Kết quả phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 103 - 107)

Để đánh giá, kiểm tra những hiệu quả khác của PPDHTDA ở HS, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 182 HS của 4 lớp TN.

Bảng 3.13. Những điều học sinh nhận được sau khi thực hiện dự án

STT Nội dung Số lượng Phần trăm %

1 Mở rộng kiến thức về hóa học và đời sống 172 94,5

2 Nâng cao được sự yêu thích môn hóa học 157 86,3

3 Hình thành và rèn luyện được nhiều kỹ năng

học tập mới 168 92,3

4 Tăng cường quan hệ thân ái đoàn kết giữa các

thành viên trong lớp 140 76,9

5 Tăng cường sự tự tin khi đứng trước đám động,

mạnh dạn hơn trong phát biểu ý kiến. 139 76,4

Nhận xét:

Ở đây, theo HS, điều mang cho các em nhiều nhất là DHTDA giúp các em mở rộng kiến thức về hoá học và đời sống (94,5%). Từ đó làm cho các em thấy được sự liên hệ giữa môn học và cuộc sống, tăng cường thêm sự yêu thích hoá học của các em (86,3%).

Học sinh cũng nhận thấy rằng việc thực hiện dự án đã giúp các em trở nên mạnh dạn và tự tin hơn khi phát biểu ý kiến, thuyết trình (76,4%), giúp các em và rèn luyện được những kỹ năng học tập mới như tìm kiếm và chọn lọc thông tin, làm việc nhóm,...(92,3%). Điều này thật sự có ý nghĩa đối với các em trong thời đại xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay.

Một điều nữa mà DHTDA mang lại cho các em, đó là sự thông hiểu và chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm, làm cho quan hệ bạn bè trở nên gắn bó, đoàn kết hơn (76,9%).

Những số liệu trên cho thấy DHTDA thật sự có những tác động tích cực đến học sinh.

Bảng 3.14. Mức độ yêu thích phương pháp DHTDA

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Số lượng 65 78 25 14

Phần trăm % 35,7 42,8 13,7 7,8

Bảng 3.15. Ý kiến học sinh về việc nên hay không nên duy trì PPDHTDA

Có Không

Số lượng 162 20

Phần trăm % 89 11

Nhận xét:

Theo số liệu ở bảng 3.14 và 3.15 thì đa số học sinh thích và muốn duy trì PPDHTDA trong quá trình học tập. Điều này đã cho thấy học sinh thực sự hứng thú với phương pháp học tập mới, giúp giáo viên mạnh dạn hơn trong việc áp dụng PPDHTDA trong giảng dạy.

Bảng 3.16. Lý do học sinh yêu thích PPDHTDA

STT Lý do Số

lượng

Phần trăm % 1 Các dự án hóa học đều liên quan đến thực tiễn cuộc sống 142 78

2 Được chủ động tìm kiếm thông tin 137 75,3

3 Được mở rộng vốn hiểu biết về hóa học và đời sống 165 90,6

4 Không phải ngồi chép bài thụ động 153 84,1

5 Có phần thưởng 140 76,9

6 Lý do khác 5 2,7

Nhận xét:

Lý do khiến học sinh thích phương pháp DHTDA là được mở rộng vốn hiểu biết về hoá học và đời sống (90,6%) và không phải ngồi chép bài thụ động (84,1%). Chứng tỏ các em muốn mở rộng kiến thức chứ không phải bị nhồi nhét kiến thức như cách dạy đọc - chép. Điều này giúp giáo viên suy nghĩ và điều chỉnh phương pháp dạy học thích hợp cho học sinh.

Một lý do thú vị nữa là các em rất thích được khen thưởng (về vật chất hay tinh thần). Vì vậy, giáo viên nên cân nhắc để đưa ra những hình thức khen thưởng hợp lý, kích thích sự hứng thú học tập của các em.

Bảng 3.17. Những công việc học sinh làm trong quá trình thực hiện dự án

STT Lý do Số lượng Phần trăm %

1 Đọc các tài liệu về dự án 152 83,5

2 Tìm kiếm thông tin liên quan đến các dự án

đang làm từ nhiều nguồn 160 87,9

3 Đề xuất các sản phẩm cho nhóm 140 76,9

4 Chia sẻ thông tin mà bạn tìm được cho các

bạn khác 157 86,3

5 Luôn băn khoăn không vui khi chưa thiết kế

ra một sản phẩm tốt nhất 120 65,9

6 Chủ động tìm gặp thầy cô, bạn bè để trao đổi

khi khó khăn 82 45

7 Công việc khác 10 5,5

Nhận xét:

Bảng 3.17 cho thấy học sinh rất tích cực trong việc tìm thông tin (87,9%), nghiên cứu tài liệu (83,5%) hay chia sẻ thông tin với các thành viên (86,5%). Các em cũng tích cực đề xuất các sản phẩm cho nhóm (76,9%) để trao đổi thảo luận tìm ra sản phẩm tốt nhất, điều này giúp rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cũng như thể hiện được khả năng tư duy sáng tạo ở mỗi học sinh.

Tuy nhiên, có một điều đáng qua tâm là học sinh ít chủ động tìm gặp thầy cô, bạn bè trao đổi khi khó khăn (45%). Vì vậy, giáo viên cần phải theo sát các em trong quá trình học tập để hỗ trợ các em kịp thời và điều chỉnh khi các em đi sai hướng.

Bảng 3.18. Những khó khăn trong quá trình học tập

STT Khó khăn Số lượng Phần trăm %

1 Mất nhiều thời gian và công sức 132 72,5

2 Tốn kém về mặt tài chính 86 47,2

3 Gia đình bạn thiếu phương tiện hỗ trợ như máy

tính, mạng internet 37 20,3

4 Các thành viên trong nhóm không hiểu nhau,

phân công công việc không hợp lý 29 15,9

5 Áp lực học tập từ các môn học khác 134 73,6

6 Khó hoàn thành dự án 59 32,4

7 Khó khăn khác 0 0

Nhận xét:

Trong các khó khăn mà học sinh gặp phải khi thực hiện dự án là mất nhiều thời gian và công sức (72,5%), áp lực học tập từ môn khác (73,6%). Nên giáo viên cần phải cân nhắc không nên yêu cầu các em làm quá nhiều dự án trong một học kỳ hay năm học.

Ngoài ra, các thành viên trong nhóm không hiểu nhau, phân công công việc không hợp lý chỉ chiếm 15,9% cho thấy học sinh làm việc nghiêm túc và không có sự ỷ lại giữa các thành viên trong nhóm.

Và khó khăn khó hoàn thành dự án cũng chiếm không nhiều (32,4%). Tuy nhiên, giáo viên cũng phải cố gắng điều chỉnh, góp ý cho các em để các em không đề ra những sản phẩm quá sức của bản thân, tạo thêm sự tự tin cho các em.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)