Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32)

Trắc nghiệm tự luận là dạng bài tập HS phải trình bày, diễn giải cách giải quyết các vấn đề để đạt được kết quả mà bài tập yêu cầu.

TNKQ là dạng bài tập có kèm theo một số phương án trả lời sẵn, HS suy nghĩ rồi chọn đáp án phù hợp nhất, gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. TNKQ gồm các loại sau:

+ Trắc nghiệm đúng – sai: một mệnh đề, một phát biểu hoặc nhận xét mà HS phải khẳng định là đúng hay sai.

+ Trắc nghiệm điền khuyết: có những chỗ trống để HS điền từ hoặc cụm từ thích hợp.

+ Trắc nghiệm ghép đôi: HS tìm cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.

+ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: gồm có phần dẫn và nhiều câu trả lời để HS lựa chọn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất còn lại đều là sai, những câu trả lời sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu.

Trong các loại bài tập TNKQ trên thì trắc nghiệm nhiều lựa chọn được dùng phổ biến hơn vì có nhiều ưu điểm như xác suất đúng ngẫu nhiên thấp, dễ chấm.

1.4.2. Ưu, nhược điểm

Phương pháp TNKQ và tự luận đều là hai phương pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định thể hiện qua bảng so sánh sau:

Bảng 1.1: So sánh ưu, nhược điểm của TNTL và TNKQ TNKQ TNTL Sự phù hợp với các mức độ nhận thức - Thích hợp với mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích. - Không thích thợp ở mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh. - Thích hợp với mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, suy luận, phê phán. - Không thích hợp ở mức độ nhận biết.

Nội dung kiến thức

- Có thể bao quát toàn diện với nhiều câu hỏi.

- Chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể.

Chuẩn bị câu hỏi - Tốn nhiều thời gian. - Tốn ít thời gian. Chấm điểm - Khách quan, đơn giản và kết

quả ổn định.

- Chủ quan, khó chấm và kết quả ít ổn định

Yếu tố làm sai lệch kết quả

- Khả năng đọc, hiểu, phán đoán của HS

- Khả năng viết, trình bày, cách diễn đạt của HS.

Phát triển năng lực tư duy cho

HS

- Khuyến khích ghi nhớ, hiểu, phân tích ý kiến của người khác.

- Khả năng bật nhanh.

- Khuyến khích tổng hợp, diễn đạt ý kiến của bản thân. - Thể hiện tư duy logic, tư duy trừu tượng của bản thân.

1.4.3. TNKQ tiêu chuẩn hóa và ngân hàng câu hỏi TNKQ

1.4.3.1. Trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa và trắc nghiệm trong một lớp học

• Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá là trắc nghiệm được soạn thảo trên cơ sở nội dung và mục tiêu chung của nhiều trường học, trong một vùng hay cả nước. Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá có các đặc điểm sau đây:

- Đề cập đến những phần rộng của kiến thức, kĩ năng và thường chỉ sử dụng một số ít câu hỏi có tính bao quát cho một chủ đề.

- Dùng các câu hỏi trắc nghiệm đã được thử nghiệm (thực nghiệm sư phạm) để đánh giá chất lượng, đã phân tích ưu, nhược điểm và đã được sửa chữa nên có chất lượng tốt và có độ tin cậy cao.

- Cung cấp các chuẩn mực về kiến thức và kĩ năng cho một vùng hay cả nước.

• Trắc nghiệm trong một lớp học là trắc nghiệm được soạn thảo trên cơ sở nội dung và mục tiêu của một lớp học hay của một trường. Trắc nghiệm trong một lớp học có các đặc điểm sau:

- Đề cập đến một chủ đề, một kiến thức hay kĩ năng chuyên biệt nào đó. - Được soạn thảo bởi một GV hay một số GV trong trường.

- Dùng các câu trắc nghiệm chưa được thử nghiệm nên có thể chất lượng trung bình, độ tin cậy thấp.

- Chỉ giới hạn trong phạm vi một lớp hay một trường.

1.4.3.2. Ngân hàng câu hỏi TNKQ

Việc soạn thảo câu TNKQ tốn nhiều công sức và thời gian. Mặt khác mỗi câu TNKQ chỉ đề cập được một khía cạnh của kiến thức, thời gian dành cho mỗi câu ít, nên một bài kiểm tra cần nhiều câu hỏi. Do những đặc điểm này mà chúng ta cần xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ để thuận tiện hơn trong quá trình dạy và học.

Trong giảng dạy: GV căn cứ vào ngân hàng câu hỏi để thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy thu thập thông tin, dạy năng lực xử lý thông tin và năng lực giải quyết vấn đề.

Trong học tập: giúp HS xác định kiến thức chuẩn môn học mình cần phải nắm; giúp HS tự học và tự kiểm tra nhận thức của mình, mở rộng kiến thức qua các tài liệu tham khảo khác nhau; giúp HS có thể học nhóm, trao đổi thảo luận trên cơ sở các câu hỏi có sẵn trong ngân hàng.

Trong kiểm tra đánh giá: sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ có sẵn giúp tiện lợi cho việc ra đề thi kiểm tra; hạn chế tiêu cực trong thi cử. Mỗi lần cần kiểm tra hoặc thi ta rút các câu hỏi từ ngân hàng để làm đề.

Một ngân hàng câu hỏi có thể tới hàng ngàn câu hỏi được sắp xếp theo từng lớp và theo nội dung chương trình. Đó là những câu TNKQ đã được thử nghiệm,

chọn lọc và sửa chữa nên có chất lượng tốt, có độ tin cậy cao.

Hàng năm cần loại bỏ những câu có chất lượng thấp và bổ sung những câu mới có chất lượng cao hơn.

1.5. Thực trạng sử dụng bài tập theo CKTKN trong dạy học hóa học ở một số trường THPT một số trường THPT

1.5.1. Mục đích và phương pháp điều tra

Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học hóa học, chúng tôi đã trò chuyện và phát phiếu điều tra cho 44 GV và 417 HS ở các trường THPT để lấy ý kiến tham khảo.

Ngoài ra, chúng tôi còn trao đổi, trò chuyện với các GV đang trực tiếp giảng dạy để biết được chi tiết, cụ thể hơn về vấn đề sử dụng bài tập theo CKTKN trong dạy học hóa học.

1.5.2. Kết quả điều tra

• Đối với GV, chúng tôi lấy ý kiến về các vấn đề sau:

Bảng 1.2: Các dạng BTHH GV thường chọn sửa cho HS

Dạng bài tập Đồng ý Tỉ lệ Tất cả các BT trong SGK. 11 25,0% BT có liên quan đến kiến thức trọng tâm. 37 84,1% BT mẫu cho từng chủ đề, từng dạng toán. 38 86,4% BT mới, lạ, độc đáo. 2 4,5% BT phức tạp đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp. 9 20,5% BT có cách giải nhanh. 22 50,0% BT giải bằng nhiều cách. 14 31,8%

Bảng 1.3: Thứ tự sử dụng các BTHH của GV khi dạy

Thứ tự sử dụng BTHH Đồng ý Tỉ lệ Theo đúng thứ tự các bài trong SGK. 6 13,6% Theo đề nghị của HS. 5 11,4%

Theo từng chủ đề kiến thức, từng dạng bài toán (viết

PTPƯ, nhận biết, điều chế, …) 38 86,4% Theo mức độ từ dễ đến khó. 35 79,5%

Bảng 1.4: Những vấn đề GV thường chú ý khi dạy tiết bài tập

Vấn đề Đồng ý Tỉ lệ Củng cố kiến thức trọng tâm. 37 84,1% Rèn luyện kĩ năng tính toán. 19 43,2% Nắm được phương pháp giải cho từng dạng bài tập. 30 68,2% Biết vận dụng kiến thức vào từng trường hợp cụ thể. 25 56,8% Chỉ cần kết quả đúng (cách giải nhanh, giải bằng nhiều

cách,…) 5 11,4%

• Đối với HS, chúng tôi đã tổng hợp ý kiến các em về những vấn đề như:

Bảng 1.5: Nguồn BTHH mà HS thườnglàm

Nguồn BTHH Đồng ý Tỉ lệ

SGK 273 65,5%

Sách tham khảo 62 14,9%

Internet 12 2,9%

Bài tập do GV yêu cầu 234 56,1% Từ đề kiểm tra, đề thi các năm trước 65 15,6%

Bảng 1.6: Những khó khăn HS thường gặp khi giải BTHH

Đồng ý Tỉ lệ Không biết liên hệ giữa kiến thức đã học với yêu cầu của BT. 191 45,8% Không nắm được phương pháp giải đối với từng dạng BT cụ

thể. 285 68,3%

Không nắm vững những kiến thức hóa học cơ bản, trọng tâm. 187 44,8% Các BT chưa được sắp xếp theo từng chủ đề, từng dạng toán. 103 24,7%

Các BT chưa được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. 154 36,9% Không có nhiều BT tương tự cùng chủ đề để làm thường

xuyên. 179 42,9%

Bảng 1.7: Mức độ của các yếu tố giúp HS nâng cao kĩ năng giải BTHH

Yếu tố Rất cần Cần Bình thường Không cần

GV hướng dẫn PP giải chung cho từng

dạng BT. 77,9% 19,4% 2,4% 0,0% Có hệ thống BT cho HS theo từng dạng

sắp xếp từ dễ đến khó. 37,9% 52,0% 7,0% 1,9% Cho HS thảo luận cùng giải BT để học tập

lẫn nhau. 34,1% 40,3% 16,8% 1,7% GV sửa kĩ các BT mẫu, BT SGK. 54,4% 35,0% 7,9% 1,0%

• Tổng hợp kết quả trên, chúng tôi nhận thấy:

- Hầu hết GV đều cho rằng: các BTHH cơ bản có liên quan đến kiến thức trọng tâm là rất quan trọng trong quá trình dạy học; việc xây dựng hệ thống BTHH theo từng chủ đề kiến thức (86,4%) và theo các mức độ nhận thức khác nhau (79,5%) là rất cần thiết.

- Về phía HS, khi làm BTHH các em thường lúng túng do không biết phương pháp giải từng dạng bài tập đặc trưng (68,3%) cũng như không nắm vững kiến thức hóa học cơ bản (44,8%), không biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập (45,8%). Nguyên nhân một phần là do các em chưa có một hệ thống gồm nhiều bài tập để rèn luyện thường xuyên.

- Đối với HS, các em thường chỉ làm các bài tập trong SGK (65,5%) hoặc do GV yêu cầu (56,1%). Tuy nhiên, các nguồn bài tập trên thường không có nhiều bài cùng chủ đề để các em được rèn luyện một cách thường xuyên nên phần kiến thức các em tiếp thu thường không chắc chắn.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:

1. Tổng quan về CKTKN: khái niệm về Chuẩn nói chung và CKTKN của chương trình giáo dục phổ thông; tầm quan trọng và một số lưu ý khi thực hiện CKTKN trong dạy học và trong kiểm tra, đánh giá.

2. Bài tập hóa học: khái niệm, tác dụng, cách phân loại BTHH trong dạy học và một số phương pháp để giúp GV xây dựng các BTHH mới.

3. Sơ lược về TNTL và TNKQ; so sánh ưu nhược điểm của 2 hình thức bài tập này; khái niệm TNKQ tiêu chuẩn hóa và ngân hàng câu hỏi TNKQ.

4. Chúng tôi đã khảo sát thực trạng sử dụng BTHH qua phiếu tham khảo ý kiến của 44 GV và 417 HS lớp 10 ở các trường THPT. Sau khi thu thập các số liệu cho thấy, cả GV và HS đều cho rằng việc xây dựng hệ thống gồm nhiều BTHH cơ bản được sắp xếp theo từng chủ đề kiến thức, theo các mức độ nhận thức từ dễ đến khó là rất thiết thực đối với quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.

Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTHH theo CKTKN phần hóa vô cơ lớp 10 THPT, đồng thời đề ra một số hướng sử dụng bài tập đã xây dựng trong quá trình dạy học.

CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ

THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 10 THEO CKTKN

2.1. Cấu trúc và CKTKN phần hóa vô cơ lớp 10 THPT chương trình chuẩn [15], [51] chuẩn [15], [51]

2.1.1. Nội dung và mục tiêu

2.1.1.1. Nội dung

Phần hóa vô cơ lớp 10 THPT gồm 2 chương: “Nhóm halogen” và “Oxi – lưu huỳnh”. Cấu trúc mỗi chương được phân bố như sau:

- Chương “Nhóm halogen”: 5 bài lý thuyết, 1 bài luyện tập, 2 bài thực hành, 1 bài kiểm tra định kỳ 45 phút.

- Chương “Oxi – Lưu huỳnh”: 4 bài lý thuyết, 1 bài luyện tập, 2 bài thực hành, 1 bài kiểm tra định kỳ 45 phút.

Các chương này được sắp xếp sau khi HS đã học xong hệ thống lý thuyết chủ đạo ở các chương trước như:

- Cấu tạo nguyên tử.

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. - Liên kết hóa học.

- Phản ứng oxi hóa – khử.

Hệ thống lý thuyết chủ đạo đó sẽ là kiến thức cơ sở để HS tìm hiểu về tính chất các đơn chất và hợp chất của ng.tố nhóm VIIA ( chương “Halogen”), nhóm VIA (chương “Oxi – Lưu huỳnh”).

Hình 2.1: Cấu trúc logic nội dung phần hóa vô cơ lớp 10

2.1.1.2. Mục tiêu chương “Nhóm halogen”

Về kiến thức: HS hiểu:

- Tính oxh mạnh của các ng.tố halogen.

- Nguyên nhân làm cho các halogen có sự giống nhau về tính chất hóa học cũng như sự biến đổi có quy luật tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng.

- Nguyên tắc chung và phương pháp điều chế các halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Ứng dụng của các halogen và một số hợp chất của chúng.

Về kĩ năng

- Kĩ năng quan sát thí nghiệm (tính tan của hidroclorua,…) và làm thí nghiệm (điều chế axit HCl, nhận biết ion clorua,…).

- Tiếp tục củng cố kĩ năng cân bằng PTHH của phản ứng oxh – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Rèn kĩ năng dựa vào cấu tạo phân tử để suy ra tính chất của chất. - Kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng.

Về giáo dục tình cảm, thái độ

Cấu tạo nguyên tử

Vị trí,

cấu hình Cphân tấu tạo ử Tính chhóa học ất

Phản ứng hóa học Liên kết hóa học Định luật tuần hoàn Tính PK Mức oxh Tính oxh Tính kh

- Say mê học tập, yêu thích môn hóa học.

- Phòng bệnh do thiếu iot: vận động gia đình và cộng đồng dùng muối iot. - Chống ô nhiễm môi trường.

2.1.1.3. Mục tiêu chương “Oxi – Lưu huỳnh”

Về kiến thức

- HS biết:

+ Những tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản và một số ứng dụng, cách điều chế của các đơn chất oxi, ozon, lưu huỳnh.

+ Những tính chất hóa học của các hợp chất quan trọng của lưu huỳnh, một số ứng dụng và cách điều chế.

- HS hiểu, giải thích được các tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của oxi, lưu huỳnh trên cơ sở cấu tạo ng.tử, liên kết hóa học, độ âm điện và số oxh.

- HS vận dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập ở cuối mỗi bài học và các bài tập ôn tập chương.

Về kĩ năng

- Quan sát, giải thích hiện tượng ở một số thí nghiệm hóa học về oxi và lưu huỳnh.

- Xác định chất khử, chất oxh và cân bằng PTHH của phản ứng oxh – khử. - Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức trong chương.

Về giáo dục tình cảm, thái độ

- Say mê học tập, yêu thích môn hóa học. - Chống ô nhiễm môi trường.

2.1.2. CKTKN phần hóa vô cơ lớp 10 THPT

Bảng 2.1: CKTKN chương “Nhóm halogen”

TT Tên bài Kiến thức

Kĩ năng Trọng tâm Biết được Hiểu được

1 KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN -Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. - Sự biến đổi độ âm điện, bán kính ng.tử và một số tính chất vật lí của các ng.tố trong nhóm. - Cấu hình lớp e ngoài cùng của ng.tử các ng.tố halogen tương tự nhau. - Tính chất hoá học cơ bản của các ng.tố halogen là tính oxh mạnh. - Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen. - Viết được cấu hình lớp e ngoài cùng của ng.tử F, Cl, Br, I. - Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxh mạnh dựa vào cấu hình lớp e ngoài cùng và một số tính

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)