Nội dung và mục tiêu

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

2.1.1.1. Nội dung

Phần hóa vô cơ lớp 10 THPT gồm 2 chương: “Nhóm halogen” và “Oxi – lưu huỳnh”. Cấu trúc mỗi chương được phân bố như sau:

- Chương “Nhóm halogen”: 5 bài lý thuyết, 1 bài luyện tập, 2 bài thực hành, 1 bài kiểm tra định kỳ 45 phút.

- Chương “Oxi – Lưu huỳnh”: 4 bài lý thuyết, 1 bài luyện tập, 2 bài thực hành, 1 bài kiểm tra định kỳ 45 phút.

Các chương này được sắp xếp sau khi HS đã học xong hệ thống lý thuyết chủ đạo ở các chương trước như:

- Cấu tạo nguyên tử.

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. - Liên kết hóa học.

- Phản ứng oxi hóa – khử.

Hệ thống lý thuyết chủ đạo đó sẽ là kiến thức cơ sở để HS tìm hiểu về tính chất các đơn chất và hợp chất của ng.tố nhóm VIIA ( chương “Halogen”), nhóm VIA (chương “Oxi – Lưu huỳnh”).

Hình 2.1: Cấu trúc logic nội dung phần hóa vô cơ lớp 10

2.1.1.2. Mục tiêu chương “Nhóm halogen”

Về kiến thức: HS hiểu:

- Tính oxh mạnh của các ng.tố halogen.

- Nguyên nhân làm cho các halogen có sự giống nhau về tính chất hóa học cũng như sự biến đổi có quy luật tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng.

- Nguyên tắc chung và phương pháp điều chế các halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Ứng dụng của các halogen và một số hợp chất của chúng.

Về kĩ năng

- Kĩ năng quan sát thí nghiệm (tính tan của hidroclorua,…) và làm thí nghiệm (điều chế axit HCl, nhận biết ion clorua,…).

- Tiếp tục củng cố kĩ năng cân bằng PTHH của phản ứng oxh – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Rèn kĩ năng dựa vào cấu tạo phân tử để suy ra tính chất của chất. - Kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng.

Về giáo dục tình cảm, thái độ

Cấu tạo nguyên tử

Vị trí,

cấu hình Cphân tấu tạo ử Tính chhóa học ất

Phản ứng hóa học Liên kết hóa học Định luật tuần hoàn Tính PK Mức oxh Tính oxh Tính kh

- Say mê học tập, yêu thích môn hóa học.

- Phòng bệnh do thiếu iot: vận động gia đình và cộng đồng dùng muối iot. - Chống ô nhiễm môi trường.

2.1.1.3. Mục tiêu chương “Oxi – Lưu huỳnh”

Về kiến thức

- HS biết:

+ Những tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản và một số ứng dụng, cách điều chế của các đơn chất oxi, ozon, lưu huỳnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Những tính chất hóa học của các hợp chất quan trọng của lưu huỳnh, một số ứng dụng và cách điều chế.

- HS hiểu, giải thích được các tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của oxi, lưu huỳnh trên cơ sở cấu tạo ng.tử, liên kết hóa học, độ âm điện và số oxh.

- HS vận dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập ở cuối mỗi bài học và các bài tập ôn tập chương.

Về kĩ năng

- Quan sát, giải thích hiện tượng ở một số thí nghiệm hóa học về oxi và lưu huỳnh.

- Xác định chất khử, chất oxh và cân bằng PTHH của phản ứng oxh – khử. - Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức trong chương.

Về giáo dục tình cảm, thái độ

- Say mê học tập, yêu thích môn hóa học. - Chống ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39 - 41)