Lập kế hoạch cho dự án

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 29 - 36)

Về cơ bản, khâu lập kế hoạch dự án bao gồm các bước sau:[21], [60], [61], [66]

1.3.6.1. Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách sử dụng các chuẩn kiến thức và những kỹ năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được

Bước đầu tiên trong việc thiết kế dự án là phải xác định những chuẩn kiến thức mà giáo viên muốn học sinh của mình đáp ứng được khi hoàn thành dự án. Sau đó, từ những chuẩn kiến thức này phát triển các mục tiêu học tập và những câu hỏi có ý nghĩa. Cả 3 mục tiêu học tập cần phải nhằm tới đó là: mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu về thái độ. Trong đó chú ý thiết lập những mục tiêu tập trung vào tư duy cao chứ không chỉ là những kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Từ nội dung bài học (thường là những bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn), giáo viên hình thành ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án:

• GV luôn cần phải nhìn thấy, phải tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học.

• GV phải nhìn thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt (ví dụ: khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, thiên tai..).

• Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống.

• Lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu của dự án đề ra.

Người GV phải đặt ra các câu hỏi trong suốt quá trình tìm ý tưởng: • Dự án này được thực hiện thì có tạo nên sự học tập tích cực không? • Trong tương lai dự án này có thể thực hiện khác được không?

• Làm thế nào để nội dung bài học trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh? • Nội dung môn học ảnh hưởng đến đời sống thực của các em như thế nào? • Tại sao các em phải quan tâm đến điều đó?

1.3.6.2. Thiết lập bộ câu hỏi khung

Bộ câu hỏi khung định hướng sẽ cung cấp một cấu trúc trong việc đặt câu hỏi xuyên suốt các dự án, phát triển tư duy ở các cấp độ. Bộ câu hỏi giúp dự án tạo ra sự cân bằng giữa việc thấu hiểu nội dung và việc khám phá những ý tưởng hấp dẫn khiến việc học trở nên phù hợp với học sinh. Bộ câu hỏi khung chương trình bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, và câu nội dung hướng dẫn việc tiếp thu bài học. Định hướng hoạt động cho giáo viên và học sinh vào những nội dung quan trọng. Tránh tình trạng trình bày nông cạn, hời hợt, ngoài chủ đích.

a. Các loại câu hỏi định hướng

Bảng 1.1. Các loại câu hỏi định hướng

Câu hỏi Khái quát Câu hỏi Bài học Câu hỏi Nội dung

Đặc điểm

Có phạm vi rộng, là những câu hỏi mở, tập trung vào những vấn đề, mối quan tâm lớn (đã giải quyết hay đang còn tranh cãi) có ý nghĩa xuyên suốt các lĩnh vực của môn học và có khi cả các môn học khác.

- Là cầu nối giữa các môn học, giữa môn học và bài học.

- Không có một câu trả lời hiển nhiên “đúng”. Không thể trả lời thỏa đáng bằng một câu đơn giản. Vì vậy, học sinh được thử thách trong việc tìm ra nhiều kết - Cũng là những câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hoặc một bài học cụ thể. - Thường gắn với

những nội dung bài học cụ thể.

- Là cầu nối giữa môn học và bài học.

- Không có câu trả lời hiển nhiên “đúng”. Không thể trả lời bằng một câu đơn giản.

- Là những câu hỏi cụ thể trong một bài học. - Chú trọng vào sự kiện hơn giải thích sự kiện. - Ít yêu cầu học sinh phải có những kỹ năng suy nghĩ bậc cao. - Thường có những câu trả lời “đúng”, rõ ràng, chính xác.

quả khác nhau. Tác dụng - Chỉ ra sự phức tạp và phong phú của vấn đề, dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác. - Phát triển trí tưởng tượng và tạo ra mối liên hệ giữa các môn học, giữa môn học và ý tưởng, kiến thức của học sinh.

- Khuyến khích thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu. Gợi mở sự nghiên cứu chứ không dẫn đến những kết luận sớm.

- Đặt nền tảng cho các câu hỏi Bài học và câu hỏi Nội dung.

- Giúp giáo viên tập trung vào các khía cạnh quan trọng của bài học. - Những câu hỏi Bài học hướng tới các trình độ khác nhau có thể hỗ trợ và phát triển một câu hỏi Khái quát. Chúng được thiết kế để làm rõ, khai thác các khía cạnh của câu hỏi Khái quát thông qua chủ đề của bài học. - Đặt nền tảng cho các câu hỏi Nội dung.

- Trực tiếp hỗ trợ những chuẩn kiến thức và mục tiêu học tập. - Nhiều câu hỏi Nội dung hỗ trợ và phát triển một câu hỏi Bài học hay câu hỏi Khái quát. Ví dụ Khi dạy bài oxi - Làm thế nào để có cuộc sống tốt đẹp? - Sinh vật tồn tại và phát triển thế nào? - Em biết gì về oxi? - Oxi quan trọng như thế nào?

- Tính chất vật lý của oxi?

- vai trò của oxi trong cuộc sống?

- So sánh cấu tạo của oxi và ozon?

- So sánh tính oxi hóa của oxi và ozon?

b. Một số chú ý

• Sự khác nhau của câu hỏi Khái quát và câu hỏi Bài học không quá rõ ràng. Chúng có những điểm chung sau đây:

- Hướng vào trọng tâm của môn học. Định hướng vào các ý quan trọng và xuyên suốt.

- Phản ánh các mức ưu tiên về khái niệm.

- Khơi dậy những câu hỏi quan trọng xuyên qua nội dung. - Có khả năng liên kết nhiều câu hỏi cụ thể và tổng quát. - Khuyến khích và duy trì hứng thú của học sinh.

- Không có câu trả lời hiển nhiên “đúng”.

- Thường bắt đầu bằng: Vì sao..?, Thế nào..?, Tại sao..? (trong khi các câu hỏi khác thường bắt đầu bằng Cái gì..?, Ai.. , Khi nào...)

• Tùy thuộc vào tình huống và cách sử dụng, một câu hỏi có thể là câu hỏi Khái quát hoặc câu hỏi Bài học. Ví dụ “Mâu thuẫn tạo rat hay đổi như thế nào?” có thể sử dụng như câu hỏi Khái quát hoặc câu hỏi Bài học:

- Nó có thể là câu hỏi Khái quát nếu nó được dùng như câu hỏi định hướng lâu dài cả năm với các lớp khoa học xã hội và có thể bao gồm các chủ đề như: Cuộc cách mạng công nghiệp, Chiến tranh thế giới thứ II...

- Nó có thể là câu hỏi Bài học nếu nó chỉ được sử dụng trong một bài cụ thể như “Sự tiến hóa” chẳng hạn.

• Câu hỏi Khái quát lý giải và tập trung vào quá trình tiếp thu các sự kiện và chủ đề trong phạm vi một dự án hoặc khóa học. Câu hỏi Khái quát được hình thành một cách tự nhiên, mới xem có cảm giác không liên quan. Câu hỏi Khái quát cần hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi và vốn ngôn ngữ của học sinh. Chú ý, nên tránh những câu hỏi quá khái quát, trừu tượng, khó tiếp cận đối với học sinh.

• Nhiều câu hỏi Bài học hỗ trợ câu hỏi Khái quát. Nhiều câu hỏi Bài học trong một khóa học có thể khám phá ra nhiều khía cạnh khác nhau của câu hỏi khái quát. Các nhóm giáo viên của nhiều môn học khác nhau có thể sử dụng các câu hỏi Bài học của mình để hỗ trợ một câu hỏi Khái quát, chung nhất.

• Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài dạy giáo viên cần tập trung vào các câu hỏi được các nhà khoa học quan tâm thường xuyên trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại hoặc các câu hỏi được học sinh quan tâm.

1.3.6.3 .Lập kế hoạch đánh giá [5], [14], [22], [31]

Trong dạy học/giáo dục, đánh giá đó là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo.

Trong quá trình dạy học/giáo dục nói chung, kiểm tra đánh giá giúp cung cấp những thông tin về kết quả dạy học, so sánh kết quả với các chuẩn đề ra để đánh giá mức độ đạt mục tiêu dạy học.

Mục đích đánh giá

Để biết:

- Dạy học có hiệu quả hay không,

- Học sinh có cần được được hướng dẫn thêm hay không, - Học sinh có sẵn sàng học tiếp hay không,

- Có cần phải áp dụng phương pháp khác hay không, - Bài học tiếp theo cần được cải tiến như thế nào?

Giáo viên cần:

- Cung cấp phản hồi mang tính xây dựng và chẩn đoán cho người học, - Thu thập thông tin cho mục đích báo cáo (điểm),

- Xác định mức độ thích hợp cho học sinh mới (xếp lớp),

- Xác định xem liệu học sinh có đáp ứng yêu cầu của chương trình không (bằng cấp), và thúc đẩy học sinh học tập và tiến bộ bền vững.

Người học cần:

- Biết những gì được mong đợi ở họ,

- Biết họ cần làm gì để cải thiện khả năng thể hiện của mình, - Hiểu được điểm số của khoá học bao gồm những yếu tố nào và - Hiểu được rằng đánh giá là công bằng và có ý nghĩa.

Như vậy, đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho giáo viên và học sinh một cách đầy đủ để xác minh, phân tích những khó khăn trong nhận thức của từng học sinh để cả thầy và trò điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động giáo dục. Đây là điều rất quan trọng mà mỗi người đều phải quan tâm bởi điều khó nhất đối với giáo viên là phải “tìm” cho được cái mạnh, cái yếu của từng học sinh không phải chỉ để phán xét, cho điểm mà quan trọng hơn là để uốn nắn, để khích lệ học sinh vươn lên trong nhận thức.

Để đánh giá, cần tuân theo 5 giai đoạn:

1. Xác định qu yết định cần đưa ra (đánh giá nhằm chẩn đoán hay quyết định đỗ trượt,...) và đối chiếu với mục tiêu đã định trong khuôn khổ của quá trình giáo dục.

2. Trình bày các tiêu chuẩn đánh giá. Điều quan trọng là chỉ rõ các mục tiêu, tình huống và biến số đã được tính tới cũng như ý thức rõ biến số và các mục tiêu mà vì nhiều lí do khác nhau đã không được tính tới. Đánh giá sẽ có giá trị nếu các tiêu chuẩn rõ ràng, thích đáng, có nghĩa là đánh giá đúng những gì muốn đánh giá.

3. Thu thập các thông tin. Tuỳ theo quyết định cần đưa ra và tiêu chuẩn đã được công nhận mà xác định thông tin cần thu thập, những tình huống để đánh giá và những công cụ cần thiết. Xử lí thông tin nếu cần.

4. Đối chiếu các tiêu chuẩn đã được công nhận với các thông tin đã thu thập. Việc đối chiếu các tiêu chuẩn với các thông tin sẽ đưa đến một hoặc nhiều quyết định.

5. Đưa ra kết luận một cách chính xác để dễ dàng đưa ra quyết định – công đoạn cuối cùng của quá trình đánh giá.

Đánh giá trong DHTDA là sự đánh giá liên tục, xuyên suốt quá trình dự án. Đánh giá trong DHTDA cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Đánh giá một cách liên tục.

- Đánh giá để cải thiện chứ không phải để kiểm tra trí tuệ hay mức độ tiếp thu kiến thức.

- Sử dụng nhiều chiến lược đánh giá khác nhau. - Đánh giá các mục tiêu quan trọng của bài dạy. - Tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá.

Trong DHTDA, cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS trong mỗi dự án. Điều này có nét khác biệt với những hình thức đánh giá thông thường. Tuỳ vào từng mức độ yêu cầu đối với HS mà GV có thể chọn tiêu chí nào cho phù hợp.

Sản phẩm hoạt động nhóm rất đa dạng, tùy theo từng vấn đề cụ thể có thể là một bài viết ở dạng văn bản word hay một bài trình diễn dưới dạng powerpoint hoặc là sự kết hợp của cả ba sản phẩm: một bài trình diễn dưới dạng powerpoint, ấn phẩm (tờ rơi, báo tường…), trang web, hay một dụng cụ hay chất nào đó HS chế tạo được, có thể là tác phẩm nghệ thuật như một vở kịch hay bài hát... Để định hướng hoạt động của HS và để mang tính khoa học, công bằng trong đánh giá hoạt động nhóm, GV thiết kế sẵn các phiếu đánh giá (công cụ đánh giá). Trong đó cần phải ghi rõ các mục cần đánh giá và thang điểm tương ứng với từng mục, phát cho từng nhóm trước khi thực hiện dự án. Căn cứ vào các phiếu đánh giá này, HS có sự phấn đấu và biết được SP của nhóm mình cần đạt đến mức độ nào để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

1.3.6.4. Thiết kế các hoạt động [21], [60],[62],[66]

a. Giao tiếp về dự án

- Gặp gỡ, trao đổi với các PHHS, đài truyền hình, UBND Thị xã/thành phố, các cơ qua chức năng để liên hệ, giới thiệu mục đích học tập của HS nhằm nhờ các cơ qua chức năng tạo điều kiện cho HS học tập.

- Trao đổi nhóm theo thời gian cụ thể hoặc tự do vào lúc cần thiết.

b. Thời gian và các bước chuyển tiếp

Phân chia theo thời gian: trước dự án, trong và sau dự án, cụ thể:

- GV chuẩn bị lập kế hoạch, tìm hiểu học sinh, phân chia nhóm, gửi yêu cầu hợp tác của phụ huynh.

- Trong quá trình thực hiện: Giáo viên lên kế hoạch kiểm tra, tham gia họp, ghi nhận các phản hồi và giúp các nhóm tháo gỡ khó khăn.

- Cuối dự án, đề xuất với BGH nhà trường về việc trình bày dự án của HS - Sau dự án, tiếp tục ghi nhận ở HS những giải pháp tiếp theo cho sự phát triển của xã hội…

c. Hỗ trợ sự cộng tác

Giới thiệu dự án tới phụ huynh học sinh, các đối tượng mà HS cần gặp (thư viện, phòng máy, phụ huynh, đài truyền hình, các cơ quan chức năng…

d. Quản lý các nguồn tài nguyên

Các nhóm quản lí tài nguyên của nhóm mình thông qua máy tính ở nhà.

Tiến trình 4 bước thực hiện đơn giản này có thể khiến các GV nhầm lẫn nhưng thiết kế dự án không phải là đường thẳng mà là một vòng xoáy trôn ốc để đảm bảo đi đúng hướng. Bộ câu hỏi khung và phương pháp dự án nên được thực hiện cùng nhau nhằm hỗ trợ cho việc đạt mục đích dạy học và những chuẩn trọng tâm của bài học. Trong suốt bài học, nên tạo nhiều cơ hội để đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của học sinh.

Nếu như thầy cô còn cảm thấy bỡ ngỡ với dự án, cách tốt nhất là bắt đầu từ từ và đi dần lên từ những gì thành công. Việc bắt đầu dần dần có nghĩa là chỉ dùng đến một hoặc hai phương pháp dạy học cùng lúc, đồng thời thiết kế hoàn chỉnh dự án và thực hiện bài học theo dự án. Bắt đầu từ từ có thể là sự kết hợp của:

- Các chuyên gia trong cộng đồng

- Kịch bản dự án

- Một phiếu tự đánh giá chung của học sinh

- Chiến lược phân nhóm hợp tác

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)