Mục đích và phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 35 - 39)

Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học hóa học, chúng tôi đã trò chuyện và phát phiếu điều tra cho 44 GV và 417 HS ở các trường THPT để lấy ý kiến tham khảo.

Ngoài ra, chúng tôi còn trao đổi, trò chuyện với các GV đang trực tiếp giảng dạy để biết được chi tiết, cụ thể hơn về vấn đề sử dụng bài tập theo CKTKN trong dạy học hóa học.

1.5.2. Kết quả điều tra

• Đối với GV, chúng tôi lấy ý kiến về các vấn đề sau:

Bảng 1.2: Các dạng BTHH GV thường chọn sửa cho HS

Dạng bài tập Đồng ý Tỉ lệ Tất cả các BT trong SGK. 11 25,0% BT có liên quan đến kiến thức trọng tâm. 37 84,1% BT mẫu cho từng chủ đề, từng dạng toán. 38 86,4% BT mới, lạ, độc đáo. 2 4,5% BT phức tạp đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp. 9 20,5% BT có cách giải nhanh. 22 50,0% BT giải bằng nhiều cách. 14 31,8%

Bảng 1.3: Thứ tự sử dụng các BTHH của GV khi dạy

Thứ tự sử dụng BTHH Đồng ý Tỉ lệ Theo đúng thứ tự các bài trong SGK. 6 13,6% Theo đề nghị của HS. 5 11,4%

Theo từng chủ đề kiến thức, từng dạng bài toán (viết

PTPƯ, nhận biết, điều chế, …) 38 86,4% Theo mức độ từ dễ đến khó. 35 79,5%

Bảng 1.4: Những vấn đề GV thường chú ý khi dạy tiết bài tập

Vấn đề Đồng ý Tỉ lệ Củng cố kiến thức trọng tâm. 37 84,1% Rèn luyện kĩ năng tính toán. 19 43,2% Nắm được phương pháp giải cho từng dạng bài tập. 30 68,2% Biết vận dụng kiến thức vào từng trường hợp cụ thể. 25 56,8% Chỉ cần kết quả đúng (cách giải nhanh, giải bằng nhiều

cách,…) 5 11,4%

• Đối với HS, chúng tôi đã tổng hợp ý kiến các em về những vấn đề như:

Bảng 1.5: Nguồn BTHH mà HS thườnglàm

Nguồn BTHH Đồng ý Tỉ lệ

SGK 273 65,5%

Sách tham khảo 62 14,9%

Internet 12 2,9%

Bài tập do GV yêu cầu 234 56,1% Từ đề kiểm tra, đề thi các năm trước 65 15,6%

Bảng 1.6: Những khó khăn HS thường gặp khi giải BTHH

Đồng ý Tỉ lệ Không biết liên hệ giữa kiến thức đã học với yêu cầu của BT. 191 45,8% Không nắm được phương pháp giải đối với từng dạng BT cụ

thể. 285 68,3%

Không nắm vững những kiến thức hóa học cơ bản, trọng tâm. 187 44,8% Các BT chưa được sắp xếp theo từng chủ đề, từng dạng toán. 103 24,7%

Các BT chưa được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. 154 36,9% Không có nhiều BT tương tự cùng chủ đề để làm thường

xuyên. 179 42,9%

Bảng 1.7: Mức độ của các yếu tố giúp HS nâng cao kĩ năng giải BTHH

Yếu tố Rất cần Cần Bình thường Không cần

GV hướng dẫn PP giải chung cho từng

dạng BT. 77,9% 19,4% 2,4% 0,0% Có hệ thống BT cho HS theo từng dạng

sắp xếp từ dễ đến khó. 37,9% 52,0% 7,0% 1,9% Cho HS thảo luận cùng giải BT để học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lẫn nhau. 34,1% 40,3% 16,8% 1,7% GV sửa kĩ các BT mẫu, BT SGK. 54,4% 35,0% 7,9% 1,0%

• Tổng hợp kết quả trên, chúng tôi nhận thấy:

- Hầu hết GV đều cho rằng: các BTHH cơ bản có liên quan đến kiến thức trọng tâm là rất quan trọng trong quá trình dạy học; việc xây dựng hệ thống BTHH theo từng chủ đề kiến thức (86,4%) và theo các mức độ nhận thức khác nhau (79,5%) là rất cần thiết.

- Về phía HS, khi làm BTHH các em thường lúng túng do không biết phương pháp giải từng dạng bài tập đặc trưng (68,3%) cũng như không nắm vững kiến thức hóa học cơ bản (44,8%), không biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập (45,8%). Nguyên nhân một phần là do các em chưa có một hệ thống gồm nhiều bài tập để rèn luyện thường xuyên.

- Đối với HS, các em thường chỉ làm các bài tập trong SGK (65,5%) hoặc do GV yêu cầu (56,1%). Tuy nhiên, các nguồn bài tập trên thường không có nhiều bài cùng chủ đề để các em được rèn luyện một cách thường xuyên nên phần kiến thức các em tiếp thu thường không chắc chắn.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:

1. Tổng quan về CKTKN: khái niệm về Chuẩn nói chung và CKTKN của chương trình giáo dục phổ thông; tầm quan trọng và một số lưu ý khi thực hiện CKTKN trong dạy học và trong kiểm tra, đánh giá.

2. Bài tập hóa học: khái niệm, tác dụng, cách phân loại BTHH trong dạy học và một số phương pháp để giúp GV xây dựng các BTHH mới.

3. Sơ lược về TNTL và TNKQ; so sánh ưu nhược điểm của 2 hình thức bài tập này; khái niệm TNKQ tiêu chuẩn hóa và ngân hàng câu hỏi TNKQ.

4. Chúng tôi đã khảo sát thực trạng sử dụng BTHH qua phiếu tham khảo ý kiến của 44 GV và 417 HS lớp 10 ở các trường THPT. Sau khi thu thập các số liệu cho thấy, cả GV và HS đều cho rằng việc xây dựng hệ thống gồm nhiều BTHH cơ bản được sắp xếp theo từng chủ đề kiến thức, theo các mức độ nhận thức từ dễ đến khó là rất thiết thực đối với quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.

Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTHH theo CKTKN phần hóa vô cơ lớp 10 THPT, đồng thời đề ra một số hướng sử dụng bài tập đã xây dựng trong quá trình dạy học.

CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ

THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 10 THEO CKTKN

2.1. Cấu trúc và CKTKN phần hóa vô cơ lớp 10 THPT chương trình chuẩn [15], [51]

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 35 - 39)