Lĩnh vực bài dạy: hóa học vô cơ, Nhóm cacbon Thời gian dự kiến: 2 tuần
Đặt vấn đề: Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng từ những hợp chất tự nhiên của silic và các hóa chất khác, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống con người. Bài học này sẽ giúp cho học sinh biết và hiểu thêm về công nghiệp silicat, giúp mở rộng kiến thức và tăng sự yêu thích đối với môn hóa học.
I. Mục tiêu bài học
I.1. Về kiến thức
Học sinh biết được
• Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng. • Thành phần hóa học, tính chất, ứng dụng của một số loại thuỷ tinh (thuỷ tinh kali, pha lê, thạch anh, thuỷ tinh màu).
• Đồ gốm: phân loại, thành phần hoá học, cách sản xuất, tính chất của gạch ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ và men.
• Thành phần hoá học và phương pháp sản xuất xi măng, quá trình đông cứng xi măng.
I.2. Về kĩ năng
• Bảo quản, sử dụng được hợp lý, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
• Giải được bài tập: Biểu diễn thành phần chính của thuỷ tinh, xi măng dưới dạng hợp chất các oxit theo % khối lượng của các oxit, bài tập khác có nội dung liên quan.
• Rèn luyện kĩ năng thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
• Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạch lạc, tự tin, thuyết phục.
• Rèn luyện khả năng làm việc tập thể.
I.3. Về thái độ
• Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, tạo hứng thú cho môn học.
• Tạo sự gắn bó, đoàn kết trong tập thể.
II. Xây dựng kế hoạch thực hiện
II.1. Bộ câu hỏi định hướng
• Câu hỏi khái quát
Bạn nghĩ gì về nền kinh tế của Việt Nam? • Câu hỏi bài học
Các ngành công nghệ silicat có vai trò như thế nào trong nên kinh tế Việt Nam?
• Câu hỏi nội dung
- Các ngành công nghệ silicat là gì?
- Đặc điểm hoá học, phương pháp sản xuất sản phẩm của ngành ra sao? - Cách sử dụng và bảo quản gốm sứ, thuỷ tinh và xi măng như thế nào? - Chúng được sản xuất ở đâu và giá thành như thế nào?
II.2. Bài tập dành cho học sinh .
Giả sử bạn là các chuyên gia về các ngành công nghiệp silicat( có thể là nhà sản xuất, nhân viên quảng cáo,…). Nhiệm vụ của bạn là làm cho mọi người hiểu và quan tâm đến các sản phẩm của ngành.
II.3. Chi tiết dự án
Chia lớp làm 3 nhóm • Nhóm 1: Thủy tinh
• Nhóm 2: Đồ gốm
• Nhóm 3: Xi măng
II.3.1. Các yêu cầu dành cho từng nhóm Nhóm 1: thủy tinh
• Thành phần hóa học, tính chất và ứng dụng của một số loại thủy tinh • Một số nơi sản xuất và cung ứng thủy tinh.
• Giá thành của một số loại thủy tinh. • Cách bảo quản các sản phẩm thủy tinh.
Nhóm 2: đồ gốm
Trả lời các câu hỏi sau:
• Phân loại, thành phần hoá học, cách sản xuất, tính chất của các loại đồ gốm. • Một số nơi sản xuất và cung ứng đồ gốm.
• Một số ứng dụng của đồ gốm. • Cách bảo quản các sản phẩm gốm
Nhóm 3: xi măng
Trả lời các câu hỏi sau:
• Thành phần hoá học và phương pháp sản xuất xi măng, quá trình đông cứng xi măng.
• Một số nơi sản xuất và cung ứng xi măng.
• Giá thành và giải thích các thông số và kí hiệu trên một bao xi măng • Cách sử dụng và bảo quản xi măng.
II.3.2. Yêu cầu chung cho các nhóm
• Sản phẩm của nhóm có thể là tạp chí, clip quảng cáo hay một cuốn truyện tranh,… thể hiện được các hiểu biết của mình về thủy tinh, đồ gốm hay xi măng.
• Hoàn thành bài thuyết trình của mình bằng phần mềm powerpoint.
• Sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật phục vụ cho bài thuyết trình của mình.
• Làm một bản báo cáo chi tiết về kế hoạch, phân công cụ thể các công việc và tiến độ làm việc của từng thành viên trong nhóm.
II.4. Trang thiết bị và tài liệu
• Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác • Tài nguyên internet: www.google.com
www.hoahocvaungdung.com www.chemistry.com
www.hatien1.com …
• Các thiết bị hỗ trợ: máy ảnh kỹ thuất số, máy vi tính , máy chiếu, máy quay phim,..
III. Các bước thực hiện
III.1. Công tác chuẩn bị của GV
• GV tìm hiểu dự án • Lên kế hoạch cho dự án • Tìm các nguồn tư liệu hỗ trợ • Triển khai cho học sinh thực hiện
III.2. Các bước hướng dẫn HS thực hiện dự án
• Bước 1: Giới thiệu dự án và thời gian dự án: 2 tuần, từ ngày...đến ngày...
• Bước 2: Tổ chức nhóm, phát và hướng dẫn HS đọc các tài liệu có liên quan đến dự án.
• Bước 3: Thực hiện dự án.
• Bước 4: Nộp sản phẩm cho GV.
• Bước 5: Báo cáo kết quả và tổng kết dự án.
IV. Thang điểm đánh giá