2.4.2.1. Hệ thống bài tập theo CKTKN bài “Oxi – Ozon”
• BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao người ta có thể dùng O3 để sát trùng nước mà không dùng O2?
Câu 2: Trình bày 3 cách khác nhau để phân biệt 2 lọ đựng khí riêng biệt sau: a) O2 và Cl2. b) O3 và HCl.
Câu 3: Viết PTHH hoàn thành sơ đồ sau: KMnO4 Fe3O4 ) 5 ( HCl → + ? KClO3 →(2) O2 →(6) O3 ) 7 ( ddKI → + ? H2O2 CuO →(9) CuCl2 (8) (1) (3) (4)
Câu 4: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí gồm oxi và ozon (đktc) đi qua dd KI dư, thu được 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Tính thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Câu 5: Hỗn hợp khí ozon và oxi có tỉ khối hơi so với hidro bằng 20. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong hỗn hợp. Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí trên đi qua dd KI dư. Tính khối lượng iot tạo thành.
Câu 6: Đốt cháy m (gam) cacbon dùng vừa hết V lít khí oxi, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí gồm CO và CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 20 (thể tích các khí đo ở đktc). Tìm giá trị của m, V.
Câu 7: Nung nóng 2,4 gam một kim loại M trong không khí tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 3,0 gam một oxit duy nhất. Xác định tên kim loại đó.
Câu 8: Để oxi hóa hoàn toàn 1 kim loại R thành oxit phải dùng 1 lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Xác định kim loại R.
Câu 9: Chia 1,24g hỗn hợp 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: oxi hóa hoàn toàn thu được 0,78 g hỗn hợp oxit.
- Phần 2: hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan.
Tính giá trị của V và m.
• BÀI TẬP TNKQ
Câu 1: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn.
B. Khử trùng nước uống, khử mùi. C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 2: Oxivà ozon là dạng thù hình của nhau vì A. đều có tính oxi hoá.
B. đều được tạo ra từ cùng một ng.tố hóa học. C. đều là đơn chất của oxi nhưng CTPT khác nhau. D. có cùng số proton và nơtron.
Câu 3: Oxi là ng.tố phi kim hoạt động, có tính oxh mạnh do A. là chất khí. B. có độ âm điện lớn.
C. có nhiều trong tự nhiên. D. có 6 electron lớp ngoài cùng.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với oxi?
A. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường. B. Oxi là khí nặng hơn không khí. C. Oxi ít tan trong nước. D. Oxi có Tnc thấp: –1830
C.
Câu 5: Chọn câu không đúng.
A. Ozon kém bền hơn oxi. B. Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O. C. Tính oxh của ozon mạnh hơn oxi. D. Ozon ít tan trong nước hơn oxi.
Câu 6: Từ năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà - Lào Cai đã có thể chuyên chở vào thị trường TP.HCM, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày là do
A. ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
B. nước ozon bay hơi thu nhiệt làm ức chế các quá trình phân hủy của hoa quả. C. có tính oxh mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi. D. ozon là một khí độc.
Câu 7: Sự có mặt của ozon trên thượng tầng khí quyển rất cần thiết, vì nó giúp A. trái đất ấm hơn. B. ngăn cản oxi không cho thoát ra khỏi mặt đất. C. hấp thụ tia tử ngoại. D. hấp thụ tia đến từ ngoài không gian để tạo freon.
Câu 8: Những nguy hại nào có thể xảy ra khi tầng ozon bị thủng?
A. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm không khí trên thế giới thoát ra bên ngoài. B. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm thất thoát nhiệt trên toàn thế giới.
C. Tia tử ngoại gây tác hại cho con người sẽ lọt xuống mặt đất. D. Không xảy ra được quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 9: Chọn câu không đúng.
A. Oxi là khí duy trì sự sống, sự cháy. B. Oxi ít tan trong nước. C. Oxi chiếm gần 1/5 thể tích không khí. D. Oxi nhẹ hơn không khí.
Câu 10: Chọn câu không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi. A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.
B. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim. C. O2 tham gia vào quá trình cháy, quá trình hô hấp. D. Tất cả phản ứng của O2 đều là phản ứng oxh – khử.
Câu 11: Dãy nào sau đây chứa các chất đều phản ứng được với oxi? A. CH4, CO, NaCl. B. H2S, FeS, CaO. C. FeS, H2S, NH3. D. CH4, H2S, Fe2O3
Câu 12: Cặp chất không cháy trong oxi là
A. H2, Cl2. B. H2S, SO2. C. CO2, N2. D. CO2, H2S.
Câu 13: Dãy gồm tất cả các chất không tác dụng với oxi là
A. Cl2, CO2, H2. B. Cl2, CO2, Ag. C. SO2, Cu, Fe. D. H2, N2, Ag.
Câu 14: Cho các phản ứng: (1) C + O2 → CO2 ; (2) 2Cu + O2 → 2CuO ; (3) 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O ; (4) 3Fe + 2O2 → Fe3O4 Trong phản ứng nào, oxi đóng vai trò chất oxh?
A. Chỉ có (1). B. Chỉ có (2). C. Chỉ có (3). D. Cả 4 phản ứng.
Câu 15: Phản ứng chứng tỏ ozon có tính oxh mạnh hơn oxi là phản ứng với
A. CH4. B. dd KI có hồ tinh bột. C. Ag. D. Cả B, C đúng.
Câu 16: Để chứng minh tính oxh của ozon mạnh hơn oxi, người ta dùng chất nào trong số các chất sau: (1) Ag ; (2) dd KI + hồ tinh bột ; (3) Fe ; (4) Cu?
A. (1) và (2). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. Cả 4 chất
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế oxi bằng phản ứng A. 2KMnO4 →t0 K2MnO4 + MnO2 + O2↑. B. 2H2O2 →MnO2 2H2O + O2↑. C. 2KClO3 t0,MnO2→ 2KCl + 3O2↑. D. Cả 3 phản ứng trên.
Câu 18: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng
C. dd CuSO4. D. nước.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. điện phân H2O. C. nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng
A. tàn đóm còn than hồng. B. dd KI có hồ tinh bột. C. kim loại đồng. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21: Ozon được tạo thành từ oxi cần điều kiện
A. có sự phóng điện hoặc tia tử ngoại. B. nhiệt độ cao. C. ozon chỉ được tạo thành trên tầng cao khí quyển. D. áp suất cao.
Câu 22: Khí oxi có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Để loại bỏ tạp chất có thể cho hỗn hợp qua
A. dd NaOH. B. dd brom. C. dd BaCl2. D. Cả A, C đúng.
Câu 23: Nhiệt phân 1 mol mỗi chất: HgO, KClO3, KMnO4, KNO3. Chất cho thể tích khí oxi lớn nhất là
A. KNO3. B. KMnO4. C. HgO. D. KClO3.
Câu 24: Trong những phản ứng điều chế khí oxi sau, với khối lượng các chất ban đầu như nhau, phản ứng nào thu được lượng khí oxi nhiều nhất?
A. 2KMnO4 →t0 K2MnO4 + MnO2 + O2. B. 2KClO3t0,MnO2→ 2KCl + 3O2. C. 2KNO3 →t0 2KNO2 + O2. D. 2H2O2 → 2H2O + O2.
Câu 25: Để nhận biết oxi, có thể dùng phản ứng với
A. mẩu than còn nóng đỏ. B. phi kim. C. kim loại. D. dd KI có hồ tinh bột.
Câu 26: Sục khí ozon vào dd KI có hồ tinh bột thì thấy xuất hiện màu xanh. Nếu thay ozon bởi oxi thì không có hiện tượng trên. Điều này chứng tỏ
C. ozon có tính oxh mạnh hơn oxi. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27: Thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,2 kg C là A. 2,24 lít. B. 22,4 lít. C. 224 lít. D. 2240 lít.
Câu 28: Đốt 4,8g lưu huỳnh trong bình đựng 5,6 lít khí oxi (đktc). Thể tích khí SO2
(đktc) thu được sau phản ứng là
A. 3,36 lít. B. 5,6 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.
Câu 29: Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở đktc có tỉ khối đối với hidro là 20. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là
A. 40%. B. 50%. C. 60%. D. 75%.
Câu 30: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3. Sau khi ozon phân hủy hết thành oxi, thể tích hỗn hợp tăng 2%. Phần trăm thể tích của ozon trong hỗn hợp là
A. 10%. B. 8%. C. 6%. D. 4%.
Câu 31: Thêm 3,0 gam MnO2 vào 197,0 gam hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 152,0 gam chất rắn A. Thể tích khí oxi đã sinh ra ở đktc là
A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 33,6 lít. D. 44,8 lít.
Câu 32: Để 5,0g bột sắt trong không khí. Sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng 6,6g. Khối lượng oxi đã tác dụng với sắt là
A. 1,6g. B. 0,8g. C. 3,2g. D. 4,8g.
Câu 33: Một phi kim R tạo với oxi hai oxit, trong đó % khối lượng của oxi lần lượt là 50% và 60%. Vậy R là
A. cacbon. B. lưu huỳnh. C. nitơ. D. clo.
Câu 34: Để thu được 6,72 lít oxi (đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn khối lượng tinh thể KClO3.5H2O là
A. 24,5g. B. 42,5g. C. 25,4g. D. 45,2g.
Câu 35: Đốt 13,0g bột một kim loại hoá trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2g (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại đó là
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Ca.
Câu 36: Oxi hóa hoàn toàn a gam một kim loại R, thu được 1,25a gam một oxit. Vậy, R là
A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Al.
Câu 37: Oxi hóa 8,4g bột sắt bằng oxi không khí lấy dư. Sau phản ứng thu được 11,6g một oxit sắt duy nhất. Công thức của oxit sắt đó là
A. không xác định được. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe3O4
Câu 38: Một oxit sắt có khối lượng 25,52 gam. Để hòa tan hết lượng oxit sắt này cần dùng vừa đủ 220 ml dd H2SO4 2M (loãng). Công thức của oxit sắt này là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO4.
Câu 39: Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam một muối vô cơ thấy thoát ra 6,72 lít O2
(đktc). Phần chất rắn còn lại chứa 52,35% kali và 47,65% clo. Công thức của muối đem nhiệt phân là
A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4.
Câu 40: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là:
A. 7,4 gam. B. 8,7 gam. C. 9,1 gam. D. 10,0 gam.
Câu 41: Cho 2,81g hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dd H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo thành là
A. 3,81g. B. 4,81g. C. 5,21g. D. 4,80g.
Câu 42: Nung nóng bình kín chứa m gam hỗn hợp Fe, Cu và 6,4 gam O2. Sau một thời gian thu được 18,5 gam hỗn hợp chất rắn và 2,9 gam O2 dư. Giá trị của m là
A. 22,0. B. 15,0. C. 15,6. D. 14,5.
2.4.2.2. Hệ thống bài tập theo CKTKN bài “Lưu huỳnh”
• BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày cách tách S ra khỏi hỗn hợp bột: a) S, BaCO3, Mg. b) S, Fe, FeS.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp thu được sau khi nung Fe và S bằng dd HCl thu được 4,48 lít khí. Sục khí thu được qua dd NaOH dư, thấy còn lại 2,24 lít khí (các khí đo ở đktc).
a) Viết các PTHH xảy ra.
b) Xác định khối lượng của Fe và S ban đầu.
Câu 3: Trộn 5,6 gam bột Fe với 3,0 gam bột S rồi nung ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi, thu được chất rắn X. Cho X vào dd HCl dư thấy thoát ra V lít (đktc) hỗn hợp khí Y và còn lại 1,72 gam chất rắn không tan. Tính giá trị của V và % thể tích các khí trong Y.
Câu 4: Nung 5,6 gam Fe với 3,2 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dd HCl dư thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 13. Tính hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S.
• BÀI TẬP TNKQ
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương?
A. Chúng khác nhau về công thức phân tử. B. Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể. C. Chúng có tính chất hóa học khác nhau. D. Chúng giống nhau về một số tính chất vật lý.
Câu 2: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh? A. chất rắn màu vàng, giòn. B. không tan trong nước. C. có Tncthấp. D. dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Câu 3: Số oxh của S trong các hợp chất H2S, H2SO3, H2SO4 lần lượt là: A. –2, +2, +4. B. –1, + 1, +2. C. –2, +4, +6. D. –2, +6, +6.
Câu 4: Số oxh của S trong các chất: SO2, FeS, Na2S, H2SO4, NaHSO4 lần lượt là: A. +4, -2, -2, +6, +4. B. +4, +2, -2, +6, +6.
C. +4, -2, -2, +6,+6. D. +4, +2, -2, +6, +4.
Câu 5: Trong nhóm chất nào sau đây, số oxh của S đều là +6?
C. H2SO4, H2S2O7, CuSO4. D. SO2, SO3, CaSO3.
Câu 6: Chọn câu không đúng khi nói về lưu huỳnh. A. Trong tự nhiên, tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất. B. Dễ tan trong nước.
C. Là chất rắn, màu vàng. D. Ở nhiệt độ thường có cấu tạo tinh thể S8.
Câu 7: Chọn ý kiến không đúng.
A. Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà. B. Hai dạng thù hình của S có tính chất vật lí và tính chất hóa học giống nhau. C. Ở nhiệt độ phòng, phân tử lưu huỳnh tồn tại ở dạng S8.
D. Tất cả đều là tính chất của lưu huỳnh.
Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của S?
A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric. B. Làm chất lưu hóa cao su. C. Khử chua đất. D. Điều chế thuốc súng đen.
Câu 9: Khi tham gia phản ứng với các chất, phân tử lưu huỳnh
A. thể hiện tính khử. B. thể hiện tính oxi hoá.
C. không có cả tính khử và tính oxi hóa. D. có cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 10: Cho các phản ứng sau: (1) S + O2 →0
t
SO2 ; (2) S + H2 →0
t
H2S ; (3) S + 3F2 → SF6 ; (4) S + 2K →K2S.
S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
A. Chỉ (1). B. (2) và (4). C. Chỉ (3). D. (1) và (3).
Câu 11: S vừa là chất khử, vừa là chất oxh trong phản ứng nào sau đây? A. S + O2 →0 t SO2. B. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. C. S + Mg →0 t MgS. D. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O.
Câu 12: Dãy gồm tất cả các chất phản ứng được với lưu huỳnh là A. Fe, H2SO4 loãng, O2. B. Ag, H2SO4 đặc, CO2.
C. Ag, Cl2, H2SO4 đặc. D. CO2, Fe, Ag.
Câu 13: Dãy gồm tất cả các chất phản ứng được với lưu huỳnh là