Việc xây dựng hệ thống bài tập có thể dựa trên nhiều cơ sở khác nhau, tùy điều kiện, mục đích sử dụng và đối tượng mà GV có thể chọn lọc một hệ thống bài tập riêng cho phù hợp. Trong luận văn này, chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH theo CKTKN phần hóa vô cơ lớp 10 bao gồm cả bài tập định tính và bài tập định lượng dưới 2 hình thức: trắc nghiệm tự luận (112 câu) và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (287 câu). Tổng cộng có 399 bài tập.
Bảng 2.3: Số lượng BTHH trong hệ thống sắp xếp theo từng bài học
Bài học TNTL TNKQ Khái quát về nhóm halogen. 7 câu 15 câu
Clo. 16 câu 21 câu
Hidroclorua – Axit clohidric và muối clorua. 17 câu 31 câu Sơ lược về hợp chất có oxi của clo. 6 câu 8 câu Flo – Brom – Iot. 10 câu 31 câu Các bài thực hành chương “Nhóm halogen” 4 câu 7 câu Oxi – Ozon. 9 câu 42 câu Lưu huỳnh. 4 câu 16 câu Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit. 12 câu 59 câu Axit sunfuric – Muối sunfat. 13 câu 54 câu Các bài thực hành chương “Oxi – Lưu huỳnh” 14 câu 3 câu
Tổng cộng: 112 câu 287 câu
2.4.2. Hệ thống bài tập theo CKTKN chương “Nhóm halogen”
2.4.1.1. Hệ thống bài tập theo CKTKN bài “Khái quát về nhóm halogen”
Câu 1: Vì sao trong các hợp chất, flo luôn có số oxh -1 còn các halogen khác ngoài số oxh âm còn có số oxh dương?
Câu 2: Xác định số oxh của ng.tố halogen trong các hợp chất sau và rút ra nhận xét về số oxh của chúng trong các hợp chất với kim loại và phi kim.
a) OF2, HF, NaF, BaF2. b) HCl, NaCl, NaClO, NaClO4. c) HBr, FeBr3, HBrO2, HBrO3. d) KI, HIO2, HIO3, HIO4. e) ClF, BrCl, IBr, CF3, IF5.
Câu 3: Dựa vào cấu hình e lớp ngoài cùng hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của các ng.tố halogen. Viết PTHH minh họa.
Câu 4: Một muối clorua kim loại chứa 79,775% clo theo khối lượng. Xác định công thức phân tử của muối.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hidro clorua và hidro bromua vào nước, thu được dd chứa 2 axit với nồng độ phần trăm bằng nhau. Hãy tính thành phần % theo thể tích của từng khí trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 6: Cho 5,4 gam kim loại M tác dụng hết với Cl2 thu được 26,7 g muối clorua. Xác định kim loại M.
Câu 7: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hoàn toàn với canxi, ta thu được 10 g muối. Nếu cũng lấy một lượng halogen như trên cho tác dụng hết với Al thì tạo ra 8,9 g muối. Xác định tên và tính khối lượng halogen đã sử dụng.
• BÀI TẬP TNKQ
Câu 1: Các ng.tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là
A. ns2nd5. B. ns2np3. C. (n-1)s2nd5. D. ns2np5.
Câu 2: Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là
A. tính oxh mạnh. B. tính khử mạnh. C. tính khử yếu. D. Cả A, C đúng.
Câu 3: Halogen có tính oxh mạnh nhất là
A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.
Câu 4: Nói về tính chất vật lí của các halogen khi đi từ flo đến iot, câu nào sau đây
không đúng?
B. Màu sắc đậm dần.
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần. D. Các halogen đều tan nhiều trong nước.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của ng.tử các ng.tố halogen?
A. Lớp ngoài cùng có 7 electron.
B. Tạo ra hợp chất cộng hóa trị có cực với hidro. C. Có số oxh -1 trong mọi hợp chất.
D. Ng.tử có khả năng nhận thêm 1 electron.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen? A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxh mạnh.
C. Vừa có tính oxh, vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 7: Chọn câu không chính xác trong các câu sau:
A. Từ flo đến iot tính oxh giảm dần.
B. Trong hợp chất, flo luôn có số oxh -1, còn các halogen khác có thêm số oxh dương.
C. Các halogen có độ âm điện tương đối nhỏ nên có tính oxh mạnh. D. Flo là ng.tố có tính oxh mạnh nhất.
Câu 8: Chọn câu đúng.
A. Hợp chất hidro halogenua ít tan trong nước. B. Các halogen đều là các phi kim có tính oxh mạnh. C. Các halogen chỉ có số oxh -1 trong mọi hợp chất. D. Các halogen đều dễ tan trong nước.
Câu 9: Trong các hợp chất flo luôn có số oxh âm vì
A. flo là phi kim. B. flo có 7e ở lớp ngoài cùng. C. flo có độ âm điện lớn nhất. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxh của các halogen là A. F2, Cl2, Br2, I2. B. Cl2, Br2, I2, F2. C. F2, I2, Cl2, Br2. D. I2, Br2, Cl2, F2.
Câu 11: Ng.tố halogen N có tổng số hạt electron trên obitan s là 6. Vậy N là A. clo. B. brom. C. flo. D. iot.
Câu 12: Ng.tử của ng.tố halogen T có tổng số electron trên obitan s và p là 33. T là A. iot. B. clo. C. brom. D. flo.
Câu 13: Ng.tố halogen X có tổng số hạt electron trên obitan p là 23. X là A. iot. B. brom. C. flo. D. clo.
Câu 14: Cho 2,24 lít khí hidro (đktc) tác dụng với 0,05 mol một halogen, dẫn hỗn hợp thu được vào dd AgNO3 thấy có 18,8g kết tủa. Halogen đó là
A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.
Câu 15: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với Mg, ta thu được 9,3g muối magie halogenua. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với Al thì tạo ra 8,4g nhôm halogenua. Tên của halogen đó là
A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.
2.4.1.2. Hệ thống bài tập theo CKTKN bài “Clo”
• BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư trong nước vì lượng clo dư này quá cao sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra clo dư là lấy mẫu nước cho tác dụng với kali iotua và hồ tinh bột. Nếu lượng clo trong nước quá cao thì quá trình trên sẽ có hiện tượng gì? Viết PTHH giải thích (nếu có).
Câu 2: Khí oxi có lẫn tạp chất là khí clo. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó?
Câu 3: Nêu phương pháp hóa học để có thể thu được khí clo từ hỗn hợp khí Cl2 và HCl.
Câu 4: Dẫn khí clo đi qua dd natri cacbonat, người ta thấy có sủi bọt khí. Hãy giải thích hiện tượng bằng các PTHH.
Câu 5: Trình bày cách nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học: Cl2, O2, HCl, CO2.
Câu 7: Hãy trình bày 3 cách khác nhau để phân biệt 2 bình đựng riêng biệt khí clo và khí oxi. Viết PTHH (nếu có).
Câu 8: Với 3 chất: khí clo, bột Fe, dd HCl. Viết PTHH hoàn thành sơ đồ sau:
Câu 9: Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng) MnO2 FeCl3
KMnO4 →(2) Cl2 →(5) CuCl2 NaCl HCl HClO
Câu 10: Xác định các chất và hoàn thành các PTHH sau:
a) Cl2 + A → B (1) ; B + Fe → C + H2 ↑ (2) C + Cl2 → D (3) ; D + E → F ↓ + NaCl (4) b) FeS + A → B↑ + C (1) ; B + CuSO4 → D↓đen + E (2) B + F → G ↓vàng + H (3) ; C + J khí → L (4)
L + KI → C + M + N (5).
Câu 11: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8g. Một miếng cho tác dụng với khí clo, một miếng cho tác dụng với dd HCl. Tính tổng khối lượng muối clorua thu được.
Câu 12: Đốt 1 lít hỗn hợp gồm 60% khí clo và 40% khí hidro (theo thể tích). Tính thể tích khí HCl thu được và thành phần % về thể tích các khí có trong hỗn hợp sau phản ứng (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Câu 13: Cho 9,48g tinh thể KMnO4 tác dụng với dd HCl dư. Khí clo tạo thành cho tác dụng với 5,60g sắt thì thu được 14,12g hỗn hợp X. Tính hiệu suất của phản ứng điều chế clo.
Câu 14: Cho 2,96g hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào bình đựng khí clo dư, nung nóng. Sau phản ứng thu được 9,35g hỗn hợp muối clorua.
a) Tính thể tích khí clo đã phản ứng. (6) (1) (3) (4) (7) FeCl3 FeCl2 Fe (1) (2) (3) (4)
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 15: Cho hỗn hợp A gồm Cl2 và O2 phản ứng hết với hỗn hợp B gồm 4,80g Mg và 8,10g Al thì thu được 37,05g hỗn hợp muối clorua và oxit. Tính thành phần % theo khối lượng và thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.
Câu 16: Cho 11,20 lít hỗn hợp A (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 13,65g hỗn hợp kim loại Mg và Al thì thu được 41,35g hỗn hợp muối clorua và oxit.
a) Tính thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp B.
• BÀI TẬP TNKQ
Câu 1: Chọn câu đúng khi nói về clo. A. Clo là chất khí không tan trong nước. B. Clo có số oxh -1 trong mọi hợp chất.
C. Clo có tính oxh mạnh hơn brom và iot. D. Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất.
Câu 2: Từ bột sắt và hóa chất X có thể điều chế trực tiếp được FeCl3 theo 1 phản ứng. Vậy X là
A. khí clo. B. dd HCl. C. dd CuCl2. D. Cả A, B đúng.
Câu 3: Cho hỗn hợp các khí: Cl2, N2, H2, HCl, CO2, SO2 sục từ từ qua dd NaOH dư. Hỗn hợp khí thoát ra có thành phần gồm:
A. Cl2, N2, H2. B. N2, H2, SO2. C. N2, H2. D. Cl2, N2.
Câu 4: Cho hỗn hợp khí gồm: Cl2, O2, CO, CO2, CH4 đi chậm qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư. Các khí bị giữ lại trong bình là:
A. O2, CO, CH4. B. Cl2, CO2. C. Cl2, CH4, O2. D. CO, CH4.
Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với clo là:
A. Na, Cu, H2. B. dd NaOH, dd NaBr, dd NaI. C. Fe, Cu, O2. D. Cả A, B đều đúng.
Câu 6: Để làm sạch khí oxi có lẫn khí Cl2, CO2 có thể cho hỗn hợp qua
Câu 7: Khi sục khí clo vào nước thì thu được nước clo màu vàng nhạt, thành phần gồm các chất:
A. Cl2, H2O. B. Cl2, H2O, HCl, HClO. C. HCl, HClO. D. HCl, HClO, H2O.
Câu 8: Cho phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO. Trong phản ứng trên, khí clo thể hiện tính
A. oxh. B. khử. C. khử và oxh. D. axit.
Câu 9: Khí Cl2 ẩm có tính tẩy màu là do A. Cl2 có tính oxh mạnh.
B. Cl2 tác dụng với nước tạo thành HClO có tính tẩy màu. C. Cl2 tác dụng với nước tạo thành dd axit.
D. Cl2 vừa có tính oxh vừa có tính khử.
Câu 10: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ clo vừa có tính oxh vừa có tính khử? A. Cl2 + H2 → HCl.
B. 3Cl2 + 2Al → 2AlCl3. C. Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3.
D. Cl2 + 2NaOH→ NaCl + NaClO + H2O.
Câu 11: Cho 3,36g Fe tác dụng trực tiếp với 2,24 lít khí Cl2 (đktc) thì có thể điều chế được số gam muối là
A. 9,75. B. 7,62. C. 8,32. D. 5,76.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 16,25g kẽm trong bình đựng khí clo dư. Khối lượng muối thu được là
A. 25,125g. B. 68,0g. C. 17,0g. D. 34,0g.
Câu 13: Chất nào sau đây có hàm lượng clo nhiều nhất?
A. NaClO. B. KClO3. C. KClO4. D. CaOCl2.
Câu 14: Đốt bột nhôm trong khí clo thấy khối lượng chất rắn tăng 7,1g. Khối lượng nhôm đã phản ứng là
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 3,45g một kim loại kiềm trong bình đựng khí clo, thu được 8,775g muối clorua. Kim loại đó là
A. liti. B. natri. C. kali. D. rubidi.
Câu 16: Cho 1,56g kim loại M tác dụng hết với khí clo, thu được chất rắn có khối lượng nhiều hơn 3,195g so với kim loại lúc đầu. Kim loại M là
A. Mg. B. Cr. C. Zn. D. Cu.
Câu 17: Cho 1,12 lít khí H2 (đktc) tác dụng với 0,025 mol một halogen, dẫn hỗn hợp thu được vào dd AgNO3 thấy có 9,4 gam kết tủa. Nguyên tố halogen đó là
A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.
Câu 18: Khối lượng nguyên tố clo có trong 2,0 tấn muối ăn chứa 98% NaCl là A. 1,19 tấn. B. 1,96 tấn. C. 1,24 tấn. D. 1,69 tấn.
Câu 19: Lấy 3 lít khí clo cho tác dụng với 2 lít khí hidro (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì thể tích hỗn hợp thu được bằng
A. 4 lít. B. 5 lít. C. 2 lít. D. 3 lít.
Câu 20: Điện phân dd muối ăn bão hòa để sản xuất xút, người ta thu được 560 lít khí clo (đktc). Khối lượng muối ăn chứa 98% NaCl cần dùng để điện phân là
A. 2,985 kg. B. 2,925 kg. C. 2,867 kg. D. 1,492 kg.
Câu 21: Cho V lít hỗn hợp khí Cl2, O2 (đktc) tác dụng vừa hết với 2,7g Al và 3,6g Mg thu được 22,1g sản phẩm. Giá trị V bằng
A. 3,36. B. 4,48. C. 5,6. D. 6,72.
2.4.1.3. Hệ thống bài tập theo CKTKN bài “Hidro clorua – Axit clohidric và muối clorua”
• BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Muối NaCl có lẫn tạp chất Na2CO3. Làm thế nào để có NaCl tinh khiết?
Câu 2: Muối ăn có lẫn các tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Hãy trình bày phương pháp loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn NaCl tinh khiết.
Câu 3: Nêu phương pháp hóa học để có thể thu được khí hidro clorua từ hỗn hợp với khí Cl2.
Câu 4: Hãy viết PTHH điều chế khí hidro clorua theo phương pháp sunfat. Giải thích vì sao phải dùng muối tinh thể và axit đậm đặc?
Câu 5: Muối ăn không những có tầm quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người mà còn là nguyên liệu để sản xuất clo, natri hidroxit, axit clohidric. Viết PTHH của các phản ứng dùng để sản xuất các chất trên.
Câu 6: Chứng đau dạ dày là do trong bao tử có quá nhiều HCl. Để giảm cơn đau người ta thường dùng viên thuốc Nabica có thành phần chính là NaHCO3. Dựa vào những kiến thức hóa học đã biết, hãy giải thích tác dụng của thuốc và viết PTHH chứng minh.
Câu 7: Hãy trình bày 3 cách khác nhau để phân biệt 2 bình đựng riêng biệt khí clo và khí hidro clorua. Viết PTHH (nếu có).
Câu 8: Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): KMnO4 →(1) Cl2 →(2) NaCl →(3) HCl →(4) FeCl2 →(5) FeCl3.
FeCl3 →(7) Fe(NO3)3.
Câu 9: Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các chất sau: nước, dd HCl, dd NaCl, dd Na2CO3.
Câu 10: Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các chất sau: BaCl2, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3.
Câu 11: Cần bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu ml dd axit clohiđric 1M để có đủ khí clo tác dụng với sắt tạo nên 16,25g muối?
Câu 12: Tính khối lượng NaCl và H2SO4 98% (D = 1,84g/ml) cần lấy để điều chế lượng HCl có thể trung hòa 100 ml dd NaOH 0,15M.
Câu 13: Hòa tan 9,10g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp trong dd HCl, thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định tên của 2 kim loại đó.
Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 13,6 g hỗn hợp Mg và Fe trong 400 ml dd HCl vừa đủ, thấy sinh ra 6,72 lít khí (đktc).