Chúng tôi đã phát phiếu điều tra để tham khảo ý kiến của 44 GV hóa học ở các trường THPT tại: tỉnh Đồng Nai (23); thành phố Hồ Chí Minh (8); tỉnh Bình Thuận (4); tỉnh Tiền Giang (1); tỉnh Bình Dương (2); tỉnh Long An (2); tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (1); tỉnh Gia Lai (1); tỉnh Bến Tre (1); tỉnh Tây Ninh (1).
Kết quả phản hồi thu được như sau:
Bảng 3.2: Mức độ cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập theo CKTKN
Mức độ Đồng ý Tỉ lệ Rất cần thiết 11 25,0% Cần thiết 27 61,4% Bình thường 5 11,4% Không cần thiết 1 2,3%
Bảng 3.3: Tác dụng của hệ thống bài tập theo CKTKN
Tác dụng Đồng ý Tỉ lệ Giúp không làm quá tải nội dung dạy và học. 27 61,4% Giúp HS thuận lợi trong việc tự học, tự kiểm tra đánh giá. 23 52,3% Giúp GV chủ động, linh hoạt trong dạy học. 10 22,7% Giúp phân hóa được trình độ nhận thức của HS 20 45,5% Tạo sự thống nhất về nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá 35 79,5%
Bảng 3.4: Sử dụng BTHH theo các mức độ nhận thức phù hợp với HS
Trình độ HS Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao HS giỏi 11,4% 47,7% 36,4% 79,5% HS khá 18,2% 59,1% 75,0% 27,3% HS TB 43,2% 79,5% 38,6% 9,1% HS yếu 70,5% 29,5% 27,3% 0,0%
Bảng 3.5: Sử dụng BTHH theo các mức độ nhận thức ở từng thời điểm
Thời điểm Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao Khi kiểm tra bài cũ 61,4% 81,8% 43,2% 6,8% Khi học kiến thức mới 22,7% 72,7% 43,2% 6,8% Khi củng cố bài 31,8% 59,1% 59,1% 20,5% Trong giờ luyện tập 18,2% 61,4% 77,3% 84,1% Khi ôn tập, hệ thống hóa 25,0% 47,7% 65,9% 75,0%
Tổng hợp ý kiến của các GV cho thấy:
- Việc xây dựng hệ thống bài tập theo CKTKN là thực sự cần thiết (86,4%) trong quá trình dạy học. Vì nó tạo sự thống nhất về nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá (79,5%); giúp không làm quá tải nội dung dạy (61,4%) và học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
- Khi sử dụng hệ thống BTHH theo CKTKN trong dạy học, hầu hết GV đều khẳng định rằng: tùy theo đối tượng HS và thời điểm dạy học, phải sử dụng kết hợp nhiều dạng bài tập với các mức độ nhận thức khác nhau.