Lĩnh vực bài dạy: hóa học hữu cơ, phần hidrocacbon Thời gian dự kiến: 2 tuần
Đặt vấn đề: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên là nguồn tài nguyên hết sức quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống và sản xuất. Hiện nay, nguồn tài nguyên ấy đang cạn kiệt vì nhiều nguyên nhân nhưng nhiều người vẫn chưa ý thức được điều ấy. Qua bài học này, học sinh sẽ biết được về nguồn hidrocacbon thiên nhiên và từ đó có ý thức hơn trong việc sử dụng chúng.
I. Mục tiêu bài học
I.1. Về kiến thức
Học sinh biết được
• Thành phần hoá học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá học; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ.
• Thành phần hóa học, tính chất, cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.
• Cách chế biến, ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ. • Những thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam.
I.2. Về kĩ năng
• Rèn luyện kĩ năng thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
• Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạch lạc, tự tin, thuyết phục.
• Rèn luyện khả năng làm việc tập thể.
• Phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy logic, tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
I.3. Về thái độ
• Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, tạo hứng thú cho môn học.
• Thực hiện hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em có cái nhìn tổng quát về một số nghề nghiệp trong tương lai.
• Tạo sự gắn bó, đoàn kết trong tập thể.
II. Xây dựng kế hoạch thực hiện
II.1. Bộ câu hỏi định hướng
• Câu hỏi khái quát
Thế giới đang đối mặt với những vấn đề gì? • Câu hỏi bài học
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nguồn nguyên liệu năng lượng không còn? • Câu hỏi nội dung
- Nguồn hidrocacbon thiên nhiên là gì? Thành phần của chúng ra sao? - Vai trò và ứng dụng của chúng trong đời sống và sản xuất như thế nào? - Các phương pháp khai thác và chế hoá chúng hiện nay?
- Thực trạng của chúng hiện nay như thế nào? - Các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu hiện nay là gì?
II.2. Bài tập dành cho học sinh .
Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, đặc biệt là nguồn hidrocacbon thiên nhiên . Tuy nhiên, những thế hệ trẻ ngày nay vẫn chưa nhận thức được điều ấy. Với vai trò của bản thân, bạn hãy tìm ra cách để giúp cho các bạn trẻ hiểu biết về nguồn tài nguyên ấy cũng như trách nhiệm của họ đối với nó.
II.3. Chi tiết dự án
Chia lớp làm 4 nhóm
• Nhóm 1: Các kỹ sư dầu khí
• Nhóm 2: Các nhà bảo vệ môi trường • Nhóm 3: Các kỹ sư địa chất
• Nhóm 4: Các nhà phân phối các sản phẩm xăng dầu và khí đốt
II.3.1. Các yêu cầu dành cho từng nhóm Nhóm 1: các kỹ sư dầu khí
• Ngành hóa dầu là gì? Vai trò của ngành đối với nền kinh tế • Giới thiệu sơ lược về công việc của 1 kỹ sư dầu khí
• Các nguồn dầu mỏ ở Việt Nam và thực trạng của chúng hiện nay? • Thành phần của dầu mỏ và khí dầu mỏ.
• Các cách khai thác và chế hóa dầu mỏ, khí dầu mỏ.
Nhóm 2: các nhà bảo vệ môi trường
Trả lời các câu hỏi sau:
• Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay như thế nào? Trong đó các vụ ô nhiễm do xăng dầu và chất đốt gây ra có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
• Các biện pháp khắc phục khi có sự cố tràn dầu hay cháy nổ do xăng dầu gây ra như thế nào?
• Đề xuất các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ mội trường hiện nay.
Nhóm 3: các kỹ sư địa chất
Trả lời các câu hỏi sau:
• Ngành địa chất là gì? Vai trò của ngành địa chất đối với nền kinh tế? • Giới thiệu sơ lược về công việc của 1 kỹ sư địa chất
• Các nguồn than, khí thiên nhiên ở Việt Nam và thực trạng của chúng hiện nay?
• Thành phần của than và khí thiên nhiên.
• Các cách khai thác và chế biến than mỏ và khí thiên nhiên.
Nhóm 4: các nhà phân phối các sản phẩm xăng dầu và khí đốt
Trả lời các câu hỏi sau:
• Những sản phẩm thu được sau quá trình chế hóa nguồn hidrocacbon thiên nhiên và ứng dụng của chúng trong đời sống và nền kinh tế.
• Tình hình giá cả của các nhiên liệu hiện nay.
• Đưa ra những lời khuyên đối với người tiêu dùng về việc sử dụng xăng dầu, khí đốt sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất.
• Hoàn thành bài thuyết trình của mình bằng phần mềm powerpoint.
• Sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật phục vụ cho bài thuyết trình của mình. • Làm một bản báo cáo chi tiết về kế hoạch, phân công cụ thể các công việc và tiến độ làm việc của từng thành viên trong nhóm.
II.4. Trang thiết bị và tài liệu
• Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác • Tài nguyên internet: www.google.com
www.hoahocvaungdung.com www.chemistry.com
…
• Các thiết bị hỗ trợ: máy ảnh kỹ thuất số, máy vi tính , máy chiếu, máy quay phim,..
III. Các bước thực hiện
III.1. Công tác chuẩn bị của GV
• GV tìm hiểu dự án. • Lên kế hoạch cho dự án. • Tìm các nguồn tư liệu hỗ trợ. • Triển khai cho học sinh thực hiện.
III.2. Các bước hướng dẫn HS thực hiện dự án
• Bước 1: Giới thiệu dự án và thời gian dự án: 3 tuần, từ ngày...đến ngày...
• Bước 2: Tổ chức nhóm, phát và hướng dẫn HS đọc các tài liệu có liên quan đến dự án.
• Bước 3: Thực hiện dự án. • Bước 4: Nộp sản phẩm cho GV.
• Bước 5: Báo cáo kết quả và tổng kết dự án.
IV. Thang điểm đánh giá