Quy trình thiết kế dự án

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 49 - 53)

2.2.2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách sử dụng các chuẩn kiến thức kĩ năng và những kỹ năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được

Để có thể đảm bảo dự án được thiết kế đạt được các chuẩn học tập được yêu cầu trong quá trình giảng dạy, GV cần làm những việc sau đây:

- Tìm và đọc lại những chuẩn kiến thức kĩ năng trong bài dạy của mình. - Đưa ra một số ý tưởng dự án phù hợp với một số chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể. - Phát triển một ý tưởng dự án vừa hướng đến những chuẩn kiến thức kĩ năng vừa có thể kết nối với thực tế cuộc sống.

- Ghi lại các ý tưởng dự án và các chuẩn kiến thức và kĩ năng có liên quan và phù hợp với chúng trong bảng sau đây.

Bảng 2.4. Ví dụ về chuẩn kiến thức kỹ năng và ý tưởng dự án

Chuẩn kiến thức kỹ năng Ý tưởng dự án

Chuẩn kiến thức về bài học " terpen” – Hoá học 11.

HS đóng vai nhân viên trong một công ty mỹ phẩm ( hay bánh kẹo, dược phẩm,..). HS phải lập một kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm mới của công ty.

Chuẩn kĩ năng:

• Rèn luyện kĩ năng thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

• Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạch lạc, tự tin, thuyết phục.

• Rèn luyện khả năng làm việc tập thể. • Phát triển khả năng tự học, tự nghiên

cứu, phát triển năng lực tư duy logic, tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

HS có thể làm việc theo nhóm, thời gian hai tuần, chuẩn bị tư liệu bằng cách tra cứu sách giáo khoa, tài nguyên internet,... để lên kế hoạch, chiến lược quảng cáo cho sản phẩm của công ty mình.

Sản phẩm của HS có thể là poster, tờ rơi hay sản phẩm đa phương tiện để trình bày ở tiết học bài terpen.

2.2.2.2. Bước 2: Thiết lập Bộ câu hỏi khung

Ở chương 1, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của Bộ câu hỏi khung. Vì vậy, để góp phần cho dự án đạt hiệu quả thì GV phải chú trọng trong khâu thiết lập bộ câu hỏi khung định hướng cho bài dạy.

Vậy làm thế nào để thiết kế tốt bộ câu hỏi này? Ở đây, chúng tôi xây dựng một số cách sau:

• GV xuất phát từ đề tài dự án, liên tưởng mở rộng phạm vi đề tài. Sau đó đặt một số câu hỏi bản thân thắc mắc về đề tài.

• GV suy nghĩ về các câu hỏi HS sẽ hỏi khi bạn dạy bài này và chú trọng làm sao để cuốn hút HS.

• Nếu chưa viết được thành câu hỏi, có thể viết câu hỏi như một mệnh đề trước, sau đó phát triển thành câu hỏi.

• Tìm xem điều gì làm cho học sinh ghi nhớ bài học này trong vòng 5 năm nữa.

• Đảm bảo rằng mọi câu hỏi, kể cả các câu hỏi bài học có nhiều hơn một câu trả lời hiển nhiên “đúng” – nhằm phát triển kỹ năng tư duy cấp cao.

• Luôn hỏi lại “Vậy thì sao?” mỗi khi HS hỏi GV.

• Sau khi làm việc tập thể, nên trao đổi các câu hỏi của mình với một số đồng nghiệp và thu thập ý kiến nhằm xem xét các câu hỏi đó để kịp thời chỉnh sửa.

Ví dụ Bộ câu hỏi khung của bài phân bón hóa học • Câu hỏi khái quát

Làm sao để phát triển kinh tế nông nghiệp? • Câu hỏi bài học

Phân bón có ý nghĩa như thế nào đối với nông nghiệp? • Câu hỏi nội dung

- Phân bón là gì?

- Thành phần, tính chất hoá học, ứng dụng và cách điều chế từng loại phân bón hoá học như thế nào?

- Cách sử dụng và bảo quản các loại phân này như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện nay, ở Việt Nam có những cơ sở nào sản xuất? Giá thành ra sao? - Ảnh hưởng của các loại phân bón này tới môi trường như thế nào? Cách xử lý khi bị ô nhiễm?

2.2.2.3. Bước 3: Lập kế hoạch đánh giá

Đối với DHTDA, các tiêu chuẩn đánh giá được đưa ra như sau

Bảng 2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá

Nội dung đánh giá Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá

Đánh giá quá trình học tập

- Có tư liệu phong phú, chính xác từ nhiều nguồn thông tin. - Có sáng tạo trong việc phân chia công việc, trong cách thu thập và xử lí thông tin.

- Có cách trình bày thuyết phục. - Có cách giải quyết vấn đề giải pháp hợp lí.

- Thời gian làm việc khoa học, đúng tiến độ.

Dựa vào

Khả năng đánh giá các vấn đề sau khi phân tích và tổng hợp tư liệu thu thập được. + Đánh giá mức độ thành công trong việc giải quyết vấn đề đó. + Việc vận dụng công nghệ để học tập. Đánh giá sản phẩm của học sinh

Kết quả sản phẩm của HS sau khi hoàn thành dự án với yêu cầu về kiến thức, về diễn đạt, về hình thức sản phẩm và cách trình bày sản phẩm. Mỗi yêu cầu cho điểm thang 10 sau đó chia trung bình.

Sử dụng cách đánh giá theo thang điểm 10 với 4 yêu cầu theo các mức độ khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu.

Đánh giá kỹ năng của học sinh

Kĩ năng tư duy, kĩ năng cộng tác, thuyết phục, kĩ năng công nghệ.

Theo các tiêu chí, mức độ thang điểm 10 dựa vào trọng tâm bài học.

Đánh giá nhóm Sự tham gia làm việc của các thành viên trong nhóm.

Phân công làm việc công bằng và sự phối hợp, hợp tác của các thành viện.

Sự phản hồi thường xuyên đối với giáo viên.

Sắp xếp thời gian hợp lý và hoàn thành dự án đúng yêu cầu.

Chấm điểm theo thang 10, theo từng giai đoạn học tập và các loại sản phẩm trong và cuối quá trình học tập kết hợp với đề xuất về điểm số của

nhóm cho mỗi thành

viên nhóm về ý thức học tập, đóng góp với sản

phẩm chung của

nhóm…trong sự so

sánh, đối chiếu giữa các

nhóm trong một lớp

học.

2.2.2.4. Bước 4: Thiết kế các hoạt động

GV thiết kế 1 buổi giới thiệu, đề xuất và triển khai dự án và 1 buổi trình bày sản phẩm, tổng kết dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Buổi giới thiệu, đề xuất và triển khai dự án

• GV đưa ra tình huống có liên quan đến đề tài.

• Tổ chức cho HS thảo luận, đóng góp ý kiến cho đề tài bằng sơ đồ tư duy và kỹ thuật 5W1H. Ở bước này, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.

• GV tổng hợp ý kiến HS, chia nhóm HS và giao đề tài cho HS.

• GV công bố các tiêu chí đánh giá và điểm số đối các nhóm và cá nhân từng HS, hướng dẫn các công việc mà HS sẽ làm trong quá trình thực hiện dự án.

• Nếu được, GV nên cho HS tham khảo một số dự án đã làm để hạn chế HS đi sai hướng.

b. Buổi trình bày và tổng kết dự án

• GV thiết kế cho các nhóm tự chấm điểm và chấm điểm lẫn nhau, đánh giá sản phẩm của từng nhóm.

• GV tổng kết các phiếu tự đánh giá của các nhóm, nhận xét, cho điểm từng nhóm và rút kinh nghiệm.

• Trong buổi này, GV nên kêu gọi các chuyên gia liên quan đến dự án, ban giám hiệu tham gia và đặt câu hỏi, cũng như đưa ý kiến nhận xét, góp phần làm cho buổi báo cáo thêm sinh động, hấp dẫn và thiết thực.

Ngoài việc thiết kế 2 buổi trên, GV còn phải thiết kế các hoạt động về giao tiếp dự án, hỗ trợ HS (của GV, ban giám hiệu và các chuyên gia) và quản lý nguồn tài nguyên (đã đề cập ở chương 1).

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 49 - 53)