Nxb Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Báo cáo đánh giá chương trình dạy học của Intel tại Việt Nam, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11, môn hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009 ), Tài liệu phân phối chương trình THPT môn Hoá học, Hà Nội.

11. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, NXB Giáo dục.

12. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

13. Chỉ thị số 40-Ct/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.

14. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp-Kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh, Hà Nội.

15. Hoàng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Cương (1995), Các biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học bộ môn hóa học ở trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

17. Nguyễn Cương (1997), Những phương pháp dạy học hiện đại, ĐHSP Hà Nội.

18. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học ở trường phổ thông và đại học - Những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Hà Nội - Berlin.

20. Dương Văn Đảm (2006), Hoá học quanh ta, Nxb Giáo dục.

21. Debbie Candau và các cộng sự (2005), Chương trình dạy học cho Tương lai của Intel, Công ty Intel.

22. Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - Lí luận và một số kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực, Hà Nội.

23. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

24. Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại, lý luận – biện pháp – kỹ thuật, NXBĐHQG Hà Nội.

25. Vương Cẩm Hương (2006), Rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

26. Phó Đức Hoà, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, Nxb Giáo dục.

27. Nguyễn Minh Thiên Hoàng (2010), Báo cáo đánh giá Teach element PBA, Trung tâm thông tin và chương trình giáo dục sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM.

28. Tạ Thị Thu Hương (2010), Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với chương nhóm oxi, lớp 10 nâng cao, Khoá luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TPHCM.

29. Trang Thị Lân (2007), Lý luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TPHCM. 30. Nguyễn Diệu Linh (2009), Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá

khi dạy các nội dung “các định luật bảo toàn” vật lý 10 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hoá học ở trường Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TPHCM.

32. Đào Thị Như (2008), Xây dựng tư liệu dạy học và áp dụng phương pháp dạy học dự án cho dạy học nội dung ứng dụng các phi kim và hợp chất của chúng trong chương trình hoá học THPT - nâng cao, Khoá luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội.

33. Nguyễn Thanh Nga (2009), Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức thuộc phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” – học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành kĩ thuật trường đại học giao thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

34. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006). Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hoá học phổ thông. Trường ĐHSP Hà Nội.

35. Đặng Thị Oanh (chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006), Câu hỏi lý thuyết và bài tập Hoá học Trung học phổ thông, NXB Gi áo d ục.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 107 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)